Lãnh đạo doanh nghiệp kỳ vọng gì về ‘năm Covid thứ 2’?

17/02/2021 09:43
Lãnh đạo doanh nghiệp kỳ vọng năm 2021 sẽ tươi sáng hơn.
Lãnh đạo doanh nghiệp kỳ vọng gì về ‘năm Covid thứ 2’? - Ảnh 1.
Lãnh đạo doanh nghiệp kỳ vọng gì về ‘năm Covid thứ 2’? - Ảnh 2.

Thị trường xây dựng có nhiều yếu tố thúc đẩy tăng trưởng trong thời gian tới, ngành có thể phục hồi trong năm 2021, ít nhất là từ tháng 6.

Trước hết, làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, bất động sản (BĐS) khu công nghiệp được đánh giá có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, nhất là khi có làn sóng dịch chuyển đầu tư sản xuất từ Trung Quốc. Tiếp đến, Chính phủ có nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS từ năm 2021 như Luật Đầu tư, Luật Xây dựng sửa đổi... Yếu tố khác là nhu cầu nhà ở trong dân ngày càng cao kéo theo nhu cầu xây dựng tăng lên. Đội ngũ lãnh đạo mới của Chính phủ sau bầu cử sẽ thổi làn gió mới vào thị trường...

Trong bối cảnh chung, Tập đoàn Hòa Bình tiếp tục chiến lược đầu tư ra nước ngoài, tập trung BĐS công nghiệp và xây dựng hạ tầng bên cạnh mảng cốt lõi là xây dựng nhà ở. Đầu tư ra nước ngoài là chiến lược trọng tâm trong giai đoạn tiếp theo bởi quy mô thị trường này gấp vài trăm lần trong nước, lợi nhuận gấp cả chục lần. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, với tác động của Covid-19, việc tìm hiểu thị trường nước ngoài gặp một số trở ngại do việc hạn chế đi lại, tiếp xúc nên Hòa Bình vẫn đang tiếp tục có các bước chuẩn bị, nghiên cứu sâu để có thể mở rộng khi thuận lợi.

Lãnh đạo doanh nghiệp kỳ vọng gì về ‘năm Covid thứ 2’? - Ảnh 3.

Ngành công nghiệp dệt may nói chung đang trên đà phục hồi nhờ triển vọng kiềm chế được bệnh dịch tại các thị trường tiêu dùng lớn như Mỹ, châu Âu thông qua việc triển khai tiêm vaccine phòng chống Covid-19. Nhu cầu sử dụng các trang phục thể thao/thường phục khá ổn định do người tiêu dùng chú trọng tới việc chăm sóc sức khỏe và xu hướng làm việc tại nhà cũng như quan tâm nhiều hơn tới các sản phẩm thân thiện môi trường.

Bên cạnh đó, các thương hiệu lớn như Nike, Adidas, H&M, Zara, Uniqlo đều tích cực phát triển kênh bán hàng online góp phần duy trì sự ổn định trong việc bán hàng. Bởi vậy, triển vọng ngành sợi trong năm 2021 sẽ tích cực hơn năm trước.

Trong bối cảnh này, Sợi Thế Kỷ tiếp tục định hướng phát triển sản phẩm sợi tái chế, sợi màu và các sản phẩm có tính năng đặc biệt (thoát mồ hôi, chống tia UV, sợi co giãn cao…). Mặt khác, doanh nghiệp cũng tiếp tục thúc đẩy việc hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong ngành và thâm nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng của các thương hiệu lớn nhằm đảm bảo đơn hàng. Để làm được điều đó, ngoài hoạt động phát triển sản phẩm mới, đơn vị đang đẩy mạnh các hoạt động phát triển sản phẩm, chất lượng sản phẩm, kiểm soát chi phí và chú trọng tới các khía cạnh phát triển bền vững.

Sợi Thế Kỷ đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2021 cao hơn năm trước và tối thiểu bằng với kết quả của năm 2019. Doanh thu thuần mục tiêu đạt 2.358 tỷ đồng, lãi sau thuế 213 tỷ đồng, lần lượt tăng 34% và 49% so với năm 2020, ở mức tương đương năm 2019 trước xảy ra dịch bệnh.

Lãnh đạo doanh nghiệp kỳ vọng gì về ‘năm Covid thứ 2’? - Ảnh 4.

Ngành tôm bước vào thập kỷ mới gặp ngay bất lợi từ đầu năm với thời tiết lạnh từ La Nina. Tuy nhiên thông qua sự tương tác ngày càng hiệu quả của các mắt xích trong chuỗi giá trị con tôm (con giống, thức ăn, người nuôi…), khó khăn trong ngành ngày được khắc phục.

Nhìn trên tổng thể, ngành tôm Việt vẫn đang vào giai đoạn thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Thiên thời là Covid-19 giúp tôm Việt có cơ hội bứt phá do các đối thủ lớn như Ấn Độ, Ecuador… đang khó khăn. Địa lợi là các mắt xích chuỗi giá trị con tôm đang chung tay chia sẻ tốt nhất so với trước đây và trên đà tiến triển. Nhân hòa là Chính phủ, lãnh đạo ngành ngày càng quan tâm hơn con tôm, có sự đầu tư và hỗ trợ kịp thời.

Thời gian tới đây là cơ hội vàng để ngành tôm Việt bứt phá, là cơ hội để chung tay nâng tầm tôm Việt. Sao Ta đã có chiến lược phát triển 2021-2025, xem đây là giai đoạn bứt phá. Các giải pháp như hình thành thêm doanh nghiệp mới ở mảng chế biến nông thủy sản, xây dựng thêm cùng lúc 2 nhà máy chế biến tôm và nông thủy sản phối chế, tiếp tục mở rộng vùng nuôi nhằm tăng tỷ lệ chủ động nguyên liệu, tận dụng các FTA để mở rộng thị trường…

Năm 2020, Sao Ta ghi nhận mức tăng trưởng doanh số 20%, gần hết ngưỡng công suất chế biến. Đó là lý do công ty đang xây dựng cùng lúc tới 2 nhà máy chế biến để tạo ra sự đột phá, dự kiến các nhà máy sẽ đi vào vận hành từ năm 2022.

Năm nay, doanh nghiệp đặt ra mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% so với năm 2020. Chủ tịch Sao Ta chia sẻ con số 5% tuy khiếm tốn, nhưng xuất phát từ nền tảng cao nên số tuyệt đối là không nhỏ, tương đương 1.000 tấn tôm thành phẩm.

Lãnh đạo doanh nghiệp kỳ vọng gì về ‘năm Covid thứ 2’? - Ảnh 5.

Nhu cầu xây dựng các công trình ngành thủy điện trong năm 2021 vẫn tiếp tục tăng. Một số nhà máy thủy điện vừa hoàn thành phát điện trong 2021, một số nhà máy mở rộng lớn bắt đầu thi công như Thủy Điện Hòa Bình mở rộng 480MW và dự kiến phát điện trong 3-4 năm tới.

Một xu thế mới là thủy điện tích năng. C47 đang tham gia vào gói thầu số 1 cửa xả dự án Thủy điện Bác Ái 1.200MW – nhà máy thủy điện tích năng đầu tiên ở Việt Nam và lớn nhất Đông Nam Á. Sau khi triển khai các gói tiếp theo và hoàn thành phát điện, thủy điện tích năng sẽ rất hữu ích trong việc giải quyết vấn đề thừa, thiếu điện trong biểu đồ phụ tải hệ thống điện, thúc đẩy phát triển ngành điện trong thời gian tới.

Ngành điện tái tạo năm 2021 sẽ tiếp tục phát triển tích cực ở phân khúc điện mặt trời áp mái ở phân khúc hộ gia đình, nhà văn phòng và nhà máy sản xuất và trang trại điện gió.

Trong bối cảnh đó, C47 vẫn tiếp tục duy trì các mảng kinh doanh truyền thống là tổng thầu các dự án thủy lợi, thủy điện lớn, hầm dẫn nước... Ngoài ra với kinh nghiệm sẵn có, công ty định hướng sẽ tham gia dần vào các công việc thi công dự án điện gió, tìm kiếm cơ hội tham gia thi công hầm metro, đầu tư và thi công hạ tầng khu công nghiệp, mở rộng thị trường phục vụ vào khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

Năm 2020, C47 ghi nhận doanh thu hợp nhất tăng trưởng 35% và vượt 20% so với kế hoạch năm. Năm 2021 dịch bệnh vẫn đang ảnh hưởng chung, nhưng với các dự án đã trúng thầu và dự kiến tham gia thời gian tới, công ty vẫn đặt mục tiêu đạt hơn 1.100 tỷ đồng doanh thu, tăng gần 8% so với kế hoạch năm 2020, trong đó ưu tiên việc mở rộng các mảng mới dựa trên năng lực sẵn có của mình.

Lãnh đạo doanh nghiệp kỳ vọng gì về ‘năm Covid thứ 2’? - Ảnh 6.

Năm 2021, không chỉ riêng Nam Long mà các công ty trong ngành đều kỳ vọng vào bức tranh thị trường tươi sáng hơn, thủ tục pháp lý được khơi thông. Việc đầu tư hạ tầng được triển khai mạnh mẽ, lãi suất giảm, lượng tiền trong dân lớn, dòng tiền chuyển dịch từ chứng khoán sang bất động sản để đảm bảo an toàn tài sản…đã được rất nhiều chuyên gia dự báo là đòn bẩy giúp thị trường BĐS khởi sắc.

Với vai trò một chủ đầu tư, chúng tôi thấy rằng năng lực của các nhà phát triển BĐS ngày càng chuyên nghiệp và được chuẩn hóa. Phân khúc nhà ở vừa túi tiền và dòng sản phẩm trung cấp sẽ tiếp tục thu hút người mua trong 5 - 10 năm tới do lượng cung vẫn chưa đáp ứng lượng cầu.

Trong bối cảnh như vậy, thách thức của doanh nghiệp là làm sao có quỹ đất với mức giá vừa tầm và những sản phẩm sát với nhu cầu của thị trường? Riêng Nam Long luôn có một kế hoạch phát triển không chỉ trong một năm mà ít nhất 3 - 5 năm tới, thậm chí 10 năm. Quỹ đất đô thị của công ty hiện tại gần 700 ha.

Mảng kinh doanh cốt lõi phát triển nhà ở của Nam Long sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 20 - 25% trong năm nay, thậm chí cao hơn trong điều kiện thị trường thuận lợi. Công ty sẽ tiếp tục mở bán các dự án thành phần của những khu đô thị đã triển khai như Waterpoint, Mizuki, Akari… và bắt đầu bán những sản phẩm đầu tiên của khu đô thị Waterfront, Nam Long – Cần Thơ 43 ha.

Nam Long vẫn liên tục được chú trọng với việc tìm kiếm các quỹ đất mới, phù hợp với việc phát triển các dòng sản phẩm hoặc khu đô thị các khu vực kinh tế trọng điểm. Công ty cũng đa dạng hóa tăng trưởng với việc triển khai mạnh mẽ mảng khai thác BĐS thương mại và dịch vụ để tạo nên hệ thống hạ tầng xã hội ngay chính trong các dự án đô thị của mình.

Lãnh đạo doanh nghiệp kỳ vọng gì về ‘năm Covid thứ 2’? - Ảnh 7.

Triển vọng ngành BĐS trong năm 2021 sẽ tích cực nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ. Việt Nam trở thành một điểm sáng trong việc kiểm soát dịch bệnh, nhiều FTA mới đi vào hiệu lực và sự bùng nổ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm 2021 sẽ thúc đẩy thị trường BĐS, nhu cầu khu công nghiệp, mặt bằng đất kinh doanh được dự báo gia tăng.

Bên cạnh đó, để vực dậy nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước liên tục giảm các lãi suất điều hành giúp lãi suất vay mua nhà được điều chỉnh về mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Hàng loạt các dự án giao thông trọng điểm khởi công trên cả nước cũng là lực đẩy hỗ trợ thị trường cực kỳ hiệu quả. Nghị định 148 của Chính phủ được kỳ vọng sẽ gỡ bỏ nút thắt thiếu hụt nguồn cung, làm bừng sáng thị trường.…

Trong bối cảnh đó, DIC Corp cũng đang bước sang một chu kỳ kinh doanh mới để tiếp tục đẩy mạnh triển khai hàng loạt dự án tại Vĩnh Phúc, Hà Nam, Quảng Bình, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Hậu Giang... Đồng thời, tập đoàn sẽ nghiên cứu mở rộng đầu tư phát triển BĐS ở một số tỉnh thành khác như Lâm Đồng, Ninh Thuận, Cần Thơ…

Về kế hoạch năm 2021, các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận sẽ cao hơn so với năm trước. Năm 2020, DIC Corp vẫn ghi nhận doanh thu thuần tăng 16% đạt 2.489 tỷ đồng, lãi sau thuế gấp rưỡi lên 641 tỷ đồng.

Lãnh đạo doanh nghiệp kỳ vọng gì về ‘năm Covid thứ 2’? - Ảnh 8.

Triển vọng mảng phân phối các sản phẩm công nghệ và truyền thông (ICT) sẽ tích cực, mở ra cơ hội tăng trưởng cho ngành và cả Digiworld.

Ngành phân phối ICT sẽ có nhiều điểm nhấn trong năm 2021 như cầu trong nước được cải thiện theo "hình chữ L" sau Covid-19, kế hoạch tắt sóng 24 triệu điện thoại mạng 2G để chuyển sang smartphone, các nhà mạng lớn đã thử nghiệm phát sóng thương mại 5G sẽ tạo nên làn sóng mới trong giai đoạn 2021-2024 và kích thích nhu cầu thị trường smartphone tăng mạnh.

Digiworld tiếp tục luôn theo đuổi mục tiêu kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững, nghĩa là vừa phát triển theo chiếu ngang, vừa phát triển chiều dọc. Phát triển chiều ngang chính là mở rộng danh mục sản phẩm, ngành hàng và tìm kiếm những sản phẩm, đối tác mới. Mở rộng chiều dọc là thâm nhập sâu vào thị trường, phát triển kênh mới, củng cố nội tại và phát triển cái mới phải diễn ra song song.

Trong giai đoạn tới, Digiworld đặt mục tiêu tăng trưởng 25% mỗi năm. Kế hoạch doanh thu năm 2021 là 15.200 tỷ đồng, tăng 21% so với năm trước. Kế hoạch lợi nhuận sau thuế là 300 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2020. Nhìn lại lịch sử tăng trưởng qua các năm, Digiworld tự tin có thể chinh phục mục tiêu này.

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
6 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
5 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
5 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
4 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
3 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.