Lãnh đạo Golden Gate: Từ "bay vút lên trời" sau Covid đến khó khăn "khi nào dừng vẫn chưa dự đoán được"

04/03/2023 10:30
"Từ tháng 12/2022, đáng lẽ mùa lễ hội phải tốt thì lượng khách hàng đến nhà hàng lại giảm, cho thấy áp lực từ suy giảm kinh tế” - CFO của Golden Gate nói.

Thông tin gây chú ý mới đây, CTCP Thương mại dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate) vừa phê duyệt chấm dứt hoạt động 39 chi nhánh của Công ty tại nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước.

Trước thông tin này, phía Golden Gate đã có phản hồi: Toàn bộ các nhà hàng của Golden Gate vẫn hoạt động bình thường. Việc chấm dứt hoạt động của các chi nhánh tại 39 tỉnh thành nói trên nhằm mục đích đưa các địa điểm kinh doanh về quản lý tập trung nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động.

Mặc dù vậy, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp F&B như Golden Gate cũng đang ở trong bối cảnh khó khăn do suy thoái kinh tế.

Tại sự kiện Reshape on Tour Việt Nam diễn ra hôm 2/3/2023, bà Lan Nguyễn – CFO Golden Gate – cho biết ngành F&B, nhà hàng có những thay đổi rất nhanh thời gian qua. “ Bắt đầu từ năm 2022, sau Covid-19 thì thị trường bất ngờ ghi nhận tăng trưởng nóng. Gần như nhà hàng nào sau Covid cũng đông khách , thậm chí muốn đi ăn phải đặt bàn trước . Và mức tăng trưởng này theo từ chuyên môn hiểu là ‘bay vút lên trên trời ’.

Dù vậy, từ tháng 12 /2022, đáng lẽ mùa lễ hội phải tốt thì lượng khách hàng đến nhà hàng lại giảm, cho thấy áp lực từ suy giảm kinh tế ”.

Theo đại diện Golden Gate, phải đến quý 2-3/2023, khi kinh tế ổn định, lãi suất giảm, lạm phát giảm và thị trường trái phiếu được kiểm soát thì tâm lý tiêu dùng khách hàng mới ổn định trở lại.

Từ cuối năm 2022, mọi người đang gặp nhiều khó khăn, khi thị trường trái phiếu và bất động sản bị chững lại, kéo theo tâm lý người tiêu dùng thay đổi và họ đã không chi tiêu nhiều vào cuối năm 2022.

“Tình trạng này có thể kéo dài đến năm 2023, song khi nào dừng thì tôi vẫn không dự đoán được. Và vì ăn uống vẫn là ngành cơ bản cộng với kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng, nên kế hoạch của Golden Gate vẫn không thay đổi nhiều”, CEO Golden Gate – ông Đào Thế Vinh – chia sẻ mới đây.

(1) Nếu thị trường khó khăn: Golden Gate sẽ đầu tư đầu tư vào nền tảng, khám phá những “vùng đất chưa vào” và sản phẩm chưa bán. Cụ thể, Golden Gate có thể đào sâu hơn vào mảng delivery đã được manh nha trong mùa dịch – trong đó dịch vụ phục vụ tiệc tại nhà khá tiềm năng; hay lại đi tìm cơ hội ở thị trường nước giải khát – đồ uống.

(2) Nếu thị trường thuận lợi: Golden Gate sẽ tập trung vào thị trường – ngành hàng mình đang mạnh.

Lãnh đạo Golden Gate: Từ bay vút lên trời sau Covid đến khó khăn khi nào dừng vẫn chưa dự đoán được - Ảnh 1.

Golden Gate được sáng lập năm 2005 bởi 3 doanh nhân là ông Đào Thế Vinh, ông Nguyễn Xuân Tường và ông Trần Việt Trung. Golden Gate là đơn vị tiên phong áp dụng mô hình chuỗi nhà hàng tại Việt Nam. Khởi đầu với thương hiệu lẩu nấm Ashima, đến nay Golden Gate sở hữu hơn 22 thương hiệu cùng gần 400 nhà hàng đa phong cách trên 40 tỉnh thành, phục vụ 18 triệu lượt khách hàng mỗi năm.

Một số chuỗi nhà hàng tiêu biểu của Golden Gate có thể kể đến như lẩu băng chuyền Kichi Kichi (lẩu tự chọn giá rẻ cho khách hàng trẻ), nhà hàng Nhật (iSushi, Durama, Icook), nướng (Gogi House, Sumo BBQ), pizza cho giới trẻ (Cowboy Jack's), chuỗi nhà hàng bia (Vuvuzela, Citybeer Station)...

Nhờ đầu tư sớm cùng độ phủ lớn, Golden Gate đã thu được kết quả kinh doanh rất ấn tượng: trong giai đoạn 2012-2019, doanh thu của công ty đã tăng gấp 16 lần từ hơn 300 tỷ lên 4.776 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng gấp 6,4 lần lên 255 tỷ đồng.

Dù vậy, công cuộc mở rộng quy mô của Golden Gate đòi hỏi phải hy sinh: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu công ty giảm rõ rệt qua từng năm. Nếu giai đoạn đỉnh cao 2012-2013, cứ 100 đồng doanh thu, công ty lãi ròng khoảng 15 đồng thì đến nay chỉ còn chưa đến 7 đồng.

Sang năm 2022, theo kế hoạch Công ty đề ra thì biên lãi sau thuế chỉ còn 5,5%.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
4 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
4 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
3 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.