Làn sóng dịch chuyển FDI về Việt Nam, cơ hội mở ra với Nam Tân Uyên (NTC)?

13/05/2019 08:38
Hiệp định CPTPP được ký kết, cũng như câu chuyện chiến tranh thương mại leo thang đang khiến dòng vốn FDI từ nhiều quốc gia, đặc biệt Trung Quốc có xu hướng đổ mạnh vào Việt Nam.

Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, trong 4 tháng đầu năm, tổng số vốn FDI đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trên cả nước đạt hơn 7,4 tỷ USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn FDI thực hiện ước đạt 5,7 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 4 tháng qua, Trung Quốc đã vươn lên trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với hơn 1,3 tỷ USD, chiếm 24,6% tổng vốn đăng ký cấp mới. Hiệp định CPTPP được ký kết, cũng như câu chuyện chiến tranh thương mại leo thang đang khiến dòng vốn FDI từ nhiều quốc gia, đặc biệt Trung Quốc có xu hướng đổ mạnh vào Việt Nam.

Dòng vốn FDI gia tăng mạnh mẽ mang đến cơ hội cơ hội tăng trưởng cho các doanh nghiệp bất động sản hạ tầng, khu công nghiệp và CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC) là ví dụ điển hình với lợi nhuận bứt phá mạnh trong nhiều năm qua. Kết thúc năm 2018, NTC ghi nhận 470 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp 3,3 lần so với năm trước đó.

Trên sàn chứng khoán, NTC là một trong những cổ phiếu tăng trưởng ổn định nhất trong nhiều năm qua. Sự tăng trưởng của NTC bên cạnh yếu tố chính là hưởng lợi từ làn sóng FDI, còn đến từ tình hình tài chính lành mạnh và khả năng mở rộng quỹ đất từ tập đoàn cao su.

Làn sóng dịch chuyển FDI về Việt Nam, cơ hội mở ra với Nam Tân Uyên (NTC)? - Ảnh 1.

Diễn biến cổ phiếu NTC từ khi lên sàn tới nay

Nắm giữ hơn 1.300 tỷ tiền mặt, chi trả cổ tức tiền mặt cao hàng đầu thị trường

Tính đến cuối quý 1/2018, NTC có lượng tiền mặt hơn 1.300 tỷ đồng, trong khi nợ vay chỉ hơn 11 tỷ đồng. Lượng tiền mặt lớn như vậy giúp NTC mỗi năm có thêm khoản tiền không nhỏ từ lãi suất ngân hàng. Việc sở hữu số dư tiền lớn còn giúp công ty không cần huy động thêm vốn để triển khai các dự án mới.

Những năm qua, NTC cũng là doanh nghiệp chi trả cổ tức tiền mặt hàng đầu trên sàn chứng khoán. Tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2017 của NTC lên tới 60% và đến năm 2018, con số còn lên tới 100% bằng tiền mặt. Trong năm 2019 NTC tiếp tục lên kế hoạch chia cổ tức 200%, tương ứng số tiền chi ra là 320 tỷ đồng. Điều này thể hiện dòng tiền của NTC là rất tốt, sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận cho cổ đông.

NTC hiện đang đầu tư vào 10 công ty liên doanh liên kết cũng làm Bất động sản khu công nghiệp. Khoản đầu tư này của NTC mang lại cổ tức rất lớn và tăng dần theo từng năm do các công ty liên doanh liên kết làm ăn thuận lợi, mở rộng liên tục quỹ đất cho thuê. Trong năm 2018 khoản đầu tư này mang lại 67,08 tỷ cổ tức và tiếp tục tăng mạnh trong năm 2019. Riêng trong quý 1/2019 tiền cổ tức từ các công ty này đã lên đến 36,5 tỷ đồng.

Làn sóng dịch chuyển FDI về Việt Nam, cơ hội mở ra với Nam Tân Uyên (NTC)? - Ảnh 2.

NTC nhận cổ tức lớn từ các công ty liên kết trong năm 2018

Tiềm năng dài hạn với quỹ đất từ tập đoàn cao su

Dự án KCN Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 2 sẽ bắt đầu đưa vào hoạt động vào năm 2019 với diện tích cho thuê là 255 ha. Dự án được kì vọng sẽ mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn trong vòng 4-5 năm tới với ước tính tổng doanh thu lên đến 5.100 tỷ đồng và tổng lợi nhuận 4.200 tỷ đồng trong vòng 50 năm.

Một lợi thế của NTC là có khả năng mở rộng quỹ đất trong dài hạn. Với sự hỗ trợ từ tập đoàn cao su Việt Nam (VRG) và Phước Hòa (PHR) nên trong những năm qua NTC đã có được quỹ đất rộng với chi phí thấp và thời gian triển khai rất nhanh nhờ vào việc mua lại đất trồng cây cao su từ PHR và chuyển đổi thành Khu công nghiệp.

Do vậy, NTC không cần tốn nhiều chi phí và thời gian trong việc giải tỏa, san lấp mặt bằng. Đây là một lợi thế vô cùng lớn giúp biên lợi nhuận gộp của NTC luôn ở mức cao, do chi phí san lấp, giải tỏa mặt bằng chỉ bằng khoảng 1/5 so với các doanh nghiệp khác. Hiện nay PHR vẫn đang tiếp tục có kế hoạch chuyển đổi thêm 1.500 ha/năm đất trồng cây cao su làm đất khu công nghiệp. NTC và những công ty trong Tập đoàn cao su Việt Nam sẽ được ưu tiên nhận quỹ đất nếu có nhu cầu mở rộng.

Với các tiềm năng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận bền vững, hưởng lợi lớn từ làn sóng dịch chuyển khu công nghiệp, NTC đã nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Theo thống kê từ đầu năm 2019 đến nay, NTC đã được các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 300.000 cổ phiếu, tương ứng gần 2% vốn điều lệ công ty.

Thời gian gần đây, TTCK toàn cầu chịu ảnh hưởng bởi diễn biến đàm phán thương mại Mỹ - Trung. Giới phân tích cho rằng đàm phán thương mại sẽ không kết thúc một sớm một chiều. Do đó, dòng tiền đầu tư có xu hướng tìm kiếm những cổ phiếu "tránh bão" và nhóm bất động sản, hạ tầng khu công nghiệp là một trong những lựa chọn được chú ý.

Tin mới

Phát hiện sà lan chở khoảng 570 tấn hàng giống phân bón không rõ nguồn gốc
4 giờ trước
Cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang đang tiến hành xác minh, xử lý một phương tiện chở hàng trăm tấn hóa chất giống phân bón mang nhãn hiệu nước ngoài, không có hóa đơn, nguồn gốc, xuất xứ.
Giá xe máy bất ngờ thủng đáy: Honda Vision thấp nhất 29 triệu đồng, Honda SH, Lead, Yamaha Janus… giảm tối đa 25 triệu
4 giờ trước
Hàng loạt các mẫu xe máy hot đến từ Yamaha và Honda ghi nhận mức giảm giá kịch sàn nhằm thu hút người mua.
PewPew xin khách hàng cho quán bánh mì thêm 1 cơ hội, ai cũng khen ông chủ quá khéo léo
4 giờ trước
Sau khi khai trương cơ sở bánh mì ở Hà Nội, PewPew đã bất ngờ đăng tải video gửi lời cảm ơn và xin lỗi tới mọi người.
"Khách sộp" ở Hà Nội vừa mua và thuê hơn 3.000 xe điện VinFast, trong đó có nhiều xe VF3, là ai?
5 giờ trước
Công ty này vừa cho ra mắt một hãng taxi điện mới tại Hà Nội.
Mẫu điện thoại Trung Quốc lọt "top 10 bán chạy nhất thế giới": Giá dưới 3 triệu đồng
5 giờ trước
Mẫu điện thoại giá rẻ này đã xuất sắc lọt top 10 smartphone bán chạy liên tiếp trong quý 2 và quý 3 năm 2024 nhờ giá phải chăng và thông số kỹ thuật ấn tượng.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.