Lào Cai: Nuôi ong, nuôi cá "tàu ngầm" bài bản, thu nhập tăng cao

28/02/2020 21:54
(Dân Việt) Nhà nước hỗ trợ xây dựng và thẩm định các mô hình, dự án nông nghiệp; người dân triển khai theo quy trình kỹ thuật, hoàn thiện và nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm. Điều này không chỉ góp phần khắc phục tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường mà còn giúp người dân nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Hiệu quả từ những mô hình

Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Lào Cai đã hỗ trợ 2 xã Xuân Quang và Phong Niên, huyện Bảo Thắng xây dựng mô hình nuôi ong mật chất lượng cao thuộc dự án xây dựng mô hình nuôi ong mật chất lượng cao trong nông hộ tại các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung - Tây Nguyên, giai đoạn 2016-2018.

Có 10 hộ dân được hỗ trợ triển khai mô hình, với quy mô 200 đàn ong nội.

Thông qua mô hình, Trung tâm Khuyến nông đã tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp giống vật tư, chỉ đạo kỹ thuật và giám sát các hộ tham gia thực hiện mô hình xuyên suốt quá trình phát triển của đàn ong và khai thác mật của nông hộ đảm bảo theo quy trình kỹ thuật thực hành chăn nuôi ong tốt, an toàn (VietGAHP).

Kết quả, các đàn ong thuộc mô hình cho năng suất trên 18kg/đàn/năm (cao hơn trước 2,3kg/đàn/năm), đem lại thu nhập 2,7 triệu đồng/đàn/năm. Từ mô hình này, một lao động có thể nuôi 100 đàn ong, do đó thu nhập có thể đạt 200-250 triệu đồng/năm, hiệu quả kinh tế tăng 20,6%.

lao cai: nuoi ong, nuoi ca "tau ngam" bai ban, thu nhap tang cao hinh anh 1

Mô hình nuôi cá tầm thuộc dự án do Trung tâm Khuyến nông quốc qia chủ trì đã giúp gia đình ông Nguyễn Văn Lũy ở thôn Can Hồ A (xã Bản Khoang, huyện Sapa, Lào Cai) trở nên khấm khá. Ảnh: zing

Tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu trong năm 2020, 100% các huyện, thành phố, thị xã có quy hoạch phát triển vùng sản xuất rau, quả, chè, chăn nuôi, thủy sản theo các quy trình tiên tiến (VietGAP, VietGAHP, hữu cơ...). 100% các vùng sản xuất sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được giám sát dư lượng hóa chất độc hại.  

Sau gần 1 năm triển khai mô hình, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Lào Cai đã trao chứng nhận công bố tiêu chuẩn chất lượng của Viện Vệ sinh an toàn thực phẩm Trung ương cho Tổ hợp tác mật ong Núi Đá.

Sở NNPTNT tỉnh Lào Cai đã trao giấy chứng nhận sản phẩm OCCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao cho sản phẩm mật ong Núi Đá xã Xuân Quang.

Ông Vương Tiến Sỹ - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Lào Cai cho biết, do được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, được cấp tem truy xuất nguồn gốc và có bao bì, nhãn mác phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của khách hàng nên sản lượng tiêu thụ mật ong tăng theo các năm, từ đó doanh thu và lợi nhuận cũng tăng dần theo các năm.

Đáng chú ý, mô hình "Nuôi cá tầm trong lồng năm 2018 - 2019" thuộc dự án "Xây dựng mô hình nuôi cá tầm, cá lăng, cá diêu hồng trong lồng bè đảm bảo an toàn thực phẩm tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, giai đoạn 2017-2019" do Trung tâm Khuyến nông quốc gia chủ trì đã được triển khai tại vùng đặc biệt khó khăn 30a của tỉnh Lào Cai với khoảng 50% số hộ thực hiện mô hình là người dân tộc thiểu số.

Quá trình thực hiện mô hình nuôi loài cá tầm được ví như "tàu ngầm" này cho thấy, mỗi lao động trong gia đình có thể nuôi với thể tích gấp 4 lần (tức là 200m3), do đó lãi sẽ cao gấp 4 lần, tương đương 116 triệu đồng/người/năm, bình quân đạt 9,65 triệu/người/tháng, hiệu quả kinh tế tăng 34,8% so với nuôi các loại cá truyền thống như diêu hồng, chép, trắm.

Đặc biệt, nuôi cá tầm ở môi trường nguồn nước rộng, sạch, mát và được bổ sung thêm cá nhỏ tươi... nên chất lượng thực phẩm tốt hơn, công tác tiêu thụ thuận lợi và phát triển bền vững hơn.

Theo ông Đặng Danh Bộ - Trưởng phòng Kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cai, lợi ích lớn nhất từ mô hình là đã kiểm soát tốt nguồn giống, vật tư nên hạn chế phát sinh và lây lan dịch bệnh, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, sản phẩm không có tồn dư kháng sinh trước khi đưa ra thị trường.

Tăng hiệu quả quản lý chất lượng, an toàn

Từ những hiệu quả thiết thực của các mô hình nông nghiệp mà nhà nước và nhân dân cùng làm, tại "Kế hoạch hành động đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020", UBND tỉnh Lào Cai đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của địa phương là tạo bước đột phá trong xây dựng các mô hình nông nghiệp hữu cơ để nâng cao chất lượng và giá trị một số ngành nông sản đặc hữu của tỉnh, hướng tới xuất khẩu.

Cùng với đó là đẩy mạnh các giải pháp phát triển chuỗi nông sản an toàn được xác nhận gắn với truy xuất nguồn gốc điện tử và xây dựng thương hiệu nhãn hiệu cho các loại nông sản trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, gắn kết chặt chẽ công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản với các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Năm 2020, tỉnh hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, giảm thiểu ô nhiễm sinh học, tạp chất và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Điều này nhằm đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm lĩnh vực nông nghiệp cho tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
53 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
49 phút trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
16 phút trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
6 phút trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
37 phút trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

42.214.236 VNĐ / tấn

192.90 JPY / kg

-0.15 %

- -0.30

Đường

SUGAR

11.975.387 VNĐ / tấn

22.06 UScents / lb

4.25 %

+ 0.90

Cacao

COCOA

190.733.633 VNĐ / tấn

7,746.00 USD / mt

-0.87 %

- -68.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

142.374.648 VNĐ / tấn

262.27 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.167.918 VNĐ / tấn

1,013.30 UScents / bu

-0.07 %

- -0.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.726.399 VNĐ / tấn

321.50 USD / ust

0.03 %

+ 0.10

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

22.208.209 VNĐ / tấn

40.91 UScents / lb

0.02 %

+ 0.01

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thực hư thông tin chỉ được xuất sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc 3 năm
2 giờ trước
Về thông tin Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc chỉ có thời hạn 3 năm, đại diện Cục Bảo vệ thực vật khẳng định đây là thông tin không chính xác.
Trồng loại cây lấy củ ‘tỷ đô’, Việt Nam vươn lên trở thành ông trùm đứng thứ 2 thế giới: Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu, nước ta có sản lượng 10 triệu tấn mỗi năm
6 giờ trước
Đây là mặt hàng luôn được Trung Quốc săn đón với giá đắt đỏ.
6 quốc gia chất vấn Ấn Độ về việc hạn chế xuất khẩu gạo, lúa mỳ
6 giờ trước
6 quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh và Nhật Bản mới đây đã yêu cầu Ấn Độ giải thích về kế hoạch dỡ bỏ hoặc nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng phi basmati của nước này, cũng như có thay thế lệnh cấm bằng việc ban hành thuế xuất khẩu hay không.
Miền Bắc vẫn khan hiếm rau xanh ở chợ
21 giờ trước
Giá rau xanh ở nhiều chợ hiện cao gấp 2-3 lần so với trước bão số 3, điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết sớm khôi phục vùng sản xuất