Lãnh đạo nhún nhường, cổ phiếu Coteccons bật tăng 30% trong chưa đến 2 tuần

07/06/2018 21:46
Trước khi điều chỉnh trong phiên 7/6, cổ phiếu Coteccons đã bật tăng liền 8 phiên từ 122.000 lên 164.000 đồng.

Là một đơn vị đầu ngành, tình hình tài chính tốt và liên tục tăng trưởng, chẳng có lý do gì để giá cổ phiếu cứ hoài lao dốc từ đỉnh. Song, thực tế điều này lại xảy ra với CTCP Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD), khi mà bắt đầu từ cuối năm 2017, thị giá cổ phiếu mải miết rơi mặc do thị trường chung có lúc thăng hoa. Chính người trong cuộc cũng không hiểu, "năm vừa rồi là một năm rất kỳ lạ, Công ty thắc mắc vì sao giá cổ phiếu giảm trong khi VN-Index tăng trưởng rất mạnh, còn cổ phiếu CTD thậm chí về mức 122,000 đồng/cp trong khi hoạt động kinh doanh đang làm tốt".

Có rất nhiều nhận định được đưa ra, kết quả kinh doanh quý 4/2017 không như kỳ vọng, những thông tin không tốt trên thị trường, thậm chí là nghi vấn minh bạch tại những công ty liên kết… Đỉnh điểm vào quý 1 năm nay, trước việc cựu lãnh đạo CTD rời Công ty để xây dựng một thương hiệu riêng và đang trên đà tăng trưởng, thị trường bắt đầu dấy lên lo ngại về chảy máu chất xám, mất đoàn kết nội bộ hay rủi ro đánh mất vị thế hiện tại… Tất cả vẫn là những câu đố, khiến cho kỳ Đại hội mới đây của CTD có lẽ chưa bao giờ nóng hơn, có cả cổ đông từ Hà Nội, Đà Nẵng… lặn lội vào để được phát biểu.

Kết thúc Đại hội, lãnh đạo CTD có lẽ "nhún nhường" cổ đông khi đồng ý nâng tỷ lệ chi trả cổ tức lên 50%, chỉ tiêu lãi ròng cũng dè dặt đưa lên mức 1.500 tỷ đồng, chưa kể lên kế hoạch tổ chức đại hội bất thường nhằm bàn bạc, thông qua kiến nghị sáp nhập toàn bộ công ty con về thành một Coteccons nhằm đảm bảo tính minh bạch.

Riêng với nội bộ cổ đông lớn, đại diện từ các bên cũng chính thức lên tiếng bác bỏ tin đồn không tốt những ngày gần đây, và khẳng định đồng thuận muốn đồng hành lâu dài cùng CTD. Kết quả là, cổ phiếu CTD trên thị trường bắt đầu phục hồi và tăng nhanh, riêng phiên 5/6 đã tăng hơn 6% lên mức 156.000 đồng/cp. Liệu rằng, đà giảm trước đó của CTD chỉ mang tính tâm lý và đã thực sự kết thúc?

Lãnh đạo nhún nhường, cổ phiếu Coteccons bật tăng 30% trong chưa đến 2 tuần - Ảnh 1.

Cổ phiếu CTD đã có mạch tăng liên tiếp 8 phiên với mức tăng 34%

Đại hội chưa bao giờ thú vị hơn!

Điểm lại những "thú vị" của Đại hội CTD năm 2018, mở đầu phần thảo luận là lời tâm sự của nhiều cổ đông kỳ cựu. Thậm chí, có cổ đông tuyên bố "Coteccons đã nằm trong tim" mình!

Đặc biệt, một bác cổ đông ngoại, từng là nhân viên đồng hành cùng CTD những ngày mới thành lập, đã rất xúc động. Bản thân cổ đông nước ngoài này đánh giá cao cường độ và tinh thần làm việc của nhân sự Công ty, chính điều này làm nên thành công CTD hiện tại. Cũng vì lẽ đó, vị này kết thúc phần phát biểu bằng lời cảnh báo chảy máu chất xám tại CTD, mong muốn rằng Công ty sẽ giữ gìn được đội ngũ nhân lực như hiện nay.

Mặt khác, nhiều đơn vị CTCK, quỹ đầu tư, báo giới… nóng lòng muốn được cung cấp thông tin về những tin đồn thời gian qua. Lý do cổ phiếu giảm sốc, bay hơi 50% thị giá về vùng 120.000 đồng/cp, thực hư chuyện nguyên lãnh đạo tại đơn vị mới Central Cons, cổ đông lớn muốn bán cổ phần, Chủ tịch có thực sự tâm huyết với Công ty… được đưa ra thảo luận.

Bác bỏ việc sẽ rút khỏi CTD trong tương lai, ông Nguyễn Bá Dương – Chủ tịch CTD khẳng định: "CTD là nguồn sống của tôi, tôi muốn CTD phát triển. Cổ đông có muốn sáp nhập các công ty con để phát triển thêm hay không? Thế giới phát triển thì người ta phải lớn lên, nhiều công ty lớn trên thế giới cũng rất phát triển sau sáp nhập".

Lãnh đạo nhún nhường, cổ phiếu Coteccons bật tăng 30% trong chưa đến 2 tuần - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Bá Dương – Chủ tịch CTD.

Đặt kế hoạch dè dặt vì… sợ thất bại một lần nữa!

Nói về tình hình tài chính, người cầm cương CTD cho biết Công ty đã phát triển một giai đoạn dài và rất nhanh. Năm 2016 lợi nhuận cao hơn 2017 vì thị trường tốt. "Nhưng cả thế giới này lợi nhuận trong ngành xây dựng bình quân 3% trong khi CTD đã làm cao hơn bình quân của thế giới", ông Dương nói.

Lý do CTD đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2018 đạt 1.400 tỷ đồng là để thực hiện tốt hơn, vượt kế hoạch hơn là đưa ra con số để đánh bóng tên tuổi. Điển hình như năm ngoái, một cổ đông lớn đề nghị đặt kế hoạch cao để rồi lần đầu tiên trong lịch sử Công ty không đạt. Kế hoạch doanh thu 27.000 tỷ đồng là phải có hợp đồng 35.000 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm không kém năm ngoái nhưng năm nay khó hơn khi đóng bảo hiểm cao, CTD bù đắp bằng cách doanh số lớn lên, đẩy mạnh mảng đầu tư.

Hiện, CTD đang đàm phán nhiều dự án và không thể công bố, nhưng nếu một dự án dưới 500 tỷ đồng CTD sẽ không đấu thầu vì quá nhỏ. Đồng thời, Công ty cũng có nhiều kế hoạch phát triển chứ không riêng dựa vào xây dựng, thời gian đến CTD muốn duy trì vị thế phải mở rộng sang các mảng khác để có việc làm. Bên lề Đại hội, Chủ tịch CTD cũng chia sẻ đang có dự định phát triển xây lắp hạ tầng, hay các lĩnh vực liên quan đến bất động sản…

Còn vấn đề cổ tức 50% hay 100% thì không thành vấn đề gì bởi tiền mặt của CTD lớn. Theo đó, ông Dương chốt lại nâng cổ tức lên 50% và kế hoạch lợi nhuận lên 1.500 tỷ đồng, "đồng nghĩa với việc chúng tôi sẽ vất vả hơn" – ông chia sẻ.

Sẽ sớm có đại hội lần hai để thông qua công tác sáp nhập

Một vấn đề nóng khác, cổ đông cũng đề nghị sáp nhập Ricons nhằm đảm bảo tính minh bạch, không có rủi ro về mặt tài chính. Hơn nữa, CTD đang có hệ thống nhiều công ty con hoạt động tốt, việc sáp nhập là điều cần thiết làm để quy về "một Coteccons", kiểm soát để dòng tiền không đi ra ngoài.

Trả lời điều này, CTD đồng thuận với phương án sáp nhập các công ty, nhưng xin phép cổ đông phải suy nghĩ kỹ để làm sao đảm bảo lợi ích tốt nhất các bên. Riêng Đại hội hôm nay chưa thể có nghị quyết sáp nhập, nhưng Công ty sẽ sớm có cuộc họp lần hai để bàn bạc về vấn đề này.

Ghi nhận ý kiến phía cổ đông về việc thuê đơn vị nước ngoài định giá lại CTD, nếu sáp nhập thành công đến năm 2020 CTD sẽ đạt doanh số 3 tỷ USD… song người đứng đầu CTD cho rằng vẫn cần có chiến lược cụ thể và thời gian để thực hiện. Thời gian tới, CTD dự kiến thống nhất quyết định sáp nhập bằng phương thức bỏ phiếu.

Cũng liên quan đến việc sáp nhập, với tư cách cổ đông chiến lược, Kusto hay Thành Công đều đồng thuận với phương án trên nhưng cần suy xét kỹ các giải pháp. Đồng thời, đại diện Kusto cũng cho biết sẽ không bán cổ phiếu CTD và từ trước đến nay cũng chưa bán một cổ phiếu nào.

Chuyện cựu lãnh đạo làm riêng, CTD tuyên bố không cần những người như vậy

Cuối cùng, sự việc ông Trần Quang Tuấn - nguyên Phó Tổng Giám đốc và cũng là một trong những người đã chèo lái CTD từ những ngày đầu đã thôi việc, mở một công ty riêng cùng ngành là Cental Cons đang trên đà phát triển, liệu rằng CTD sẽ bị cạnh tranh, mất khách hàng lẫn vị thế thời gian tới?

Lãnh đạo nhún nhường, cổ phiếu Coteccons bật tăng 30% trong chưa đến 2 tuần - Ảnh 3.

Ông Trần Quang Tuấn (ngồi giữa hàng đầu) và đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của Central Cons.

Phân trần, ông Dương cho biết cán bộ thì họ có quyền nghỉ, CTD tôn trọng họ. Nhưng với thông tin những người này mang 50-60% công việc của CTD đi thì CTD cam đoan không ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của Công ty, chưa kể qua việc này CTD cũng thanh lọc được những người không đáng. Đồng ý rằng giá trị lớn nhất hiện nay của CTD là con người, nhưng Chủ tịch Dương nhấn mạnh "CTD không cần những người như thế".

Trên thực tế, 5 tháng đầu năm 2018, CTD ghi nhận nguồn công việc đã ký kết giảm so với cùng kỳ. Riêng trong quý 1/2018, doanh thu của CTD đạt hơn 4.300 tỷ đồng, giảm nhẹ 1%; lợi nhuận sau thuế đạt 290 tỷ đồng, giảm 10 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước (tương đương giảm 3,3%).

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
6 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
4 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.