Lạng Sơn ra quân phát triển kinh tế số

Thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia, ngày 20/7/2021 UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Lễ ra quân phát triển kinh tế số với mục tiêu: Cuối năm 2021, 50% hộ gia đình trên địa bàn tỉnh có cửa hàng số và tài khoản thanh toán điện tử.

Thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia, ngày 20/7/2021 UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Lễ ra quân phát triển kinh tế số với mục tiêu: Cuối năm 2021, 50% hộ gia đình trên địa bàn tỉnh có cửa hàng số và tài khoản thanh toán điện tử.

 

Dự Lễ ra quân có ông Hồ Tiến Thiệu - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn; bà Đoàn Thị Hậu, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel và đại diện lãnh đạo UBND một số huyện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn…

Lạng Sơn ra quân phát triển kinh tế số
Ông Hồ Tiến Thiệu - Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn phát biểu tại Lễ ra quân phát triển kinh tế số tỉnh Lạng Sơn năm 2021

100.000 hộ gia đình có cửa hàng số và tài khoản thanh toán điện tử

Theo dự thảo Nghị quyết của Ban thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn về chuyển đổi số tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Lạng Sơn sẽ phấn đấu đến năm 2025 nằm trong nhóm 10 tỉnh, TP dẫn đầu quốc gia về chuyển đổi số. Về phát triển kinh tế số, tỉnh Lạng Sơn đặt mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ hộ gia đình, người dân có cửa hàng số cho người mua và người bán giao dịch trên nền tảng thương mại điện tử đạt trên 50%.

UBND tỉnh Lạng Sơn đặt mục tiêu trong năm 2021, 50% hộ gia đình, tương đương với khoảng 100.000 hộ gia đình trên địa bàn tỉnh có cửa hàng số và tài khoản thanh toán điện tử.

Theo kế hoạch, giai đoạn 1 sẽ triển khai từ ngày 20/7 đến 20/9, tập trung phát triển kinh tế số trên địa bàn 5 huyện gồm Chi Lăng, Hữu Lũng, Tràng Định, Bắc Sơn và Văn Quan. Giai đoạn 2 diễn ra từ ngày 20/9 đến ngày 20/12, tiếp tục phát triển kinh tế số trên địa bàn các huyện, TP còn lại.

Theo Sở TT&TT tỉnh Lạng Sơn, trước khi triển khai trên diện rộng, UBND tỉnh Lạng Sơn đã giao Sở TT&TT chủ trì triển khai thử nghiệm 2 tuần (từ ngày 18/6/2021 đến 2/7/2021) tại xã Chi Lăng và thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng.

Cụ thể, Viettel Post đã hỗ trợ 395 hộ gia đình tại xã Chi Lăng mở cửa hàng số trên sàn Vỏ Sò, đạt 31,6% tổng số hộ gia đình của xã này. Với Vietnam Post, doanh nghiệp này đã giúp cho 667 hộ gia đình ở thị trấn Chi Lăng có cửa hàng số trên sàn Postmart, đạt 43% tổng số hộ gia đình trên địa bàn. Số lượng hộ gia đình được Viettel Post và Vietnam Post hướng dẫn mở tài khoản thanh toán điện tử lần lượt là 187 và 114 hộ.

Vietnam Post và ViettelPost không những được giao chỉ tiêu cụ thể trong việc hướng dẫn các hộ gia đình mở cửa hàng số và tài khoản thanh toán điện tử, mà còn được yêu cầu xây dựng quy trình nhận, vận chuyển cho các hộ khi phát sinh đơn hàng. Ngoài ra, 2 doanh nghiệp này còn nhận nhiệm vụ phát triển người mua sản phẩm nông sản Lạng Sơn trong và ngoài tỉnh.

Đáng chú ý, số lượng hơn 1.000 cửa hàng số phát triển được trong 15 ngày thử nghiệm đã gấp gần 5 lần tổng số gian hàng của các hộ nông dân Lạng Sơn đã mở trên 2 sàn thương mại điện tử Postmart và Vỏ Sò từ gần 3 năm trước đó.

Cũng theo báo cáo của Sở TT&TT tỉnh Lạng Sơn, trong thời gian triển khai thử nghiệm phát triển kinh tế số tại xã Chi Lăng và thị trấn Chi Lăng, đã có 1.062 hộ gia đình mở cửa hàng số để tự bán các sản phẩm nông sản. Trong đó, có 301 hộ gia đình đã mở tài khoản thanh toán điện tử. Thông qua cửa hàng số, người dân Lạng Sơn đã có thể mua và bán sản phẩm trên không gian mạng.

Đặc biệt, hơn 1.000 hộ gia đình có cửa hàng số ở xã Chi Lăng và thị trấn Chi Lăng đều đã nhận biết được lợi ích của việc đưa sản phẩm lên cửa hàng số. Mặc dù chưa phải vào vụ thu hoạch các sản phẩm nông sản chủ lực của địa phương song nhiều hộ đã có những đơn hàng đầu tiên. Qua các sàn Vỏ Sò, Postmart, hiện người tiêu dùng cả nước đã có thể đặt mua nhiều loại nông sản, đặc sản của Lạng Sơn như na, thạch đen, hoa hồi...

Thông qua triển khai thử nghiệm, các hộ dân cơ bản đã được nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy về quy trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. Đây là một trong những địa phương tiên phong ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ sản phẩm nông sản, chuyển đổi việc mua bán trên nền tảng công nghệ số.

“Nhắm đích” kinh tế số chiếm khoảng 20% GRDP Lạng Sơn

Phát biểu tại Lễ ra quân, ông Hồ Tiến Thiệu - Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn nói, Lạng Sơn xác định chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, với sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, huy động mọi nguồn lực xã hội, phát huy sức mạnh của toàn hệ thống chính trị, cộng đồng, xã hội.

Do đó, trong tháng 8/2021 UBND tỉnh sẽ trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với những chỉ tiêu rất cụ thể, trong đó nhiệm vụ phát triển kinh tế số đặt ra chỉ tiêu phấn đấu kinh tế số chiếm khoảng 20% GRDP của tỉnh; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; tỷ lệ hộ gia đình, người dân có cửa hàng số và tài khoản thanh toán điện tử đạt 50%.

Lạng Sơn ra quân phát triển kinh tế số
Đặc sản Na Chi Lăng mắt hồng, quả to, tròn căng, bóng mẩy, ngọt sắc đang được tỉnh Lạng Sơn xúc tiến quảng bá, tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử

Để việc triển khai thực hiện đạt kết quả, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn mong muốn, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ tỉnh Lạng Sơn trong quá trình triển khai phát triển kinh tế số. Kịp thời ban hành và tham mưu cho Chính phủ ban hành cơ chế chính sách để phát triển kinh tế số ở các địa phương miền núi, biên giới, nhất là các tỉnh có cửa khẩu.

Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cơ quan quản lý của tỉnh trong từng lĩnh vực. Bố trí các đầu mối hỗ trợ kịp thời cho địa phương trong quá trình giải quyết khó khăn, vướng mắc.

Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, TP trên địa bàn tỉnh nâng cao nhận thức và quyết tâm thực hiện quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Bố trí các nguồn lực để thực hiện đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả. Trước mắt là tạo mọi điều kiện để phục vụ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn 5 huyện phát triển kinh tế số một cách thuận lợi nhất, ổn định nhất trong thời gian nhanh nhất.

Khẩn trương nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ công nghệ số để áp dụng vào thực tiễn, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, phục vụ hiệu quả cho tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn.

Quan tâm sâu sát đến việc bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, khả năng tương tác của người dân đối với phát triển kinh tế số, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn của người dân, doanh nghiệp.

Ông Hồ Tiến Thiệu đồng thời đề nghị Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel, Viettel Lạng Sơn, Bưu điện tỉnh Lạng Sơn phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, TP và các cơ quan liên quan, bố trí tối đa lực lượng đến địa bàn triển khai phát triển kinh tế số, tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ các hộ gia đình tạo cửa hàng số và tài khoản thanh toán điện tử; hướng dẫn các hộ gia đình mua và bán sản phẩm trên cửa hàng số.

Đình Sơn

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
5 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
5 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Giá vàng 'bốc hơi' đột ngột, điều cần làm ngay lúc này
3 giờ trước
Giá vàng hôm nay (19/4) “bốc hơi” 6 triệu đồng/lượng, nhiều nhà đầu tư lỗ “kép” 8 triệu đồng/lượng sau 1 ngày. Chuyên gia khuyên nhà đầu tư không nên bán tháo, mua vàng tích luỹ chứ không chạy theo “lướt sóng”.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
3 giờ trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?
Robot hút bụi Ecovacs Deebot T80 Omni ra mắt tại Việt Nam, giá bán gây bất ngờ
3 giờ trước
Giá bán của Deebot T80 Omni cho thấy thương hiệu muốn đẩy mạnh cạnh về giá so với các đối thủ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.633.816 VNĐ / tấn

167.40 JPY / kg

1.46 %

+ 2.40

Đường

SUGAR

10.248.061 VNĐ / tấn

17.93 UScents / lb

0.39 %

+ 0.07

Cacao

COCOA

216.866.808 VNĐ / tấn

8,365.00 USD / mt

3.32 %

+ 269.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

215.357.880 VNĐ / tấn

376.79 UScents / lb

0.14 %

+ 0.51

Gạo

RICE

15.908 VNĐ / tấn

13.49 USD / CWT

0.12 %

+ 0.02

Đậu nành

SOYBEANS

9.867.018 VNĐ / tấn

1,035.80 UScents / bu

0.06 %

- 0.60

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.453.364 VNĐ / tấn

295.80 USD / ust

0.30 %

- 0.90

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
28 phút trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
CEO Việt kiều livestream bán gạo tại nhà máy
18 giờ trước
Không xuất hiện như đại diện nhãn hàng, đích thân chủ doanh nghiệp dẫn dắt phiên livestream diễn ra ngay tại nhà máy gạo
Tin vui cho trứng, thịt xuất ngoại
19 giờ trước
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết trong quý I/2025, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 131,3 triệu USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái
Gạo Việt xuất khẩu lấy lại vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’
1 ngày trước
Sau quãng thời gian giá gạo xuất khẩu lao dốc, chạm đáy, gạo Việt Nam đã lấy lại được vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’.