Làng cá bè tiền tỷ ở Đà Nẵng trước thời điểm di dờiicon

Thức ăn đắt đỏ, đầu ra không có, lồng bè sắp đến hạn phá dỡ, người dân tại vịnh Mân Quang (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) đang “đứng ngồi không yên” do khu nuôi sắp bị xóa sổ.

Thức ăn đắt đỏ, đầu ra không có, lồng bè sắp đến hạn phá dỡ, người dân tại vịnh Mân Quang (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) đang “đứng ngồi không yên” do khu nuôi sắp bị xóa sổ.

 

Đầu tư tiền tỷ, đến hạn vẫn phải tháo dỡ

Trước năm 1996, vịnh Mân Quang bắt đầu nổi tiếng với việc nuôi nghêu lồng bè. Sau đó, người dân nuôi thêm các loại thủy sản khác như cá sủ, cá dìa, cá mú,...

Đến năm 2010, việc nuôi cá lồng bè được chú trọng, người dân đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất cũng như con giống.

Theo thống kê của Sở NN-PTNT TP. Đà Nẵng cho hay, tại vịnh Mân Quang hiện có 484 lồng bè, 106 chòi canh, nhà tạm của 234 hộ, nuôi trồng thủy sản các loại, chủ yếu là cá, hàu, vẹm, nghêu, bợp bợp,...

Mới đây, UBND phường Nại Hiên Đông thông báo về việc tháo dỡ lồng bè nuôi thủy sản trái phép tại vịnh Mân Quang. Thật không may, khi thời gian giải tỏa khu nuôi đang cận kề thì giá hải sản giảm manh, đầu ra khó khăn do tiêu thụ thấp.

Làng cá bè tiền tỷ ở Đà Nẵng trước thời điểm di dời
Người dân đang khó khăn về đầu ra lẫn việc nuôi trồng
Làng cá bè tiền tỷ ở Đà Nẵng trước thời điểm di dời
Thông báo của UBND phường về việc tháo dỡ lồng bè nuôi thủy sản trái
phép tại vịnh Mân Quang

Ông Cao Đình Hải, Chủ tịch UBND phường, cho biết, từ năm 2020 phường đã nhắc nhở người dân không thả con giống để tháo dỡ lồng bè. “Dự định dịch bệnh bớt căng thẳng, chính quyền sẽ xuống kiểm tra. Nếu vẫn còn bè thì buộc phải cưỡng chế”, ông Hải thông tin.

Bỏ ra 1,3 tỷ tiền vốn trong năm qua, anh Nguyễn Hoàng (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà) lo lắng vì hơn 7 tấn cá của mình chưa biết phải xuất đi như thế nào. Anh Hoàng cho biết, trước đây thủy sản được các lái buôn đến tận bờ thu mua và bán lại cho nhà hàng, quán nhậu nên không lo đầu ra. Nay quán xá không mở, cảng cá Thọ Quang đóng cửa nên chúng tôi không còn biết xuất bán thủy sản đi đâu.

Anh Long cho biết, nhiều hộ dân có số lượng lồng bè lớn bắt đầu kéo bè đến những nơi khác, như làng Cùi, để tránh việc phá dỡ. Đây là điều dễ hiểu khi các chủ bè đã đổ hàng tỷ đồng vào đó nên giờ tạm thời kéo sang địa điểm khác và chờ đợi chính quyền có phương án hỗ trợ nào khác.

“Mong muốn lớn nhất của người dân tại vịnh này là chính quyền sắp xếp một vùng nào đó được cấp phép để chúng tôi tiếp tục bám trụ với nghề”, anh Hoàng mong mỏi. Anh cho hay, giờ lên đất liền họ cũng không biết làm gì để sinh sống. "Cả đời bám mặt nước để chăm lo cho gia đình, thật sự chúng tôi đang không có định hướng", anh nói.

Theo ông Cao Đình Hải, những lồng bè tại vịnh Mân Quang người dân đều nuôi trồng tự phát nên không có cơ chế hỗ trợ. UBND phường đã kết nối với một số doanh nghiệp, siêu thị trên địa bàn để cùng người dân xử lý hết nguồn cá còn tồn đọng.

Ông Hải cho biết thêm, UBND phường đã kiến nghị lên quận và TP hỗ trợ người dân vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để chuyển đổi nghề nghiệp; tìm một địa điểm khác để người dân nuôi trồng tiếp; hỗ trợ khó khăn khi các hộ dân này lên làm việc trên đất liền.

Làng cá bè tiền tỷ ở Đà Nẵng trước thời điểm di dời
Số cá tại vịnh Mân Quang đang không có đầu ra
Làng cá bè tiền tỷ ở Đà Nẵng trước thời điểm di dời
Anh Hoàng đang lo lắng vì số cá chưa có đầu ra
Làng cá bè tiền tỷ ở Đà Nẵng trước thời điểm di dời
Anh Long đang chuẩn bị số thức ăn ít ỏi cho gần 5 tấn cá

Bị ép giá

Theo anh Hoàng, một số người đã liên hệ với anh để thu mua nhưng ép giá, đến lỗ vốn. Cá sủ giá bán trước dịch 110.000 đồng/kg, người dân thu hồi lại vốn là 80.000 đồng/kg nhưng thương lái bây giờ trả thấp hơn 75.000 đồng/kg. Hay cá dìa giá 150.000 đồng/kg lấy lại vốn thì bây giờ người dân bị ép xuống còn 140.000 đồng/kg.

Bè cá của anh Đặng Thành Long (phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà) cũng vào tình trạng tương tự. “2 tấn cá sủ, 2 tấn cá vẩu, 7 tạ cá dìa đang không biết đi đâu về đâu”, anh Long buồn bã.

Thức ăn cho cá anh tại cảng Thọ Quang, chủ yếu là cá thu. Bây giờ cảng đóng cửa, anh Long đành mua cá cấp đông cầm cự cho gần 5 tấn cá của mình.

“Trước đây, cảng còn hoạt động cá thu chỉ 12.000 đồng/kg, đợt này cảng đóng phải mua cá cấp đông giá lên đến 15.000 đồng/kg. Thời kỳ không dịch bệnh, bè cá của tôi một ngày hết hơn 2 triệu tiền thức ăn, giờ bớt đi một nửa để cầm chừng vì dịch bệnh”, anh Long chia sẻ.

Mới đây, có người muốn mua cá mú. Ra giá 250.000 đồng/kg, khách hàng trả xuống 190.000 đồng/kg, anh Long từ chối. “Giá 210.000 đồng/kg cho cá mú đã bắt đầu lỗ, đằng này người ta còn giảm xuống 190.000 đồng/kg”, anh Long thở dài.

Thức ăn đắt đỏ, đầu ra bị ép giá, con giống ngày lại càng tăng. Chẳng hạn, cá mú trước đây 10.000-12.000 đồng/con giờ lên 35.000-37.000 đồng/con. Cá sủ 3.000- 3.500 đồng/con giờ 6.000-7.000 đồng/con.

Anh Long nói: “Cá còn nhiều, thời hạn tháo dỡ thì đến gần, chúng tôi hiện tại không biết phải làm gì tiếp theo. Số nợ tôi vay để nuôi cá đã lên đến hơn 500 triệu”.

Công Sáng

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
2 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
49 phút trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Giá vàng 'bốc hơi' đột ngột, điều cần làm ngay lúc này
36 phút trước
Giá vàng hôm nay (19/4) “bốc hơi” 6 triệu đồng/lượng, nhiều nhà đầu tư lỗ “kép” 8 triệu đồng/lượng sau 1 ngày. Chuyên gia khuyên nhà đầu tư không nên bán tháo, mua vàng tích luỹ chứ không chạy theo “lướt sóng”.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
7 phút trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?
Robot hút bụi Ecovacs Deebot T80 Omni ra mắt tại Việt Nam, giá bán gây bất ngờ
2 phút trước
Giá bán của Deebot T80 Omni cho thấy thương hiệu muốn đẩy mạnh cạnh về giá so với các đối thủ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.633.816 VNĐ / tấn

167.40 JPY / kg

1.46 %

+ 2.40

Đường

SUGAR

10.248.061 VNĐ / tấn

17.93 UScents / lb

0.39 %

+ 0.07

Cacao

COCOA

216.866.808 VNĐ / tấn

8,365.00 USD / mt

3.32 %

+ 269.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

215.357.880 VNĐ / tấn

376.79 UScents / lb

0.14 %

+ 0.51

Gạo

RICE

15.908 VNĐ / tấn

13.49 USD / CWT

0.12 %

+ 0.02

Đậu nành

SOYBEANS

9.867.018 VNĐ / tấn

1,035.80 UScents / bu

0.06 %

- 0.60

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.453.364 VNĐ / tấn

295.80 USD / ust

0.30 %

- 0.90

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
4 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
CEO Việt kiều livestream bán gạo tại nhà máy
21 giờ trước
Không xuất hiện như đại diện nhãn hàng, đích thân chủ doanh nghiệp dẫn dắt phiên livestream diễn ra ngay tại nhà máy gạo
Tin vui cho trứng, thịt xuất ngoại
23 giờ trước
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết trong quý I/2025, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 131,3 triệu USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái
Gạo Việt xuất khẩu lấy lại vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’
2 ngày trước
Sau quãng thời gian giá gạo xuất khẩu lao dốc, chạm đáy, gạo Việt Nam đã lấy lại được vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’.