Lãnh đạo tài chính toàn cầu thúc giục tìm giải pháp cho Chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung

16/10/2018 19:02
Trong sự kiện mới kết thúc ở Bali, các nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu đã đạt đồng thuận kêu gọi tìm ra giải pháp cho cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc.

Thống đóc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda cho biết cần phải có đối thoại thương mại. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Brazil Ilan Goldfajn nhấn mạnh sự căng thẳng là một trong những mối đe doạ lớn nhất với các nền kinh tế mới nổi. Tổng giám đốc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế Agustin Carstens chỉ ra mối rủi ro về thụt lùi kinh tế toàn cầu nguyên do sự gia tăng bảo hộ mậu dịch.

Trong khi Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung quốc Yi Gang kêu gọi một giải phát mang tính xây dựng cho tranh chấp này – ông nói thêm rằng Trung Quốc đang chuẩn bị cho viễn cảnh tồi nhất.

Yi cho biết "Chúng ta có thể thấy người dân Trung Quốc đang chuẩn bị cho sự căng thẳng thương mại kéo dài"

Đừng làm ngơ

Quan chức Trung Quốc đã nhận hỗ trợ khi cựu tổng thống Mexico Ernesto Zedillo nắm bắt cơ hội trong một phiên hỏi đáp để tư vấn cho Yi theo gương Mexico và Canada trong các cuộc đàm phán NAFTA với Hoa Kỳ.

"Mexico và Canada đã nói rõ rằng họ thà không có NAFTA hơn là có thoả thuận mà Mỹ muốn. Cuối cùng, Mexico và Canada đã tìm ra giải pháp trong mọi vấn đề cấp bách," Zedillo nói. "Và tôi mong Trung Quốc không làm ngơ.

Lãnh đạo tài chính toàn cầu thúc giục tìm giải pháp cho Chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung - Ảnh 1.

Christine Lagarde vào ngày 14 tháng 10.

"Thông điệp của chúng tôi rất rõ ràng: Làm giảm căng thẳng", Giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde nhấn mạnh thông điệp.

Vụ việc xảy ra vào chủ nhật khiến cuộc họp thường niên của IMF và Ngân hàng Thế giới bị ảnh hưởng. Cảnh báo về những căng thẳng được đưa ra một cách rõ ràng nhất vào thứ sáu bởi Tổng thống Indonesia, Jokowi Widodo, người đã lấy câu nói từ bộ phim truyền hình nổi tiếng "Trò chơi vương quyền" rằng "Mùa đông sắp tới" với nền kinh tế thế giới nếu như không có bước đột phá nào.

Hội đồng tư vấn chính sách của IMF cảnh báo vào thứ bảy rằng sự phục hồi toàn cầu ngày càng không đồng đều và rủi ro đang bị lệch hướng ngược lại.

Trượt dốc dần dần

IMF đã cắt giảm dự báo GDP 2018 thế giới, khu vực đồng euro và các thị trường mới nổi.

Lãnh đạo tài chính toàn cầu thúc giục tìm giải pháp cho Chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung - Ảnh 2.

Nguồn: Báo cáo tháng 10 Triển vọng kinh tế toàn cầu của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế

Trong khi mở rộng thế giới vẫn còn mạnh mẽ, triển vọng đang bị che phủ bởi "căng thẳng thương mại tăng cao và mối quan tâm địa chính trị đang diễn ra, với điều kiện tài chính chặt chẽ hơn ảnh hưởng đến nhiều thị trường mới nổi và các nước đang phát triển", Uỷ ban Tài chính và Tiền tệ quốc tế, hội đồng gồm 24 thành viên tư vấn cho quỹ về các vấn đề chính sách.

Các nhà hoạt định chính sách cũng cảnh báo về tác động của lãi suất tăng và biến động thị trường. Các quan chức từ các nền kinh tế mới nổi cho biết việc thúc đẩy tăng lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ đã gây ra tổn thất.

Thống đốc Ngân hàng Trung Ương Indonesia, Perry Warjiyo, đối mặt với một đồng tiền ảm đạm trong bối cảnh thế giới mới nổi, đã kêu gọi chính sách tiền tệ toàn cầu được đồng bộ hoá tốt hơn và phản ứng đa phương để bảo vệ cơn bão bảo hộ mậu dịch. Các quan chức Colombia và Mexico cũng cảnh báo về hệ quả trong các cuộc họp trong tuần.

Lãnh đạo tài chính toàn cầu thúc giục tìm giải pháp cho Chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung - Ảnh 3.

Perry Warjiyo, phải, với Ilan Goldfajn, giữa, và Haruhiko Kuroda vào ngày 14 tháng 10.

Tuy nhiên, Goldfajn từ Brazil nói rằng những thị trường mới nổi "không nên than phiền về sự bình thường hoá" bởi vì những động thái từng bậc sẽ ngăn chặn sự cần thiết phải thay đổi đột ngột sau này.

Khi các quan chức rời Bali, có rất ít triển vọng về bất kì giải pháp hòa giải tranh chấp thương mại Mỹ-Trung.

"Chúng ta đang chuyển từ tăng trưởng đồng bộ sang phân kỳ kinh tế", Thống đốc Ngân hàng Pháp Francois Villeroy de Galhau cho biết. Quan điểm của ông nhận được sự hỗ trợ từ Yinan Zhao, Yuko Takeo, Haslinda Amin, và Jess Shankleman.

Tin mới

Xe Trung Quốc lại "đổ bộ", giá không rẻ
9 giờ trước
Tuần qua, hãng xe MG (Trung Quốc) mở bán mẫu xe đa dụng G50. Giới chạy xe dịch vụ khá quan tâm mẫu xe này vì hy vọng có mức giá phù hợp nhưng thực tế ngược lại.
Khách Nhật khen nức 1 món bún Việt Nam, chấm điểm cao nhất rồi kêu gọi đồng hương làm 1 điều
10 giờ trước
Sau khi ăn thử món bún này của Việt Nam, khách Nhật khen nức nở và chấm điểm cao nhất trong số 3 món được ăn thử ngày hôm đó.
Mỹ áp thuế chống bán phá giá thép mạ Việt Nam
10 giờ trước
Hòa Phát, Hoa Sen, Tôn Đông Á... và loạt doanh nghiệp thép mạ lớn tại Việt Nam bị Bộ Thương mại Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%.
Giá vàng quay đầu lao dốc, nhà đầu tư nên mua hay bán?
10 giờ trước
Đang từ đỉnh cao lịch sử, giá vàng quay đầu giảm sâu, chuyên gia đưa ra lời khuyên cho nhà đầu tư đang băn khoăn nên mua hay bán?
Tôi dùng OPPO Find N5 làm việc thay laptop và hoàn toàn bất ngờ
10 giờ trước
Đây đúng là cách rất hay mà OPPO tận dụng màn hình siêu lớn của Find N5, kết hợp nhiều tính năng phần mềm tiện dụng để làm việc on-the-go dễ dàng.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
2 ngày trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
3 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
02/04/2025 10:38
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
02/04/2025 03:27
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.