Sau khi Hà Nội nới lỏng cách ly xã hội ở 19 quận, huyện, làng nghề dát quỳ vàng Kiêu Kỵ (Gia Lâm, Hà Nội) bắt đầu nhịp sản xuất sôi động trở...
Những ngày này, làng nghề dát vàng Kiêu Kỵ (Gia Lâm, Hà Nội) bắt đầu nhộn nhịp người qua lại, tiếng búa, tiếng xe chở hàng chạy khắp nẻo đường sau gần 2 tháng tạm dừng sản xuất.
Hiện nay, làng nghề Kiêu Kỵ (Gia Lâm, Hà Nội) có gần 50 gia đình kinh doanh vàng quỳ. Khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, người lao động tại các cơ sở này thực hiện "3 tại chỗ", còn các hộ sản xuất trong phạm vi khuôn viên nhà riêng.
Vì vậy, khi được tái sản xuất trở lại như trước, không khí làng nghề khẩn trương, sôi động hơn. Nhiều đơn hàng xuất khẩu đang tất bận hoàn thành để đưa hàng lên đường.
Nghề dát quỳ vàng có rất nhiều công đoạn. Công đoạn nào cũng khó, quan trọng, sai số một tý là ảnh hưởng đến cả sản phẩm. Từ cắt vàng miếng thành từ mảnh nhỏ khoảng 1cm2 hay còn gọi là "cắt dòng" đến khâu đập quỳ
Một chỉ vàng sau khi đập quỳ mỏng có diện tích khoảng 1cm2, rồi "sang vàng" hay còn gọi là "trại quỳ"; rồi dát quỳ vàng hay còn gọi là "thiếp vàng" trên các sản phẩm đòi hỏi sự tinh tế, bề dày kinh nghiệm và đôi bàn tay khéo léo
Các công đoạn làm quỳ dát vàng đều cần sự tinh tế, tỉ mỉ và kiên nhẫn.
Những gói quỳ thành phẩm sau khi trải qua các công đoạn ráp miếng.
Tùy thuộc vào nhân công, đơn hàng, mỗi xưởng có quy mô lớn tại làng nghề Kiêu Kỵ trở lại hoạt động với mức độ khác nhau nhưng tiến độ cũng đạt khoảng 40-50% công suất.
Người thợ dùng kéo để cắt nhỏ những miếng vàng
Người lao động đang thực hiện các công đoạn "cắt dòng" và "sang vàng" tại gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Hiệp.
Đây là công đoạn phải làm trong phòng kín, không được dùng quạt vì vàng sau khi quỳ rất mỏng, chỉ cần gió nhẹ cũng có thể làm bay những lá vàng.
Trước tình hình dịch bệnh diễn ra rất phức tạp, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trong làng nghề như gia đình anh Nguyễn Văn Hiệp chỉ hoàn thiện nốt những đơn đã nhận từ trước và theo dõi nhu cầu của người mua.
Sản phầm hoàn thiện của các nghệ nhân làng Kiêu Kỵ
(Theo VTV)