Làng nghề Cao khô xứ Lạng chờ trời nắng, làm xuyên đêm phục vụ Tết

07/12/2017 09:19
Đến xã Yên Phúc, huyện Văn Quan, Lạng Sơn hay còn gọi là Chợ Bãi những ngày cuối năm này không khó để bắt gặp hình ảnh hàng dài dãy những mành cao khô mì khô trắng tăm tắp phơi trong sân. Người dân tại đây đang tranh thủ trời nắng khẩn trương làm những mẻ cao khô phục vụ cho nhu cầu dịp giáp tết. Mì khô Hùng Lô (Phú Thọ): Sợi nhỏ, trắng, sạch, nấu không bị nátNgười làm mì khô ở Hùng Lô thêm nhàn, thêm lãiĐến Lạng Sơn, đừng bỏ lỡ 10 loại rau quả đặc sản này

Mì khô (dân địa phương thường gọi cao khô) là đặc sản của Lạng Sơn với hương thơm của gạo, vị dai, dễ ăn, dễ chế biến thành nhiều món. Nghề làm cao khô (mì khô) đã xuất hiện ở đây từ lâu đời. Nhiều gia đình tại đây hiện nay vẫn duy trì và phát triển nghề cha ông để lại này.

lang nghe cao kho xu lang cho troi nang, lam xuyen dem phuc vu tet hinh anh 1

Tại đây hiện còn khoảng 10 hộ gia đình làm nghề cao khô.

Cao khô tại Yên Phúc – Văn Quan được làm bằng gạo bao thai hoặc gạo đoàn kết. Gạo sau khi được vo và rửa sạch, sẽ được xát thành bột mịn. Hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều máy móc tiên tiến ra đời phục vụ nhu cầu của con người nên nhiều công đoạn làm mì đã được hỗ trợ cải tiến rất nhiều. Để làm ra mớ cao phải mất 3 ngày kỳ công trong việc chọn lựa kỹ càng, từ loại gạo bao thai hạt nhỏ trắng, đều, tròn cho đến các công đoạn xát bột, pha nước theo tỷ lệ, tráng bánh, phơi nắng cho khô rồi ngâm ủ nước sạch nửa ngày sau đó mới thái mỏng ra từng sợi nhỏ, dài, hóng gió để khô và bó lại thành từng mớ, đóng gói.

Bà Hoàng Thị Đươi (75 tuổi) cho biết đây là nghề truyền thống của gia đình. “Từ lúc bà làm dâu vào đây là bắt đầu theo mẹ chồng học  rồi lâu dần thành thuần thục như bây giờ”.

lang nghe cao kho xu lang cho troi nang, lam xuyen dem phuc vu tet hinh anh 2

Bà Hoàng Thị Đươi nhanh tay mang những mành cao khô ra đón ánh nắng buổi sớm.

Quá trình làm cũng đòi hỏi những người khéo léo và cẩn thận. Từ lựa chọn gạo đã phải rất kỹ lưỡng vì cao giòn quá hoặc dẻo quá đều không ngon, bánh tráng ra bóng mượt phụ thuộc vào công đoạn xay mịn bột. “Nghề này cũng rất vất vả, 3 - 4h sáng bà đã phải dậy thái mì khô (bánh phở khô). Đây là công đoạn đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận, vì khi xếp các miếng mì khô phải đúng chiều và cuốn lại cho đều, khi cắt ra sẽ đều và đẹp, dễ dàng dùng lạt buộc lại thành từng mớ”. Theo kinh nghiệm của bà Đươi, công đoạn pha bột là vô cùng quan trọng. “Phải pha nước vào bột theo tỷ lệ phù hợp, nếu đặc quá bánh phở sẽ bị cứng nhưng nếu loãng quá, bánh phở rất dễ bị nát và không dẻo. Vì vậy công đoạn này đòi hỏi người có kinh nghiệm làm lâu năm”.

lang nghe cao kho xu lang cho troi nang, lam xuyen dem phuc vu tet hinh anh 3

Bà Đươi đã gắn bó với nghề này hơn 50 năm.

Bánh sau khi tráng sẽ được đem phơi nắng khô đều hai mặt. Sau đó sẽ được xếp lại cẩn thận nhúng nước cho mềm ra mới cho vào máy thái thành từng sợi. Công đoạn này cũng đòi hỏi người có kinh nghiệm, vì theo bà tùy từng mùa, nóng lạnh khác nhau mà sử dụng nước ở nhiệt độ khác nhau. “Như hiện nay trời đang lạnh, bà phải đun nước ấm để nhúng bánh phở khô vì như vậy bánh sẽ mềm và dẻo hơn”.

Ngày xưa ông cha ta thường xay bằng cối đá, một giờ xay được vài cân gạo và tráng bánh theo phương pháp thủ công. Nhưng hiện nay công nghệ cải tiến, người dân ở đây sử dụng máy xay xát, máy tráng, máy thái rất tiện lợi và năng suất. “Ngày xưa bà một ngày làm tráng được 30 cân gạo là mỏi nhừ rồi, nhưng bây giờ làm bằng máy năng suất hơn nhiều, một buổi có thể tráng được 200 - 300 cân gạo. Dù vất vả nhưng cao khô là sản phẩm tinh hoa của cha ông để lại nên vất vả mấy vẫn phải cố gắng lưu giữ nó”, bà Đươi tâm sự.

Chị Hoàng Thị Hương  - người có nhiều năm làm nghề cho biết: Bây giờ có sự hỗ trợ của máy móc thì khoảng 3 ngày xong một mẻ cao khô. “Giảm một nửa thời gian so với trước đây làm toàn bằng phương pháp thủ công”. Nhưng chỉ những ngày nắng bà con ở đây mới làm vì nếu trời mưa thì phải sấy rất vất vả nên những ngày nắng cả khu lại nhộn nhịp, tất bật hơn hẳn.

lang nghe cao kho xu lang cho troi nang, lam xuyen dem phuc vu tet hinh anh 4

Công nghệ, máy móc hiện đại giúp thợ làm nghề tăng năng suất và đỡ vất vả hơn.

Trung bình một ngày gia đình chị làm được khoảng 800 bó. Nhờ làm nghề cao khô mà gia đình chị có thu nhập hơn trăm triệu/năm. Cao khô có thể để được 2- 3 tháng mà không hỏng nên rất đông khách phương xa từ Hà Nội, Nam Hà, Đắk Lắk, TPHCM…đến đặt mua. Người dân địa phương đi công tác, đi chơi xa đều lấy cao khô quê nhà để làm quà.

lang nghe cao kho xu lang cho troi nang, lam xuyen dem phuc vu tet hinh anh 5

Sản phẩm cao khô được bó lại và đóng góicẩn thận.

lang nghe cao kho xu lang cho troi nang, lam xuyen dem phuc vu tet hinh anh 6

Chị Hoàng Thị Hương tất bật đóng hàng cho khách, khách hàng chủ yếu đến tận nơi lấy với số lượng lớn.

Hiện nay, ở Chợ Bãi có khoảng 10 gia đình chuyên làm cao khô bán buôn hoặc bán lẻ. Giá cả lên xuống theo giá gạo bán trên thị trường, nhưng dao động ở mức từ 30.000 đến 35.000 đ/cọc (gồm 5 mớ). Cao khô góp phần giúp người dân nơi đây có thu nhập ổn định cuộc sống và là thứ đặc sản làm quà trong các chuyến đi xa.

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
4 giờ trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
4 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
5 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
6 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.207.572 VNĐ / tấn

188.30 JPY / kg

0.84 %

- 1.60

Đường

SUGAR

11.969.289 VNĐ / tấn

21.36 UScents / lb

0.09 %

- 0.02

Cacao

COCOA

230.917.988 VNĐ / tấn

9,085.00 USD / mt

5.21 %

+ 450.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

169.559.319 VNĐ / tấn

302.59 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Gạo

RICE

17.475 VNĐ / tấn

15.11 USD / CWT

0.40 %

- 0.06

Đậu nành

SOYBEANS

9.185.231 VNĐ / tấn

983.50 UScents / bu

0.59 %

+ 5.75

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.167.247 VNĐ / tấn

291.50 USD / ust

0.73 %

+ 2.10

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc nhập hàng nghìn tấn 'vàng trên cây' của Việt Nam: diện tích trồng gấp 14 lần, có bao nhiêu mua bấy nhiêu
6 giờ trước
Trung Quốc là nhà xuất khẩu số 1 thế giới nhưng vẫn mua mặt hàng này từ Việt Nam.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
8 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
1 ngày trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
1 ngày trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.