Làm thế nào để phòng hộ lạm phát?

14/06/2021 08:02
Nghiên cứu của Man Group cho thấy nhà đầu tư sẽ chọn dầu mỏ, vàng và rượu, rất có khả năng là Bitcoin, để phòng hộ trong trường hợp lạm phát tăng. Nếu là một nhà đầu tư theo chiến lược 60-40 và không có biện pháp phòng hộ lạm phát, bạn có thể sẽ sai lầm nếu như không thay đổi kịp thời.

Ben Funnell, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Man Group, và Campbell R. Harvey, giáo sư Đại học Duke kiêm cố vấn chiến lược đầu tư cho Man Group, đưa ra dự báo về xu hướng phòng hộ nguy cơ lạm phát sắp tới. Dưới đây là nhận định của họ trong nghiên cứu “The Best Strategies for Inflationary Times” (Chiến lược tốt nhất thời lạm phát) công bố trên SSRM mới đây.

Bạn có nhớ lần gần nhất tỷ lệ lạm phát ở Mỹ vượt 5%? Câu trả lời chính là năm 1990, thời điểm phần lớn nhà đầu tư hiện tại chưa gia nhập thị trường. Với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 là 4,2%, và nhiều đơn vị quản lý tài sản lớn đang dồn toàn lực vào cổ phiếu và trái phiếu - những loại hình tài sản thường chịu ảnh hưởng mạnh khi lạm phát tăng, đây chính là thời điểm không thể thích hợp hơn để cân chiến lược phòng hộ lạm phát.

Nghiên cứu của chúng tôi, tôi phải nhấn mạnh rằng, không được thiết kế nhằm mục tiêu dự báo mức độ lạm phát. Nó chỉ được dựa trên 34 giai đoạn lạm phát tại các nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ, Anh và Nhật Bản (sử dụng dữ liệu thu thập trong vòng một thập kỷ) nhằm đưa ra cái nhìn rõ ràng hơn về mức độ ảnh hưởng của lạm phát lên giá tài sản.

Để có thể hiểu được những rủi ro tiềm tàng, nghiên cứu cũng phân tích 8 đợt tăng giá tại Mỹ trong vòng 95 năm qua, khi lạm phát tăng vọt từ mức trung bình lên trên 5% - viễn cảnh các tác giả cho rằng hoàn toàn có thể xảy ra trong vòng vài quý tới. Chúng tôi sau đó tập trung vào tác động của lạm phát lên loạt các chiến lược bị động và chủ động, qua đó làm giảm nhẹ các rủi ro có thể gây ra ảnh hưởng lớn.

Một kết quả quan trọng đó là chúng ta buộc phải hành động sớm. Danh mục đầu tư 60 - 40 truyền thống (60% cổ phiếu và 40% trái phiếu) với không một biện pháp phòng hộ lạm phát chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu như lịch sử lặp lại một lần nữa. Những kinh nghiệm trong quá khứ chỉ ra rằng chỉ số S&P 500 sẽ giảm điểm trong giai đoạn lạm phát, với mức giảm bình quân 7% (sau khi khấu trừ lạm phát). Những khoản đầu tư thu nhập cố định cũng sẽ bị ảnh hưởng, vì lạm phát trong quá khứ đã khiến cho giá trái phiếu giảm xuống. Một chiến lược đầu tư 60 - 40 không có biện pháp phòng hộ rất nhạy cảm đối với các rủi ro.

Làm thế nào để phòng hộ lạm phát? - Ảnh 1.

Vàng thường được coi là tài sản phòng hộ lạm phát. Ảnh: Reuters.


Vậy những bài học trong quá khứ dạy chúng ta nên đầu tư vào đâu trong giai đoạn lạm phát tăng cao? Chúng ta có thể liên tưởng đến những lá thư tỷ phú Warren Buffet gửi tới các cổ đông từ những năm cuối thập niên 1970 tới những năm đầu của thập niên 1980, giai đoạn lạm phát tại Mỹ chạm kỷ lục gần 15%, và lãi suất thế chấp có thời điểm lên tới hơn 20%. Buffet đã chia sẻ rất thẳng thắn, điều có thể thấy rõ trong lá thư được gửi đi vào năm 1980.

"Lạm phát có thể biến lợi nhuận dương của phần lớn các doanh nghiệp thành lợi nhuận âm của tất cả chủ sở hữu. Với tỷ lệ lạm phát hiện tại, chúng tôi tin rằng bất cứ nhà đầu tư cánhân nào cũng nên chuẩn bị tâm lý không thể nhận về lợi nhuận dài hạn thực từ giới doanh nghiệp Mỹ nói chung".

Trong một bài báo đăng trên Fortune Magazine vào năm 1977, Buffet chia sẻ những cảm nghĩ của ông thậm chí theo một cách thẳng thắn hơn.

"Thuế lạm phát có thể làm hao mòn thị trường vốn. Nếu như bạn có thể đầu tư vào thị trường chứng khoán theo cách mà bạn có thể 'đánh bại' được thuế lạm phát, tôi sẵn sàng trở thành đơn vị môi giới cho bạn, chứ không đơn thuần là đối tác của bạn nữa".

Hãy thử áp dụng quan điểm đó vào hiện tại. Thâm hụt của Mỹ đã chạm ngưỡng 15% GDP trong năm 2020. Ủy ban Ngân sách Quốc hội (CBO) thậm chí còn dự báo mức thâm hụt có thể lên tới hàng nghìn tỷ USD trong năm 2021. Đây sẽ là lần đầu tiên mức thậm hụt ở mốc 2 con số trong 2 năm liên tiếp, kể từ Thế Chiến II. Các biện pháp hỗ trợ thị trường và người dân trong suốt đại dịch Covid-19 khiến cho mức thâm hụt gần như tăng lên gấp đôi. Và tại tời điểm này, lượng tiền dự trữ cũng tăng mạnh. Lượng cung tiền M2 tại Mỹ tăng 26% kể từ tháng 2/2020, khi các chính sách hỗ trợ được tung ra. Ngay cả đối với những người điềm tĩnh nhất, họ cũng có phần e ngại về những rủi ro có thể xảy ra.

Vậy nếu như thị trường cổ phiếu và trái phiếu không thể vượt qua được thử thách lạm phát lần này, các nhà đầu tư nên “chạy trốn” về đâu? Thoạt nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh hàng hóa là một phương pháp phòng hộ hữu hiệu. Trong suốt những giai đoạn lạm phát, các khoản đầu tư vào thị trường năng lượng vẫn cho tỷ suất lợi nhuận tới 41%, trong khi các hàng hóa công nghiệp cho tỷ suất lợi nhuận 19%, cả hai đều là tỷ suất thực tế. Vàng và bạc cũng mang lại tỷ suất lợi nhuận ở mức 2 con số.

Trái phiếu chính phủ bảo vệ nhà đầu tư khỏi lạm phát (TIPS) cũng được phát hành nhằm mục đích cung cấp thêm một phương pháp bảo vệ trước các rủi ro từ lạm phát. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được phương pháp bảo vệ này, nhà đầu tư cũng cần phải bỏ ra chi phí. Các nhà đầu tư sẽ không thu được lợi nhuận từ khoản đầu tư phòng hộ này trong giai đoạn lạm phát ổn định, không giống như một vài loại hình tài sản khác.

Các chiến lược chủ động cũng nên được cân nhắc. Ví dụ, xung lượng chuỗi thời gian, một chiến lược được xây dựng nhằm tạo ra lợi nhuận trong bối cảnh thị trường giá lên và xuống liên tục. Chiến lược này mang lại tỷ suất lợi nhuận lên tới 25% trong suốt 8 giai đoạn lạm phát.

Nhưng vẫn tồn tại một vấn đề. Trong khi hàng hóa, các chiến lược theo xu hướng, và TIPS mang lại những kết quả khá ấn tượng trong quá khứ, chúng có dung lượng tham gia tương đối hạn chế. Do đó, các chiến lược đầu tư chứng khoán chủ động dung lượng lớn có thể sẽ được cân nhắc tới.

Khi đó, hai lĩnh vực cổ phiếu tốt nhất đó là năng lượng và y tế, với tỷ suất lợi nhuận thực tế lần lượt là 1% và -1%. Lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng lâu bền lại chỉ mang lại mức tỷ suất lợi nhuận thực tế thấp -15%.

Các chiến lược chủ động tập trung vào “chất lượng” mang lại tỷ suất lợi nhuận 3%, trong khi chiến lược chủ động tập trung vào “giá trị” chỉ mang lại -1% (sau khi trừ đi chi phí giao dịch). Những con số trên có vẻ không quá ấn tượng nhưng như vậy vẫn tốt hơn mức tỷ suất -7% của thị trường chứng khoán nói chung. Hơn nữa, những chiến lược trên hoàn toàn có thể gia tăng quy mô, một yếu tố cân nhắc quan trọng mà các nhà đầu tư lớn thường tính đến.

Nghiên cứu của chúng tôi không chỉ tính đến các loại hình tài sản tài chính truyền thống. Nó cũng nêu ra những biện pháp thay thế như bất động sản và các tài sản sưu tầm (đặc biệt là các tác phẩm nghệ thuật, tem và rượu) trong bối cảnh lạm phát kéo dài. Các tài sản sưu tầm, có khả năng tiếp cận tương đối khó đối với các nhà đầu tư, có thể mang lại mức tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn khi lạm phát đổ bộ. Rượu có thể tăng tới 7% trong các giai đoạn lạm phát.

Nhưng các loại hình tài sản mới như tiền điện tử thì sao? Theo lý thuyết, các loại tiền điện tử không có mối liên hệ nào đối với các chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Ví dụ, nguồn cung Bitcoin dựa trên các thuật toán, và đồng Bitcoin cuối cùng sẽ được sản xuất ra vào năm 2140.

Vậy tiền điện tử có là biện pháp bảo vệ hữu hiệu? Chúng tôi không hề có dữ liệu để chứng minh điều đó. Tiền điện tử chưa từng xuất hiện trong những giai đoạn lạm phát trước đây. Hơn thế nữa, nhiều đồng tiền điện tử hoạt động như tài sản rủi ro. Ví dụ, vào quý I/2020, thị trường chứng khoán giảm 34%, và tiền điện tử đã sụt giá 51%. Khi các nhà đầu tư bắt đầu quay trở lại với các tài sản rủi ro, thị trường cổ phiếu tăng trưởng mạnh mẽ, và Bitcoin cũng vậy.

Nghiên cứu đưa ra gợi ý rằng các đồng tiền điện tử như Bitcoin không hề hoạt động độc lập với thị trường chứng khoán. Vì như thế, cùng với khả năng biến động mạnh của tiền điện tử, đây là một biện pháp bảo vệ không có độ tin cậy cao.

Tuy nhiên, nhìn chung, nghiên cứu này đang cố trấn an các nhà đầu tư. Chúng tôi nhận thấy rằng lạm phát không phải là điều gì đó quá “thảm họa” với một danh mục đầu tư được điều chỉnh hợp lý. Tất nhiên, việc chuyển sang các chiến lược đầu tư phòng hộ cũng có những hệ quả của riêng nó. Hiện tại, đối với 20 quỹ quản lý tài sản lớn nhất thế giới, với giá trị tài sản lên tới 11.000 tỷ USD, họ đang sở hữu tỷ lệ đầu tư 49% đối với cổ phiếu, 34% đối với trái phiếu. Các khoản đầu tư vào thị trường hàng hóa chỉ chiếm chưa tới 1%.

Điều đó có nghĩa nếu như bạn là một nhà đầu tư theo chiến lược 60-40 với không một biện pháp phòng hộ lạm phát nào, bạn có thể sẽ sai lầm nếu như không thay đổi kịp thời.

Tin mới

Khởi tố 2 công ty sữa giả: Lộ diện nhãn sữa phổ biến thị trường
9 giờ trước
Các công ty kinh doanh sữa giả này đã đưa ra thị trường hàng chục triệu sản phẩm sữa bột cho người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ có thai
Fujifilm tăng giá loạt máy ảnh và ống kính tại Việt Nam, người dùng "kêu trời" vì giá cao nhưng cũng chẳng có hàng mà mua
9 giờ trước
Trước đó, Fujifilm đã đưa ra khuyến cáo về tình trạng đầu cơ X100VI trên thị trường chợ đen.
Xe Honda dáng đẹp vừa về nước đã hạ giá: Ăn xăng 1,9L/100km, trang bị xịn hơn hẳn xe đối thủ
9 giờ trước
Mẫu xe Honda này vừa chính thức được bán ra một thời gian ngắn.
Hoãn áp thuế đối ứng, Tây Ban Nha lập tức đẩy mạnh xuất khẩu một mặt hàng sang Mỹ: Sản lượng chiếm 40% của thế giới, Mỹ chốt đơn đều đặn 180.000 tấn mỗi năm
6 giờ trước
Các nhà sản xuất tại Tây Ban Nha đang đẩy nhanh xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ để tránh thuế quan.
Giăng lưới săn loài 'lộc trời' sống chỉ vài giờ, giá đắt đỏ ở Hà Nội
5 giờ trước
"‘Vờ’ là đặc sản hiếm có của sông Hồng, xuất hiện từ tháng 2 đến 4 âm lịch hằng năm, có giá đắt đỏ nhưng vẫn rất hút khách.

Tin cùng chuyên mục

Mang iPhone về Mỹ sản xuất, "nhiệm vụ bất khả thi"
4 giờ trước
Liệu Apple có thể đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ như mong muốn của một số chính trị gia? Một phân tích mới từ ngân hàng đầu tư Bank of America (BofA) vừa đưa ra con số đáng báo động.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
15 giờ trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
18 giờ trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?
Tiến thần tốc vào quốc gia 119 triệu dân, đây là những gì hãng xe tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang "phủ sóng"
20 giờ trước
Philippines hiện là thị trường quốc tế sở hữu gần như hoàn chỉnh dải sản phẩm của VinFast.