Lao động tự do mất gần như toàn bộ thu nhập vì dịch Covid-19

24/08/2020 07:47
Dịch Covid-19 tiếp tục tác động mạnh đến đời sống, việc làm của hàng triệu người lao động vốn chưa kịp “gượng dậy” sau đợt dịch lần thứ nhất.

Cuộc sống của những người lao động tự do, mưu sinh trên các tuyến phố của Hà Nội vốn đã khó khăn, nay lại càng thêm khó khăn hơn.

Dọc những con phố Hàng Đào, Hàng Ngang kéo dài cho đến chợ Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là nơi mưu sinh của nhiều người bán hàng rong. Họ bán đồ ăn, trà đá hay những món ăn vặt cho khách du lịch và  dân hàng phố... Nhưng nay, chỉ còn lác đác vài người tiếp tục bám trụ mưu sinh.

Lao động tự do mất gần như toàn bộ thu nhập vì dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Lao động tự do là đối tượng chịu tác động trực tiếp của dịch Covid-19.


Lao động tự do - chờ việc hoặc cầm cự để qua ngày

Ở một góc khuất cuối phố Hàng Đào, chị Phùng Thị Mơ, bán bún đậu chia sẻ: 25 năm gánh hàng bán khắp các con phố nhưng chưa bao giờ chị thấy buôn bán ế ẩm như bây giờ. Dịch Covid-19 khiến nhiều người lao động mất việc, người dân cũng chi tiêu dè dặt hơn.

Gương mặt tỏ rõ sự mệt mỏi, chị Phùng Thị Mơ cho biết: "Tôi chỉ bán cho nhân viên các cửa hàng, trước các cửa hàng ở đây 5 nhân viên, bây giờ chỉ 1-2 nhân viên. Mà thường có 3 người là họ tự nấu cơm rồi. Nhiều người cứ bảo mình bán được vài cân bún bõ gì, nhưng lãi ít cũng phải bán, không có lấy gì mà ăn. Hôm kia đi còn đủ ăn thôi. Thừa 20 cái đậu mang về sốt cà chua, cắm cơm gia đình ăn".

Còn chị Kiều Thị Hiệp quê ở huyện Hoài Đức, Hà Nội, đang thuê trọ ở Xa La, Hà Đông chia sẻ, hàng ngày dậy sớm, chạy xe hơn 10 cây số lên phố Hàng Ngang để bán hàng. Gánh hàng của chị là ngô, khoai, sắn và lạc luộc, mỗi thứ một chút. Nhiều hôm ế hàng, tiền chẳng kiếm được bao nhiêu nhưng không thể về quê bởi về quê không có việc, lấy gì nuôi con? Mặc dù, thu nhập giảm đến hơn một nửa, nhưng được đồng nào hay đồng ấy.

"Chồng tôi chạy xe ôm giờ này nhưng ít khách lắm. Tôi vẫn đi chợ, khi nào nhà nước bảo nghỉ thì nghỉ thôi. Nhưng giờ ở nhà không có tiền tiêu, không có đồng ra đồng vào mà chi nhiều khoản. Nói chung chi phí hà tiện, hạn chế tiêu pha. Một tháng còn phải để ra 3-4 triệu gửi về quê cho con", chị Đông nói.

Không chỉ hàng rong, những lao động tự do làm nghề bốc vác, chở hàng thuê ở nhiều tỉnh xa về Hà Nội cũng lao đao vì ít việc. Chợ Đồng Xuân vắng khách, hàng chục người làm nghề bốc vác thuê cũng đã phải chuyển sang làm nguoi vận chuyển hàng vặt hay không tìm được việc gì khác.. Tại các khu vực như cầu Mai Động, cuối đường Trần Khánh Dư…không khó để tìm thấy hàng chục người lao động ngồi chờ việc.

Anh Trần Hướng, quê ở Thanh Hóa, hơn 15 năm làm nghề cửu vạn tại Hà Nội cho biết: ngày nắng cũng như ngày mưa, anh cùng một số người khác dậy từ 6 giờ sáng đứng ở ngã tư Phùng Khoang giao với Lê Văn Lương chờ người đến thuê làm việc. Đi làm từ tết chỉ đủ nuôi thân, buồn lắm nhưng vẫn phải cố.

"Anh em bốc vác dạo này ít khách gọi lắm, công việc không có. Ngày kiếm được 300.000-400.000, nhưng cũng có ngày không có người thuê. Phải lên đây đi làm kiếm sống chứ về quê, ruộng bán cho khu công nghiệp rồi. Tôi cũng lo dịch chứ nhưng không đi làm lấy gì mà tiêu, không có tiền sinh hoạt", anh Hướng buồn rầu nói.

Những lao động tự do như chị Hiệp, chị Mơ, anh Hướng chỉ là 3 trong số hàng nghìn người đang cố cầm cự, mưu sinh trên những con phố của Hà Nội. Mặc dù dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, nguy cơ lây nhiễm cao thì gánh nặng mưu sinh đối với họ càng thêm nặng nề.

Người dân chi tiêu tiết kiệm hơn

Theo nghiên cứu của Mạng lưới Hành động vì Lao động Di cư (M.net) trong tháng 4 vừa qua, hơn 50% lao động di cư ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhất là nhóm lao động phi chính thức ở cơ sở dịch vụ, du lịch, nhóm bán hàng rong. Trong đó, gần 40% người lao động tự do bị mất 100% thu nhập, 12% người lao động mất 75% thu nhập.

Lao động tự do mất gần như toàn bộ thu nhập vì dịch Covid-19 - Ảnh 2.
.

Đặc biệt, nhóm bán hàng rong, sau giãn cách xã hội, quay lại công việc hàng ngày thì bị giảm thu nhập bởi nhiều yếu tố như tâm lý và hành vi tiêu dùng của người dân thay đổi. Đa phần người dân chi tiêu tiết kiệm hơn, chuyển sang mua bán hàng online nhiều hơn… Do đó, thu nhập của nhóm lao động di cư phần lớn giảm từ 20-30%.

Bà Nguyễn Thu Giang, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe cộng đồng ánh sáng cho rằng: Nếu Chính phủ không có biện pháp, chiến lược quyết liệt từ bây giờ thì thời gian tới, lực lượng lao động tự do, nhóm lao động yếu thế sẽ bị ảnh hưởng nặng hơn nữa.

Theo bà Giang, có 3 nhóm giải pháp nhằm hỗ trợ, giúp nhóm lao động tự do, lao động yếu thế vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. "Giải pháp mang tính khẩn cấp tạm thời mà hiệu quả. Thời gian qua hành động của Chính phủ ban hành gói hỗ trợ kịp thời. Thứ 2 giải pháp mang tính lâu bền hơn, là phát triển kinh tế xã hội. Bởi nhóm lao động phi chính thức bị ảnh hưởng lớn, khi mọi khía cạnh của nền kinh tế đi xuống, nhu cầu của người dân giảm xuống, bởi chủ yếu họ cung cấp dịch vụ thông thường, đơn giản của người dân, tay nghề thấp, nền kinh tế phục hồi họ mới có cơ hội cung cấp được", bà Giang phân tích.

"Giải pháp tạo nên việc làm bền vững, cơ hội việc làm bền vững cho nhóm này như: nâng cao kỹ năng tay nghề của họ, khai thác tiềm lực của địa phương như thế nào. nhóm giải pháp này mang tính cốt lõi để chúng ta đứng trước mọi biến động. Đó là tạo ra được thị trường lao động bền vững", bà Giang nhấn mạnh.

Một tin vui đối với người lao động, đó là Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã đề xuất Chính phủ thực hiện gói hỗ trợ lần 2 cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với số đối tượng được mở rộng hơn lần 1 bao gồm cả lao động tự do mất việc làm với mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng, thời gian hỗ trợ tối đa 3 tháng, thời gian áp dụng từ tháng 9 đến tháng 12/2020.

Theo các chuyên gia, bên cạnh những gói hỗ trợ khẩn cấp, Chính phủ cần có những giải pháp bền vững để người lao động, nhất là lao động khu vực phi chính thức, những đối tượng dễ bị tổn thương nhất không bị rơi vào trạng thái “cùng cực”, để không người dân nào bị bỏ lại phía sau”./.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
21 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
4 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
17 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
52 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
15 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Tivi giảm giá sốc, nhiều mẫu chỉ còn dưới 3 triệu đồng/chiếc
20 giờ trước
Ngoài việc giảm giá lên đến 90%, nhiều mẫu tivi còn được tặng kèm quà hấp dẫn để thu hút người tiêu dùng.
Đại lý xả kho Wuling Mini EV 2023 còn 185 triệu đồng, chỉ nhỉnh một chút so với xe máy tay ga cao cấp
21 giờ trước
Mức giảm của Wuling Mini EV LV2 120 km sản xuất 2023 giống với giá ưu của những chiếc  Wuling Mini EV LV1 bản 120 km cuối cùng được bán tại các đại lý.
Hàng chục nghìn tấn ‘vàng trên cây’ từ Indonesia đổ bộ Việt Nam: Toàn cầu liên tục khan hiếm, nước ta nắm trùm với 60% sản lượng
21 giờ trước
Nguồn cung sụt giảm từ nước ta đang gây tác động lớn đến giá trên toàn thế giới.