Laptop liên tục tăng giá mạnhicon

Nguyên nhân do nguồn cung cạn kiệt trong khi nhu cầu làm việc, học hành tại nhà ngày càng tăng cao.

Nguyên nhân do nguồn cung cạn kiệt trong khi nhu cầu làm việc, học hành tại nhà ngày càng tăng cao.

 

Bước vào làn sóng dịch Covid-19 thứ 4 với tính chất phức tạp gia tăng, laptop trở thành một trong những mặt hàng "hot" nhất trên thị trường với cơn sốt giá được dự báo sẽ còn kéo dài. "Giá laptop tăng liên tục khiến tôi không còn nhớ nổi số lần tăng giá từ đầu năm nay" - ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện hệ thống CellphoneS, nói.

Tăng giá hằng tuần

Cũng theo ông Huy, cứ mỗi lần có lô hàng mới về là hệ thống lại nhận được báo giá tăng đáng kể so với lô trước dù cùng một mã hàng, trung bình mức tăng khoảng 400.000-600.000 đồng/máy. "Hàng về rất chậm, nhiều lô đặt từ tháng 5 nhưng tới giữa tháng 6 vẫn chưa thấy hàng về, thậm chí nhiều dòng không chắc có hàng trong quý III năm nay" - ông Huy cho biết.

Laptop liên tục tăng giá mạnh
Nhu cầu tìm mua laptop tăng rất cao trong mùa dịch

Tương tự, tại hệ thống Di Động Việt, tình trạng lỗi hẹn với khách mua máy tính xảy ra khá phổ biến. "Nguồn hàng thiếu hụt trầm trọng, về được chiếc nào là bán hết ngay chiếc đó. Chúng tôi liên hệ với các hãng thì hãng hẹn hết tháng này sang tháng khác trong khi nhu cầu tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều khách hàng phản ứng rất gay gắt vì đại lý lỡ hẹn họ 2 tuần có máy nhưng hãng không có hàng để chuyển về kịp" - ông Nguyễn Ngọc Đạt, Tổng Giám đốc Di Động Việt, than phiền.

Nhiều hệ thống bán lẻ thông tin nhu cầu mua laptop, máy tính bảng tăng 50%-100% so với cùng kỳ khiến các nhà phân phối không đủ hàng cung ứng. Các nhà sản xuất, lắp ráp thì xác nhận không chỉ laptop thiếu hàng mà linh kiện lắp ráp máy tính để bàn cũng thiếu trầm trọng, đặc biệt là GPU - bộ vi xử lý phân tích dữ liệu về hình ảnh, đồ họa.

Theo ghi nhận của phóng viên, các hãng công nghệ trên thế giới đang đua nhau tăng giá liên tục với mặt hàng laptop. Chẳng hạn, các đợt điều chỉnh tăng giá của Dell chỉ cách nhau một tuần với mức tăng từ 10-100 USD/tùy mẫu. Tương tự, trong tháng 5, Acer tăng giá 5%-10%, HP tăng 10%, Asus và Lenovo tăng 500.000 - 1 triệu đồng/chiếc… so với hồi đầu năm. Ngoài ra, màn hình của Dell, Samsung cũng đã có 2 đợt tăng giá trong năm nay và sẽ tiếp tục tăng thêm.

Nhu cầu tăng đột biến

Các hãng công nghệ nhìn nhận thị trường đang diễn biến theo chiều hướng rất đặc biệt. Thông thường, nửa đầu năm, tiêu thụ máy tính các loại thường ì ạch bởi không phải mùa cao điểm. Hơn nữa, sức mua máy tính vài năm gần đây cũng tăng chậm do đã bão hòa. Bởi vậy, các hãng và đại lý thường xuyên phải giảm giá mẫu cũ để đẩy hàng đi. Trong khi đó, tiêu thụ máy tính toàn thị trường từ đầu năm 2020 đến nay lại tăng đột biến. Cụ thể, năm 2020, tiêu thụ máy tính xách tay toàn thị trường đạt 830.000 chiếc, tăng khá cao so với trước đó. Còn 5 tháng đầu năm 2021, cả nước tiêu thụ đến 400.000 laptop các loại và dự kiến cả năm 2021 sẽ là 1,3 triệu chiếc.

Các hãng cho biết với tình hình hiện tại, chỉ có thể duy trì sản xuất và cung ứng theo kiểu "ăn đong", tức là thực hiện kế hoạch trong ngắn hạn. Đại diện Acer tại Việt Nam thừa nhận hãng mới chỉ lên kế hoạch từ tháng 5 đến tháng 7-2021, mỗi tháng nhập về với số lượng gấp đôi so với tháng trước. Từ tháng 8 trở đi, hãng chưa có kế hoạch cụ thể tại thị trường Việt Nam.

Số liệu khảo sát trong tháng 4 cho thấy nguồn cung toàn thị trường thế giới sụt giảm đến 30% do thiếu hụt nguyên liệu đầu vào dùng để sản xuất bộ vi mạch, màn hình... Đại diện hãng Asus cho rằng giải pháp điều tiết nguồn cung không thể thực hiện đơn lẻ ở từng thị trường mà phải xử lý từ chuỗi cung ứng nguyên liệu và sản xuất. Khi nguồn cung linh - phụ kiện dồi dào hơn, quy trình sản xuất và cung ứng ổn định hơn thì mới giải quyết được tình trạng khan hàng. Trong thời gian này, Asus Việt Nam cố gắng làm việc chặt chẽ với nhà máy, nhà phân phối và đại lý để có được nguồn hàng, phân bố hợp lý cho thị trường trong khả năng có thể.

Năm 2020, tiêu dùng ở ngành máy tính xách tay tăng trưởng 20% - mức tăng đột biến so với đồ thị tương đối phẳng về tăng trưởng trong các năm trước. Năm 2021, dù nhu cầu tiếp tục tăng cao nhưng dự kiến tăng trưởng tiêu thụ toàn ngành chỉ khoảng 10%-20%, chủ yếu đến từ số ít các hãng công nghệ đáp ứng được nhu cầu.

(Theo Người Lao Động)

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
4 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
3 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
3 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
2 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
29 phút trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Ông nông dân thu lãi 1 tỷ đồng nhờ "bẻ lái" nuôi con "vừa ngon vừa đẹp"
14 giờ trước
Nuôi loài vật thịt thơm, ngon, màu sắc đẹp, lớn nhanh, nông dân Đỗ Văn Được (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) thu lãi gần 1 tỷ đồng/năm.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
15 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Tin buồn dành cho người dùng iPhone, iPad cũ
15 giờ trước
Apple vừa thông báo về việc ngừng hỗ trợ sao lưu iCloud cho các thiết bị iPhone và iPad chạy iOS 8 trở về trước.
Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
19 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, hành vi đốt mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí lớn vì vậy cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.