Làm sao để đánh giá và cân đối giữa chi phí với lợi ích của các biện pháp phong tỏa?

18/07/2021 11:04
Cùng với vắc xin, đóng cửa vẫn là một biện pháp quan trọng để đối phó với các biến thể mới và các đợt bùng phát cục bộ.

"Đối với tôi, mạng người là vô giá", đó là phát biểu của Andrew Cuomo, thống đốc bang New York. Vào mùa xuân năm 2020, các chính trị gia đã có những hành động chưa từng có trong lúc cố gắng làm chậm sự lây lan của Covid-19. Những cảnh báo thảm khốc rằng cái chết sẽ đến nếu không có bất cứ một động thái nào được đưa ra trong khi cảnh tượng tràn ngập bệnh nhân tại các bệnh viện ở Ý thật xa lạ và đáng sợ.

Trước cuộc khủng hoảng, khái niệm về việc ngừng các hoạt động thường nhật của người dân dường như rất tốn kém về mặt kinh tế lẫn chính trị và là một điều không thể tưởng tượng được. Nhưng một khi các quốc gia như Trung Quốc và Ý đã áp đặt các biện pháp đóng cửa, điều này trở nên khó tránh khỏi ở các nơi khác.

Và cuộc tranh luận gay gắt về việc đóng cửa đã nổ ra. Để đơn giản hóa một chút, hai phe của cuộc tranh luận đều giữ các lập trường hoàn toàn phản đối. Cả hai đều bác bỏ ý tưởng về việc đánh đổi giữa mạng sống và sinh kế. Những người ủng hộ việc đóng cửa nói rằng chúng có ít ảnh hưởng xấu đến kinh tế, bởi vì mọi người đã sợ hãi đến mức họ sẽ tránh các không gian công cộng. Do đó, họ đánh giá cao chính sách đóng cửa vì nó cứu nhiều mạng người nhưng đồng thời họ cũng không đổ lỗi do chính sách này mà nền kinh tế bị phá hủy. Những người ghét chính sách đóng cửa lại nói ngược lại: rằng đóng cửa phá hủy sinh kế nhưng cũng ít có tác dụng trong việc ngăn chặn virus lây lan.

Tuy nhiên, thực tiễn thì nằm giữa hai thái cực này. Việc đóng cửa vừa gây thiệt hại cho nền kinh tế vừa cứu được nhiều mạng người, và các chính phủ đã phải cân bằng giữa hai yếu tố này. Hàng nghìn tỷ đô la sản lượng kinh tế bị mất có phải là một mức giá chấp nhận được để trả cho việc giảm thiểu tốc độ lây lan của dịch bệnh không? Hoặc, với khoảng 10 triệu người chết, nhà chức trách nên đưa ra chính sách chặt chẽ hơn nữa?

Với việc các chính trị gia đang cân nhắc xem nên dỡ bỏ các hạn chế hiện tại hay áp đặt những hạn chế mới, câu trả lời cho những câu hỏi này vẫn rất quan trọng đối với các chính sách hiện nay. Cùng với vắc xin, đóng cửa vẫn là một biện pháp quan trọng để đối phó với các biến thể mới và các đợt bùng phát cục bộ. Vào cuối tháng 6, Sydney đã phải đóng cửa trong hai tuần. Tại Indonesia, Nam Phi và một số vùng thuộc nước Nga cũng có biện pháp tương tự.

Làm sao để đánh giá và cân đối giữa chi phí với lợi ích của các biện pháp phong tỏa? - Ảnh 1.

Các quốc gia đã áp dụng một số biện pháp để hạn chế tình trạng tập trung đông người trong năm qua, từ việc ngăn người dân ghé thăm các quán bar và nhà hàng cho tới yêu cầu đeo khẩu trang. Biểu đồ trên thể hiện mức độ nghiêm ngặt của các biện pháp hạn chế và phong tỏa (100 là nghiêm ngặt nhất) và thực tế tăng trưởng GDP của các quốc gia.

Các nhà kinh tế đang cố gắng so sánh chi phí của việc đóng cửa với những ước tính về lợi ích của nó. Những người theo quan điểm không có một cuộc đánh đổi nào có thể bắt đầu bằng cách đưa ra dẫn chứng từ một nghiên cứu về đợt bùng phát dịch cúm Tây Ban Nha ở Mỹ vào năm 1918-20 của Sergio Correia, Stephan Luck và Emil Verner. Họ cho rằng những thành phố trên nếu ban hành biện pháp cách ly xã hội sớm hơn thì dịch bệnh có thể đã kết thúc với một kết quả kinh tế tốt hơn, có lẽ bởi vì hoạt động kinh doanh có thể tiếp tục khi đại dịch nằm trong tầm kiểm soát.

Một lập luận khác cho quan điểm không có sự đánh đổi là kinh nghiệm hiện nay tại một số ít quốc gia. Các quốc gia như Australia và New Zealand đã tuân theo chiến lược loại bỏ vi rút, bằng cách đóng cửa khi các ca nhiễm bệnh ghi nhận tăng lên kể cả ở mức thấp, và áp đặt các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt ở biên giới.

"Mức tử vong do đại dịch trên 1 triệu dân ở các nước OECD chọn biện pháp đóng cửa ... thấp hơn khoảng 25 lần so với các nước OECD khác ủng hộ sống chung với đại dịch", trong khi "tăng trưởng GDP đã trở lại mức trước đại dịch vào đầu năm 2021 tại năm quốc gia theo đuổi biện pháp đóng cửa ". Bài học ở đây dường như là biện pháp đóng cửa cho phép nền kinh tế khởi động lại và người dân có thể di chuyển mà không sợ hãi.

Những tranh cãi chưa có tiền lệ

Nhưng các mối tương quan không cho ta biết nhiều điều. Thành công của những quốc gia như vậy cho đến nay có thể nói lên nhiều điều về vận may hơn là về các chính sách hợp lý. Những gì đã có sẵn đối với các đảo quốc như Úc, Iceland và New Zealand là không thể xảy ra với hầu hết các quốc gia có biên giới đất liền (và một khi virus đã lây lan rộng rãi, việc loại bỏ chúng gần như là không thể).

Nhật Bản và Hàn Quốc có tỷ lệ tử vong do Covid-19 rất thấp và cũng là các quốc gia được cho là đã theo đuổi biện pháp đóng cửa. Nhưng liệu họ có thực sự làm như vậy hay không vẫn là một dấu hỏi: cả hai đều không áp đặt các lệnh cấm vận khắc nghiệt. Có lẽ thay vào đó, kinh nghiệm của họ với đại dịch SARS vào đầu những năm 2000 đã giúp họ thoát khỏi đại dịch một cách tương đối bình yên.

Khi xem xét các trường hợp cụ thể có thể so sánh — chẳng hạn như giữa các quốc gia nằm gần nhau hoặc giữa các khu vực khác nhau của cùng một quốc gia — thì quan điểm cho rằng không có sự đánh đổi giữa mạng sống và sinh kế trở nên ít đáng tin cậy hơn. Một nghiên cứu của ngân hàng Goldman Sachs cho thấy mối quan hệ nhất quán đáng kể giữa mức độ nghiêm trọng của vấn đề đóng cửa và ảnh hưởng của nó tới tổng sản lượng: từ việc đóng cửa tại thời điểm cao điểm (nghiêm ngặt) ở Pháp cho tới tại Ý (cực kỳ nghiêm ngặt) đều có liên quan đến việc sụt giảm GDP tại các nước này vào khoảng 3% .

Theo The Economist, các quốc gia trong khu vực đồng euro có nhiều ca tử vong vượt mức so với mức được dự đoán đang chứng kiến ​​tác động nhỏ hơn của đại dịch đến sản lượng kinh tế: ở Phần Lan, quốc gia có tỷ lệ tử vong vượt mức dự đoán ở mức thấp nhất trong các quốc gia này, có mức GDP theo đầu người sẽ giảm 1% vào trong giai đoạn 2019 -21 theo tính toán của IMF; nhưng ở Lithuania, quốc gia có số lượng người tử vong lớn nhất, sẽ có mức GDP bình quân đầu người tăng hơn 2%.

Kinh nghiệm thực tế tại các bang của Hoa Kỳ cũng cho thấy rằng sự đánh đổi này là một vấn đề hiện hữu. Bang South Dakota, nơi không áp dụng biện pháp đóng cửa hay bắt buộc đeo khẩu trang, đã có số lượng người tử vong cao nhưng nền kinh tế của bang này hiện lại đang tốt hơn so với mức trước đại dịch.

Các xu hướng di cư cũng cho biết một điều gì đó. Có rất nhiều câu chuyện trong những tháng gần đây về những người chuyển đến bang Florida (một bang áp dụng các biện pháp hạn chế ở mức thấp) và có rất ít người chuyển đến Vermont (bang có ít ca tử vong nhất do covid-19, chỉ đứng sau Hawaii). Người Mỹ, ít nhất, không phải lúc nào cũng tin rằng những nỗ lực kiểm soát covid-19 sẽ làm cho cuộc sống của họ dễ chịu hơn.

Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả những phí tổn kinh tế này không phải là kết quả của các hạn chế của chính phủ, mà là do sự lựa chọn cá nhân? Điều này cũng được tranh luận bởi những người bác bỏ quan điểm đánh đổi. Nếu quan điểm này đúng, thì viễn cảnh chỉ cần dỡ bỏ các hạn chế là có thể thúc đẩy nền kinh tế trở thành một điều viển vông. Mọi người sẽ chỉ ra ngoài khi số ca bệnh thấp; nếu con số này tăng lên, thì mọi người sẽ lại tự đóng cửa.

Một số bài nghiên cứu đã củng cố lập luận này. Hai nhà kinh tế học có ảnh hưởng là Austan Goolsbee và Chad Syverson, phân tích sự di chuyển dọc theo ranh giới hành chính ở Mỹ vào thời điểm trong khi một tiểu bang áp đặt các hạn chế nhưng bang còn lại thì không. Họ phát hiện ra rằng mọi người ở hai bên biên giới hành xử là tương tự nhau. Điều này cho thấy rằng đó gần như hoàn toàn là lựa chọn cá nhân, thay vì là mệnh lệnh của chính phủ. Điều này cũng giúp lý giải cho quyết định hạn chế tiếp xúc xã hội của người dân: mọi người có thể đã hoảng sợ khi nghe tin người dân địa phương tử vong do vi rút. Một nghiên cứu của IMF cũng đưa ra kết luận tương tự.

Tuy nhiên, có những lý do để cho rằng những phát hiện này đã phóng đại vai trò của hành vi tự nguyện. Đất nước Thụy Điển, vốn từ lâu chống lại việc áp đặt biện pháp đóng cửa, cuối cùng đã làm như vậy khi các ca bệnh gia tăng – đây là một sự thừa nhận rằng các biện pháp này đã tạo ra sự khác biệt. Nghiên cứu gần đây hơn từ Laurence Boone của OECD và Colombe Ladreit của Đại học Bocconi sử dụng phương pháp đo lường khác so với IMF đã phát hiện ra rằng các mệnh lệnh của chính phủ có tác dụng giải thích sự thay đổi hành vi của người dân.

Hơn nữa, ranh giới giữa hành động bị ép buộc và hành động tự nguyện dường như bị lu mờ trong hầu hết các phân tích giả định. Lựa chọn của mọi người bị ảnh hưởng bởi cả áp lực xã hội và kinh tế. Trong các cuộc họp báo, những lời cảnh báo của các quan chức y tế hoặc thủ tướng về sự nguy hiểm của vi rút không được coi là các biện pháp hạn chế "bắt buộc" đối với việc di chuyển của người dân; nhưng chúng lại có tác động lớn đến hành vi con người. Và trong đại dịch, một số chính sách tự nguyện nhất định phải được chính phủ cho phép. Ví dụ, trợ cấp thất nghiệp tăng cao và các chương trình ưu đãi khiến mọi người dễ dàng lựa chọn việc không đi làm.

Đặt tất cả những điều này lại với nhau và có vẻ như rõ ràng rằng các hành động của các chính phủ đã thực sự khiến người dân phải ở nhà, gây ra những hậu quả tốn kém cho nền kinh tế. Nhưng những lợi ích thu được có xứng đáng với chi phí bỏ ra không? Nghiên cứu kinh tế về vấn đề này cố gắng giải quyết ba điều còn không chắc chắn: tính toán quá mức phí tổn kinh tế do các biện pháp đóng cửa; hay quá mức lợi ích của các biện pháp này; và, khi cân nhắc giữa hai lựa chọn này trong vấn đề định giá mạng sống của con người— đây cũng là làm những việc mà ông Cuomo đã từ chối làm.

Tham khảo The Economist

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
4 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
57 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
40 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
17 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.