Làm sao để doanh nghiệp Việt “đứng vững” trên chính thị trường thời trang Việt?

26/11/2019 15:24
Mặc dù có lợi thế "sân nhà" nhưng dường như doanh nghiệp thời trang Việt đang gặp khó trên chính thị trường nội địa, trước sự đổ bộ của nhiều thương hiệu thời trang nước ngoài như H&M, Zara hay sắp tới là Uniqlo.

Các "ông lớn" thời trang ngoại lần lượt đổ bộ vào Việt Nam thu hút được sự quan tâm của nhiều người tiêu dùng. Trong khi đó, một số thương hiệu thời trang Việt lại đang dính nghi án cắt mác hàng Trung Quốc gắn mác hàng made in Vietnam.

Ngày 6/12 tới đây, cửa hàng đầu tiên của hãng thời trang bình dân Nhật Bản - Uniqlo sẽ chính thức khai trương tại thị trường Việt Nam, nối gót các thương hiệu ngoại như: H&M, Zara, hiện đang "làm mưa, làm gió" tại các trung tâm thương mại lớn tại TP.HCM, Hà Nội.

Dù có lợi thế về "sân nhà" song dường như doanh nghiệp thời trang Việt đang chịu sự cạnh tranh gay gắt và gặp khó trên chính thị trường nội địa do áp lực từ các thương hiệu ngoại hay ảnh hưởng từ các vụ việc cắt mác, đội lốt hàng made in Vietnam.

Vậy phải làm sao để doanh nghiệp Việt "đứng vững" trên thị trường thời trang Việt đang là câu hỏi được nhiều người đặt ra.

Làm sao để doanh nghiệp Việt “đứng vững” trên chính thị trường thời trang Việt? - Ảnh 1.

Các mặt hàng thời trang Việt ngày càng cải tiến về mẫu mã và chất lượng song giá bán vẫn ở mức cao (Ảnh: H.A)

Trao đổi với BizLIVE, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, để không bị lấn át so với hàng thời trang ngoại, các doanh nghiệp Việt Nam phải tự vươn lên để làm chủ thị trường.

Đầu tiên là tự chủ từ nguyên vật liệu như: Vải vóc, xơ sợi... Hiện tại, doanh nghiệp dệt may và da giày Việt Nam đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp nguyên liệu từ Trung Quốc. Nếu có những chính sách phát triển được ngành nguyên liệu và phụ liệu may mặc, da giày, Việt Nam sẽ giải quyết được một lượng lớn công ăn việc làm và cũng giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp may mặc.

Đặc biệt là khâu sản xuất, ông Phú cho rằng, để có "chỗ đứng" trên chính thị trường nội địa thì thời trang Việt phải chinh phục được người Việt Nam. Mẫu mã thời trang Việt Nam phải đa dạng và phù hợp với nhu cầu của người dùng hơn nữa thì mới có thể cạnh tranh được với hàng nhập khẩu.

"Ngoài ra, chính việc khó tiếp cận vốn và đất đai khiến doanh nghiệp không mở rộng được quy mô gây tốn kém chi phí cho khâu sản xuất. Chỉ khi mở rộng quy mô và cắt giảm được chi phí, hàng thời trang Việt mới có lợi thế về giá để cạnh tranh với hàng nhập khẩu", ông Phú nói.

Đây cũng là lý do khiến hiện nay, các mặt hàng thời trang Việt có giá bán ngang bằng hoặc cao hơn cả hàng may mặc nước ngoài trong khi mẫu mã chưa được phong phú và đa dạng hơn.

Trong khâu phân phối, hiện nay hàng may mặc Việt ra thị trường nội địa bằng hai kênh phân phối chính, thông qua hệ thống siêu thị hoặc qua hệ thống cửa hàng phân phối trực tiếp. Đối với kênh siêu thị, ông Phú cho rằng, chúng ta đang quá phụ thuộc vào hệ thống phân phối nước ngoài.

Với mức chiết khấu cao và thường xuyên thay đổi chính sách, các doanh nghiệp may mặc vừa và nhỏ Việt Nam chính là đối tượng chịu ảnh hưởng đầu tiên trước những tác động của hệ thống phân phối nước ngoài, ông Phú cho hay.

Bên cạnh đó, niềm tin của người tiêu dùng cũng ảnh hưởng ít nhiều khi một số vụ việc mới xảy ra thời gian qua liên quan đến nghi vấn cắt mác hàng Trung Quốc, gán mác hàng Việt.

Tin mới

Lần đầu tiên Việt Nam có "Nhà máy Livestream" hoạt động 24/7
3 giờ trước
Nhà máy Livestream này được trang bị công nghệ và khả năng phát sóng hiện đại nhất, sẽ nâng cao trải nghiệm mua sắm sản phẩm ngành làm đẹp
Loạt iPhone cũ liên tục 'cháy hàng', giá giảm sâu chưa từng có
4 giờ trước
Nhu cầu mua sắm iPhone cũ ngày càng tăng, cộng thêm các ưu đãi độc quyền từ các nhà bán lẻ giúp người dùng sở hữu máy với giá tiết kiệm hàng triệu đồng.
Xuất khẩu nông sản tăng ngay đầu năm, vững tiến tới 65 tỷ USD
4 giờ trước
“Dù còn nhiều thách thức nhưng nhờ kim ngạch xuất khẩu quý I tăng trưởng khá tốt, chúng ta có thể yên tâm về việc quý sau sẽ tăng trưởng hơn quý trước. Hoàn toàn có thể vững tiến đến mục tiêu xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt 64-65 tỷ USD trong năm nay” - ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) - chia sẻ với PV Tiền Phong chiều 1/4.
Giá vàng lập đỉnh rồi quay đầu, nhà đầu tư nên mua hay bán?
4 giờ trước
Trong phiên giao dịch chiều nay (1/4), giá vàng quay đầu giảm sau phiên sáng tăng mạnh lên gần mốc 103 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, giá vàng vẫn neo quanh mốc 102 triệu đồng/lượng. Nhiều dự báo cho thấy, sau nhịp tăng mạnh, giá vàng trong nước sẽ quay đầu giảm trong tháng 4 và tháng 5, có khả năng về quanh mốc 90 triệu đồng/lượng.
Xe Nhật ngược dòng tăng giá tại Việt Nam: Gần 10 mẫu, có mẫu tăng 600 triệu dù không bán nhiều
5 giờ trước
Tất cả những mẫu xe tăng giá bán trong quý I/2025 đều đến từ các thương hiệu Nhật Bản và đều là xe phổ thông.

Tin cùng chuyên mục

Là người từng thử đến 40 điện thoại/năm, đây là mẫu máy tôi muốn gắn bó nhất thay vì iPhone hay Samsung
6 giờ trước
Đây là lựa chọn hoàn hảo đến từ sự hoài niệm về thương hiệu, cùng những tính năng đáng khen trên một mẫu điện thoại màn hình gập.
Chiến lược giá cao thất bại, các hãng xe điện Trung Quốc ào ạt giảm giá
6 giờ trước
Từ tháng 3-2025, hàng loạt mẫu xe Trung Quốc được mở bán với mức giá thực hơn, không còn niêm yết giá "trên trời" như trước
Honda Việt Nam lần đầu tiên có 'nữ tướng' sau gần 30 năm hoạt động
9 giờ trước
Sau gần 3 thập niên có mặt tại Việt Nam, lần đầu tiên Honda Việt Nam có nữ tổng giám đốc.
Thuế quan thổi bùng 'cơn sốt' mua ô tô tại Mỹ: Người dân đổ xô đi xem xe vì không muốn mất thêm vài nghìn USD, đại lý bán hàng hết công suất
12 giờ trước
Thuế quan — 25% đối với xe cộ và phụ tùng sản xuất bên ngoài nước Mỹ — được cho là có hiệu lực vào ngày 3/4 và chắc chắn sẽ làm tăng giá xe hơi.