Lãnh đạo 11 doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ 3 nhóm giải pháp cấp bách

30/08/2021 07:04
Các doanh nghiệp này soạn thư kiến nghị trực tuyến và kêu gọi 5.000 chữ ký để gửi đến Chính phủ nhằm đề xuất 3 nhóm giải pháp liên quan đến người lao động, thuế - chi phí và tài chính - ngân hàng để "cứu" doanh nghiệp.

Ông Lâm Minh Chánh, CEO BizUni, đồng sáng lập Cộng đồng Quản trị và Khởi nghiệp, đã thay mặt 11 lãnh đạo doanh nghiệp soạn thảo thư kiến nghị trực tuyến và kêu gọi 5.000 chữ ký để gửi đến Chính phủ nhằm đề xuất 3 nhóm giải pháp "cứu" doanh nghiệp.

Tính đến 23 giờ 30 phút ngày 29-8, lá thư kiến nghị này đã nhận được 565 chữ ký online, cho thấy sự đồng tình rất lớn từ cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Văn bản nêu rõ hiện nay, tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt ở khu vực phía Nam, đang đối mặt với muôn vàn khó khăn do đại dịch diễn biến phức tạp và kéo dài. Chiếm đến 97,8% tổng số doanh nghiệp, khu vực này đang gặp hàng loạt khó khăn khi phải ngừng hoạt động, chi phí áp dụng mô hình "3 tại chỗ" tăng cao, nặng gánh phí mặt bằng, kho bãi...

 Lãnh đạo 11 doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ 3 nhóm giải pháp cấp bách - Ảnh 1.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ đối mặt với muôn vàn khó khăn trong đại dịch Covid-19 - Ảnh tư liệu

Do đó, các doanh nghiệp đề nghị Chính phủ hỗ trợ 3 nhóm chính sách liên quan đến người lao động, thuế - chi phí và tài chính - ngân hàng.

Ở nhóm chính sách liên quan đến người lao động, các doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ tạm ngừng đóng BHXH ít nhất đến 6 tháng sau khi công bố hết dịch, không áp dụng phạt đối với doanh nghiệp không có khả năng đóng BHXH trong thời kỳ đại dịch. Đồng thời, kiến nghị miễn giảm 100% phí BHXH của doanh nghiệp và người lao động trong thời gian đại dịch phải ngừng hoạt động và giãn cách xã hội, có chính sách hỗ trợ khẩn cấp đối với người lao động đã và đang hoàn thành đầy đủ trách nhiệm đóng BHXH cho đến hiện tại.

Đối với nhóm chính sách thuế và chi phí, doanh nghiệp mong muốn được miễn thuế GTGT trong năm 2021, giảm 50% thuế GTGT trong 2 năm kế tiếp (2022-2023), giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 và giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp 3 năm liền kể từ khi công bố hết dịch.

Đặc biệt, các doanh nghiệp đề nghị được chấp nhận tất cả các loại chi phí phát sinh trong đại dịch mà doanh nghiệp phải bỏ ra như chi phí xét nghiệm, chống dịch và "3 tại chỗ".

Với nhóm kiến nghị liên quan đến chính sách tài chính - ngân hàng, doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ gói ưu đãi lãi suất tối thiểu 4% kể từ ngày 1-8 năm nay đến 12 tháng sau khi công bố hết dịch.

Ngoài ra, kiến nghị cho phép thực hiện chính sách khoanh nợ, giãn nợ (gốc và lãi) đối với doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động và gặp khó khăn, không có khả năng thanh toán do đại dịch kéo dài. Cùng đó, khoanh nợ gốc và giảm lãi suất từ 2%-3% kể từ 1-8-2021 đến 6 tháng sau khi Chính phủ công bố hết dịch đối với các doanh nghiệp còn lại.

Để giảm bớt gánh nặng cho Chính phủ, các doanh nghiệp kiến nghị xây dựng lộ trình từng bước để mở lối đi cho doanh nghiệp hoạt động trở lại từng phần trong bối cảnh người lao động đã bắt đầu được tiêm vắc-xin đầy đủ. Cụ thể, đề xuất người lao động được phép đến văn phòng, công ty, nhà máy… để làm việc khi đã tiêm 1 mũi và thực hiện nghiêm túc 5K. Người lao động và đại diện doanh nghiệp được phép di chuyển đến các tỉnh khác để làm việc sau khi đã tiêm đủ 2 mũi và thực hiện 5K.

Nhóm 11 lãnh đạo doanh nghiệp cùng tham gia soạn thảo thư kiến nghị gồm:

- Ông Phạm Đức Thắng , COB, Công ty CP Vận tải AA Transport

- Ông Lâm Minh Chánh, CEO BizUni, đồng sáng lập Cộng đồng Quản trị và Khởi nghiệp

- Bà Đặng Ngọc, CEO Công ty CP Việt Tinh Anh

- Ông Dominic Vũ, Chuyên gia đầu tư bất động sản Dom Capital

- Ông Lê Xuân Trường, CEO Đại Việt Group

- Võ Đức Thọ, CEO Công ty TNHH HANET Việt Nam

- Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, CEO Đại Phúc Land

- Bà Phạm Bích Hạnh, CEO Công ty CP ASFA Việt Nam

- Ông Dương Vinh, nhà sáng lập Công ty Viva International

- Ông Nguyễn Quang Lộc, Công ty CP P.P.P Group

- Ông Phạm Minh Thiện, CEO Cỏ May Group

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
41 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
1 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
34 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
22 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.