Lần theo hành tung bí ẩn của loài "chuột quý tộc" ở núi sâm

24/02/2020 15:41
“Chuột quý tộc” là tên gọi của người dân trồng sâm Ngọc Linh ở vùng Tu Mơ Rông (Kon Tum) gán cho những “chú tý” sống ở vùng sâm và chuyên “trộm” sâm Ngọc Linh làm thức ăn. “Chuột quý tộc” là mối lo của người trồng sâm, nhưng khi được chế biến thành món đặc sản thì ai đã một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi không quên…

Đã lên chốt sâm Ngọc Linh nhiều lần, cũng nghe nhiều người kể về việc người dân bắt những “chuột quý tộc” chế biến thành món đặc sản ngon, bổ dưỡng thật là thú vị, nhưng chưa có cơ may được trải nghiệm, thưởng thức, điều đó tạo nên những háo hức, tò mò trong tôi.

Sau bao nhiêu lần lỗi hẹn, chúng tôi có chuyến hành trình về vùng trồng sâm Ngọc Linh ở huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) để trải nghiệm bẫy những chú “chuột quý tộc”, rồi cùng nâng ly, nhấm nháp “món ăn vua” giữa núi rừng bao la đầy thi vị - như lời giới thiệu của một anh bạn thân.

lan theo hanh tung bi an cua loai "chuot quy toc" o nui sam hinh anh 1

Đồng bào Xơ Đăng đặt bẫy chuột để bảo vệ sâm. Ảnh: VP

Xuất phát từ thành phố Kon Tum từ sáng, đến gần trưa chúng tôi mới đến được xã Măng Ri. Đã gần trưa nhưng ở địa phương vùng cao này sương mù vẫn bao phủ, mưa lất phất và cái lạnh vẫn còn tê tái.

Thấy chúng tôi mặc áo ấm dày, ba lô chất đầy các vật dụng lỉnh kỉnh, anh A Chim - một thanh niên trong nhóm dẫn đường nói: Các anh đừng mang nhiều thứ quá, quãng đường phải leo núi dài, chỉ một lúc nữa là chúng ta ấm lên thôi, hơn nữa mang nặng khó theo được hết chuyến hành trình.

Chúng tôi theo chân các thanh niên thôn Đăk Zơn leo giữa chênh vênh sườn núi, luồn qua những cánh rừng già trong cơn mưa rừng rả rích để vào vùng trồng sâm. Đúng như A Chim nói, mặc cho trời mù, lạnh, chỉ một lúc sau, chúng tôi ai nấy đều lấm tấm mồ hôi.

Vừa dẫn đường cho chúng tôi, anh A Chim vừa giải thích, sở dĩ bà con nơi đây gọi là “chuột quý tộc” vì loại chuột này chỉ thích ăn sâm Ngọc Linh. Các anh biết đấy, sâm Ngọc Linh chỉ sống được dưới tán rừng sâu của núi Ngọc Linh, sâm tự nhiên dần cạn kiệt, phải trồng, chăm sóc tốn rất nhiều công sức, giá bán từ lá, hạt cho đến củ rất cao…

Theo A Chim, khoảng từ  tháng 7 đến tháng 9 hàng năm, như hấp thụ được tinh khí của đất trời, cây sâm Ngọc Linh bắt đầu trổ hoa, đậu quả dưới tán rừng già. Đây cũng là thời điểm những chú chuột tinh khôn kéo nhau đến cắn phá loài cây quý hiếm này.

Dân làng tìm cách bẫy bắt chuột, vừa bảo vệ được sâm Ngọc Linh, vừa có món đặc sản dành cho các dịp lễ, tết hay đãi khách quý.

Những câu chuyện kể lan man của A Chim và những thanh niên thôn Đăk Zơn về vùng núi rừng Ngọc Linh, về cây sâm Ngọc Linh, về loại “chuột quý tộc”… suốt dọc đường đi đã cuốn hút chúng tôi, khiến mệt mỏi tiêu tan, quãng đường như ngắn lại.

Sau hơn 2 tiếng đồng hồ băng rừng, vượt qua nhiều lớp hàng rào bằng tre, lưới và những hố chông tua tủa, vườn sâm cũng dần hiện ra. 

Anh A Ngôm - Thôn trưởng thôn Đăk Zơn (xã Măng Ri) vừa đặt những chiếc bẫy trên đường đi vừa giới thiệu, từ xa xưa, người Xơ Đăng đã biết đến công dụng của sâm Ngọc Linh.

Bà con gọi nó với cái tên mộc mạc là “thuốc giấu”, bởi nếu mệt mỏi người dân chỉ cần dùng một ít sâm là thấy trong người khỏe ngay. Ngày nay với sự khai thác của con người, nguồn sâm tự nhiên ngày càng ít đi. Để bảo tồn nguồn giống quý hiếm và có cơ hội làm giàu, những năm gần đây, bà con nơi đây đã biết cách trồng sâm.

Theo anh A Ngôm, từ năm 2014, hàng chục hộ dân tại thôn Đăk Zơn xin vào làm công nhân tại Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum trên địa bàn. Công việc chủ yếu là chăm sóc, bảo vệ nguồn giống sâm. Ngoài được trả lương, bà con được công ty cấp cho mỗi người 100 gốc sâm/năm. Số sâm này bà con trồng chung trong một khu vườn bí mật và luân phiên cắt cử người trông coi.

lan theo hanh tung bi an cua loai "chuot quy toc" o nui sam hinh anh 2

Vườn sâm Ngọc Linh ở Tu Mơ Rông. Ảnh: VP

Không phụ công sức chăm bón, dưới tán rừng nguyên sinh, qua từng năm, vườn sâm được mở rộng, cây sâm Ngọc Linh các năm cũng lớn dần.  Nhưng, đến một ngày, bà con  phát hiện những gốc sâm cứ thế héo dần rồi chết khô. Khi kiểm tra lại thì củ sâm đã bị “đánh cắp”. Đối với những cây già hơn, trái sâm chín mọng trên cành cũng bị cuỗm sạch.

“Lúc đầu, chúng tôi buồn lắm, công sức bao năm bỏ ra gần như mất trắng. Tôi cứ nghĩ không biết có bị sâu bệnh hay sai sót ở khâu chăm sóc nào không. Sau nhiều lần tìm hiểu, chúng tôi mới vỡ lẽ thủ phạm phá hoại vườn sâm quý giá chính là lũ chuột rừng. Vì chuyên ăn sâm quý nên bà con đặt tên cho chúng là “chuột quý tộc” - Thôn trưởng A Ngôm kể.

Vì muốn trồng sâm Ngọc Linh chỉ có cách ươm từ hạt. Cây sâm trồng từ năm thứ ba trở đi sẽ cho hạt có thể gieo nhân giống được, tuy nhiên tốt nhất là nên lấy từ những cây sâm từ 4-9 năm tuổi. Cả vườn sâm rộng hàng trăm hécta, mỗi năm cũng chỉ cho thu hoạch vài chục kilôgam hạt.

Nhưng đến mùa trổ hạt, lũ chuột cứ đu lên cây sâm rồi gặm nhấm hết hạt sâm. Đó là chưa kể đến những củ sâm lớn có giá trị hàng chục triệu đồng nhưng chỉ sau một đêm đã bị lũ chuột ăn sạch. Theo tính toán của bà con, mỗi ngày, vườn sâm thiệt hại trên 5 triệu đồng vì bị chuột phá hoại.

Không để “chuột quý tộc” ăn trọn thành quả một nắng hai sương, bà con phải canh sâm, tìm cách bẫy chuột.

Anh A Chung - làng Đăk Zơn, xã Măng Ri, Tổ trưởng tổ bảo vệ vườn sâm cho biết, ngoài cách dùng gậy đánh, bắn nỏ, người dân nơi đây còn đặt nhiều loại bẫy khác nhau để hạn chế chuột phá vườn sâm. Phổ biến nhất là cách người dân dùng bẫy kẹp bằng tre tự chế, bẫy kẹp bằng sắt, bẫy thòng lọng, bẫy đá để bắt chuột.

Chỉ cần đặt những loại bẫy trên vào lối mòn chuột hay đi, khi lũ chuột đi qua, bẫy sập xuống kẹp lại. Tuy nhiên, loài chuột cũng rất tinh khôn, khi những con đi trước bị mắc bẫy, những con đi sau sẽ né tránh và không dám bén mảng đến nữa.

Vừa chuyện trò, nhóm thanh niên làng Đăk Zơn vừa đặt hàng trăm chiếc bẫy quanh vườn sâm và lần lượt kiểm tra những chiếc bẫy đã được đặt trước đó. Do đêm trước trong rừng có mưa lớn nên không chiếc bẫy nào có chuột bị bẫy. Chúng tôi đành phải cùng nhau về chòi canh được dựng cách vườn sâm không xa.

Bên bếp lửa trong chòi canh, hàng chục con “chuột quý tộc” bắt từ những hôm trước đã được làm thịt và xâu thành từng xâu vàng ươm. Thịt loài “chuột quý tộc” được xem là đặc sản của người Xơ Đăng ở Măng Ri, bởi chúng đã ăn sâm Ngọc Linh - loài dược liệu quý hiếm của vùng đất Tu Mơ Rông. Chỉ khi có các dịp lễ lớn hoặc khách nào quý lắm, thịt “chuột quý tộc” mới được người dân đem ra đãi.

“Sau khi bẫy được chuột, chúng tôi mang về mổ, thui vàng rồi treo lên gác bếp. Vì chuyên ăn sâm nên thịt chúng rất bổ dưỡng. Mỗi mùa như thế chúng tôi bắt được khoảng 300-400 con chuột rồi chia đều cho mỗi người đem về nhà để dành. Số chuột này sẽ dùng làm món ăn trong các dịp lễ lớn như Tết Nguyên đán, Lễ mừng lúa mới và đặc biệt là để đãi những vị khách quý đến thăm nhà” - A Ngôm kể.

Cách chế biến thịt chuột quý tộc cũng khá đơn giản. Khi đưa ra khỏi gác bếp, thịt chuột được luộc sơ qua. Sau đó nếu muốn làm món canh thì nấu với măng rừng muối chua. Làm đồ nhắm rượu thì nướng trên bếp lửa. Hay ăn chung với cơm thì xào cùng ruột cây chuối rừng. Cũng có lúc thịt chuột được chặt nhỏ rồi xào sả ớt. 

Vừa giới thiệu, anh A Ngôm vừa trở tay nhanh con “chuột quý tộc” nướng trên bếp than hồng. Một mùi thơm tỏa nhẹ quanh chòi canh. Mệt vì leo dốc núi, vì lạnh và cả vì đói, mọi người đều hít hà.

Ông Nguyễn Bá Thành - Chủ tịch UBND xã Măng Ri cho biết: Với sự nỗ lực của bà con trong việc bảo tồn giống sâm Ngọc Linh, đến nay, ngoài hàng trăm ha sâm Ngọc Linh của các doanh nghiệp, đồng bào Xơ Đăng trên địa bàn xã phát triển được hơn 4ha sâm Ngọc Linh.

Chúng tôi, những vị khách xa đến được anh A Ngôm mời thưởng thức trước món đặc sản. Đưa vào miệng, chầm chậm nhai, tôi cảm nhận được đủ cả hương lẫn vị của món ăn, đó là: thơm của thịt, giòn của da và xương, xen lẫn vị đăng đắng, ngòn ngọt đặc trưng  của sâm... Ăn một miếng rồi chỉ muốn ăn thêm miếng nữa. Đặc sản “chuột quý tộc” hay là “món ăn vua” như mọi người thường ví von quả không sai!

Tin mới

Yamaha Fazzio Blue Core Hybrid ra mắt: 'Cứu tinh' cho dân văn phòng mùa xăng tăng giá!
4 giờ trước
Mẫu xe tay ga cỡ nhỏ, vốn đã quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á này nay đã được trang bị công nghệ hybrid tiên tiến, hứa hẹn mang đến hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn, đáp ứng xu hướng ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường.
Mẫu di động gập 'tốt nhất thị trường' đang cho đặt trước, nhận quà đặc quyền trị giá 15 triệu tại TGDĐ
3 giờ trước
Đến 11/4, khách hàng đặt trước OPPO Find N5 tại Thế Giới Di Động vừa có cơ hội sở hữu sớm siêu phẩm này, vừa được tặng thêm bảo hành mở rộng, bảo hiểm rơi vỡ màn hình, hỗ trợ lên đời và loạt dịch vụ riêng biệt, tổng trị giá 15 triệu đồng.
G7 hợp tác công ty của ông Phạm Nhật Vượng mua 899 xe điện VinFast, dự kiến 'xanh hóa' toàn bộ đội xe 4.000 chiếc
3 giờ trước
G7 ký kết hợp tác với Xanh SM để chuyển đổi gần 4.000 xe sang xe điện với lô xe đầu tiên là 899 xe điện VinFast.
Vingroup muốn làm dự án điện gió 4,5 tỷ USD ở Trà Vinh
2 giờ trước
Sau khi hoàn thành, dự án mang lại nguồn thu khoảng 700 – 800 triệu USD/năm.
Giá xăng giảm mạnh gần 2.000 đồng/lít, xuống mức thấp nhất gần 4 năm
2 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (10/4), giá xăng giảm mạnh 1.490 - 1.710 đồng/lít.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.239.904 VNĐ / tấn

165.60 JPY / kg

4.88 %

+ 7.70

Đường

SUGAR

10.380.407 VNĐ / tấn

18.11 UScents / lb

1.12 %

+ 0.20

Cacao

COCOA

211.725.300 VNĐ / tấn

8,143.50 USD / mt

3.59 %

- 303.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

198.110.432 VNĐ / tấn

345.63 UScents / lb

2.10 %

- 7.41

Gạo

RICE

15.738 VNĐ / tấn

13.30 USD / CWT

1.81 %

- 0.25

Đậu nành

SOYBEANS

9.812.949 VNĐ / tấn

1,027.20 UScents / bu

1.43 %

+ 14.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.478.861 VNĐ / tấn

295.85 USD / ust

0.46 %

+ 1.35

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam sở hữu loại "kim cương đen" cực kỳ cao cấp: Cả thế giới chỉ 20 nước được công nhận!
16 giờ trước
Dù chỉ chiếm 0,1% sản lượng toàn cầu nhưng "kim cương đen" của Việt Nam thuộc nhóm hàng cao cấp hàng đầu thế giới.
Thực hư vùng nguyên liệu kẹo Kera của Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục ở Đắk Lắk
16 giờ trước
Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và cả hoa hậu Thuỳ Tiên đã từng “nổ tung trời” về nguồn nguyên liệu sản xuất ra kẹo Kera. Một trong những vùng trồng được nhắc đến là Đắk Lắk.
Sau gạo và sầu riêng, thêm một mặt hàng của Việt Nam trở thành đối thủ lớn của Thái Lan: Nước ta thu hơn 372 triệu USD từ đầu năm
18 giờ trước
Thái Lan và Việt Nam hiện là 2 quốc gia xuất khẩu lớn nhất mặt hàng này.
Giá ớt Việt Nam tăng gấp 10 lần vì Trung Quốc bất ngờ tiêu thụ mạnh
20 giờ trước
Trung Quốc hiện là một trong những khách hàng lớn của Việt Nam ở mặt hàng này.