Lấn sân nông nghiệp, vì sao bầu Hiển không nuôi trồng như các đại gia khác?

19/03/2018 14:45
Những thương vụ lấn sân nông nghiệp cho thấy có vẻ như bầu Hiển muốn tập trung vào lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp, hoặc các giá trị khác chứ không theo đuổi đầu tư nông nghiệp theo hướng nuôi trồng, phát triển nông nghiệp sạch như một số đại gia khác.

Cách đây ít hôm Công ty mẹ - Tổng công ty Lương thực Miền Nam - Công ty TNHH MTV (Vinafood II) đã thực hiện thành công phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) với số lượng gần 115 triệu cổ phần Vinafood II, tương đương 22,97% vốn điều lệ.

Với giá đấu khởi điểm là 10.100 đồng/cổ phần, toàn bộ số cổ phần được đem ra đấu giá đã được 40 nhà đầu tư mua lại với mức giá bình quân 10.101 đồng/cổ phần. Tổng giá trị thu về cho nhà nước tại phiên đấu giá này đạt gần 1.160 tỷ đồng.

Vinafood II sẽ có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng, sau khi đấu giá công khai 22,97% vốn, cổ đông Nhà nước vẫn nắm tỷ lệ chi phối 51% vốn điều lệ. Tổng công ty dự định bán 25% vốn cho nhà đầu tư chiến lược, số còn lại sẽ bán cho người lao động và công đoàn.

Được biết, Tập đoàn T&T của doanh nhân Đỗ Quang Hiển là doanh nghiệp duy nhất quan tâm đến việc trở thành cổ đông chiến lược của Vinafood II. Hiện T&T đã nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược.

Theo quy định, mức giá bán cho nhà đầu tư chiến lược không thấp hơn giá chào bán công khai. Như vậy, ước tính T&T phải chi hơn 1.260 tỷ đồng để trở thành cổ đông chiến lược của Vinafood II.

Lấn sân nông nghiệp, vì sao bầu Hiển không nuôi trồng như các đại gia khác? - 1

Ông Đỗ Quang Hiển ("bầu" Hiển), Chủ tịch Tập đoàn T&T và Ngân hàng SHB.

Vinafood II được biết đến là doanh nghiệp có vị thế lớn trong lĩnh vực kinh doanh, xuất nhập khẩu lương thực, thực phẩm chế biến, nông sản với hệ thống phân phối bao phủ khắp các tỉnh khu vực phía Nam.

Thành công trong lĩnh vực ngân hàng (SHB), chứng khoán (SHS), và bất động sản (T&T), một loạt động thái trong thời gian gần đây cho thấy vị doanh nhân này đang có chiến lược lấn sân sang lĩnh vực nông nghiệp. Điển hình như việc T&T trở thành cổ đông chiến lược của một số doanh nghiệp lớn như: Tổng công ty Vật tư nông nghiệp (Vigecam), Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor), Tổng công ty Rau quả nông sản (Vegetexco), Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội (Unimex Hà Nội)… 

Tuy nhiên, những thương vụ trên cho thấy có vẻ như “bầu” Hiển muốn tập trung vào lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp, chứ không đầu tư vào theo hướng nuôi trồng như một số đại gia đã "lấn sân" nông nghiệp.

Cụ thể, Vigecam là doanh nghiệp cung cấp sản phẩm phân nén với thương hiệu Con Lười và xuất khẩu chè. Vegetexco có trụ sở tại khu đất  164 Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, hiện chịu sự chi phối lớn từ các cổ đông là thành viên trong “hệ sinh thái” của “bầu” Hiển bao gồm: CTCP Tập đoàn T&T (chiếm 35% cổ phần Vegetexco); Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội (15%); CTCP Xuất Nhập Khẩu Thủ công Mỹ Nghệ (10%).

Trong khi đó, tại Tổng công ty Rau quả nông sản (Vegetexco), lĩnh vực kinh doanh chính là xuất khẩu nông sản như hạt điều, rau quả các loại và cung cấp hạt giống rau quả cho thị trường trong nước. Để thâu tóm Vegetexco, 2 công ty do bầu Hiển làm chủ tịch là T&T Group và Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) đã trở thành cổ đông chiến lược nắm giữ 50%. Một công ty ít nhiều liên quan đến BSH là Art Export cũng mua 10% cổ phần. Để mua được số cổ phần nói trên, 3 công ty của ông Đỗ Quang Hiển đã bỏ ra khoảng 430 tỷ đồng.

Nhiều người tin rằng bầu Hiển thâu tóm Vegetexco không hẳn vì muốn kinh doanh sản phẩm nông sản. Trước thời điểm đó, khoản tiền thuê đất của  Vegetexco tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Phường Bình Hưng Hòa B, Quận Tân Bình, Tp.HCM có diện tích 11 nghìn m2, thời hạn thuê đến năm 2053 đã trả tiền thuê 1 lần.

Theo phương án sử dụng đất, Vegetexco tiếp tục quản lý và sử dụng các địa điểm đất theo hình thức thuê đất, trả tiền hàng năm đối với 9 mảnh đất thuộc 4 tỉnh thành trên cả nước. Ngoài mảnh đất 11.000 m2 tại Tp.HCM vẫn được tính thuộc sở hữu Nhà nước, còn lại tổng diện tích 9 mảnh đất lên tới 160.000 m2.

Còn tại Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội (Unimex Hà Nội), một doanh nghiệp gốc nhà nước và từng được xem là đơn vị hàng đầu của ngành ngoại thương. Công ty có trụ sở tại 41 Ngô Quyền (Hà Nội) và hiện hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản, đầu tư bất động sản. Được biết, Unimex Hà Nội quản lý và sử dụng 15 khu đất tại các tỉnh thành lớn trên cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM và An Giang với tổng diện tích lên tới 63.472 m2 dùng làm văn phòng và cho thuê văn phòng, xưởng sản xuất và chế biến, kho bãi, cửa hàng giới thiệu sản phẩm và kinh doanh đầu tư bất động sản.    

Theo thông tin công bố khi cổ phần hóa, Unimex có vốn điều lệ công ty 200 tỷ đồng, T&T Group của bầu Hiển là cổ đông chiến lược với tỷ lệ sở hữu lên đến 50%. Nhà nước giữ lại 20% vốn, bán ưu đãi cho cán bộ nhân viên 2%, còn lại gần 28% vốn - tương ứng 5,59 triệu cổ phiếu được bán đấu giá.

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
8 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
7 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
7 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
6 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
5 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.769.892 VNĐ / tấn

186.30 JPY / kg

0.48 %

+ 0.90

Đường

SUGAR

12.128.193 VNĐ / tấn

21.64 UScents / lb

2.32 %

+ 0.49

Cacao

COCOA

228.935.119 VNĐ / tấn

9,005.50 USD / mt

0.37 %

+ 33.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

173.628.200 VNĐ / tấn

309.80 UScents / lb

1.09 %

+ 3.33

Gạo

RICE

17.282 VNĐ / tấn

14.94 USD / CWT

0.04 %

+ 0.01

Đậu nành

SOYBEANS

9.205.991 VNĐ / tấn

985.56 UScents / bu

0.02 %

- 0.19

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.231.647 VNĐ / tấn

293.75 USD / ust

0.73 %

- 2.15

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
3 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Quốc hội chính thức áp thuế giá trị gia tăng 5% đối với phân bón
3 giờ trước
Chiều 26/11, với 84,97% đại biểu tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), trong đó có điểm mới là đánh thuế giá trị gia tăng VAT 5% đối với mặt hàng phân bón.
Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
13 giờ trước
Theo Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, với đà tăng mạnh từ hai mặt hàng cà phê.
Ukraine mang đến Việt Nam hơn 1 triệu tấn hàng mà thế giới đang khan hiếm: Nhập khẩu tăng mạnh hơn 800%, trở thành nhà cung cấp lớn nhất cho nước ta
15 giờ trước
Báu vật quý này từ Ukraine đang đổ bộ Việt Nam với mức giá cực kỳ hấp dẫn.