Lật tẩy 4 mánh khóe livestream bán hàng nghìn đơn của các shop onlineicon

Bán hàng online nói chung và bán theo hình thức livestream nói riêng là một ngành nghề đòi hỏi sự linh hoạt, thậm chí nhiều khi còn đi kèm các mánh khóe để thu hút người mua.

Bán hàng online nói chung và bán theo hình thức livestream nói riêng là một ngành nghề đòi hỏi sự linh hoạt, thậm chí nhiều khi còn đi kèm các mánh khóe để thu hút người mua.

 

Không thể phủ nhận, livestream là hình thức bán hàng online ưu việt, mang lại lợi ích cho cả người bán lẫn người mua.

Về phía các cửa hàng, họ vừa không cần tốn quá nhiều chi phí như khi setup một shop vật lý, vừa dễ tiếp cận và tương tác ngay lập tức với khách để tiện tư vấn, chốt sales.

Trong khi đó, người mua cũng có thể cảm nhận sản phẩm một cách trực quan, nhanh chóng nhận được thông tin tư vấn, phần nào tránh được tình trạnh "mua hàng qua ảnh và thực tế".

Chính vì những ưu điểm của hình thức mua bán này, nhiều shop đã nghĩ ra các chiêu trò khi livestream để tăng tỷ lệ đặt hàng. Đưới đây là 4 chiêu phổ biến nhất.

Lật tẩy 4 mánh khóe livestream bán hàng nghìn đơn của các shop online

Chốt đơn ảo

Trên mạng từng lan truyền video một anh chàng "vạch trần" sự thật đằng sau mỗi màn livestream bán hàng nghìn đơn. Nhưng thay vì lên tiếng trực tiếp, anh ta diễn lại quy trình chốt đơn theo lối hài hước và rất thực tế.

Theo đó, anh chàng nói trong clip: "Đọc tên chị nào là sẽ chốt đơn cho chị ấy nha" rồi liên tục hô to "chốt đơn" và ném hàng sang một bên. Đặc biệt, cư dân mạng còn phát hiện ra chi tiết xung quanh màn hình 3 chiếc đіệɴ thoại livestream là bảng tên dài dằng dặc để người bán hàng đọc theo cho đỡ vấp.

Dù chỉ là một video hài hước nhưng phần nào phơi bày cách các shop online chốt đơn ảo để lôi kéo người mua. Có thể khách hàng đang xem livestream không thực sự cần sản phẩm ấy nhưng họ sẽ dễ rơi vào "tâm lý đám đông" và sẵn sàng chi tiền mà không kiểm soát được.

Dùng chim mồi

Khác với hình thức chốt đơn ảo, trong màn livesteam của khá nhiều shop vẫn xuất hiện những bình luận đặt mua từ khách hàng với tên tuổi đầy đủ, thông tin, số điện thoại rõ ràng. Tuy nhiên đây rất có thể chỉ là người quen, bạn bè do shop cài vào để buổi livestream thêm nhộn nhịp và tăng độ tin cậy với khách hàng tiềm năng

"Số lượng có hạn"

"Số lượng có hạn", "Chỉ còn 1 cái duy nhất", "Mẫu này chỉ còn 1 chiếc xả rẻ cho chị nào chốt nhanh",… là những kiểu giới thiệu sản phẩm dễ tác động đến hành vi mua sắm của khách hàng. Những câu nói này đánh vào tâm lý sợ bỏ lỡ - Fear of missing out (FOMO) của người mua và thôi thúc họ nhanh chóng ra quyết định.

Lật tẩy 4 mánh khóe livestream bán hàng nghìn đơn của các shop online

Tuy nhiên sự thực là vài hôm sau, rất có thể mẫu sản phẩm đó lại xuất hiện trong một buổi livestream khác của shop. Người bán chỉ cần giới thiệu đơn giản rằng hàng được đón nhận nhiệt tình nên về tiếp, nhà máy ra lô mới, sản phẩm nhìn giống nhưng chất liệu khác, dọn kho còn sót lại vài mẫu,…

Bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng

Mua livestream nên trái với những lời quảng cáo hay ho từ phía chủ shop, chất lượng sản phẩm nhiều khi không hề đảm bảo.

Một khách hàng ở Hà Nội cho biết từng đặt mua thịt lợn gác bếp của một cơ sở sản xuất tại Tây Bắc. Chị kể buổi livestream có đến hàng nghìn người xem, người bán vừa quảng cáo vừa xé miếng thịt ăn trực tiếp nên cảm giác yên tâm.

Tuy nhiên, sau khi nhận hàng, sản phẩm không giống như quảng cáo. Thịt rất khô, không có mùi thơm, xé ra cũng không có màu hồng như trên livestream, ăn vào bị đau bụng.

Tại nhiều trang livestream khác, các sản phẩm nổi tiếng lại có giá rẻ đến ngạc nhiên. Ví dụ một số mẫu đồng hồ cao cấp như Rolex, Hublot hay Patek Philip được bán với giá chỉ 500 - 700 nghìn đồng. Thậm chí nếu khách hàng mua hàng luôn trong livestream còn được trang này miễn phí tiền giao hàng.

Mặc dù Facebook đã áp dụng nhiều thuật toán thông minh để phát hiện các bài viết đăng bán các sản phẩm nhái thương hiệu, vi phạm bản quyền nhưng với livestream, Facebook sẽ khó định vị được logo hay tên thương hiệu từ nội dung video

Vì thế, người mua hàng cần phải hết sức tính táo kia mua các mặt hàng hiệu qua livestream. Mặc dù có thể người bán hàng sẽ zoom từng chi tiết của sản phẩm nhưng việc lựa chọn qua màn hình livestream sẽ khó có thể nhận biết được thật giả. Hãy lựa chọn những chủ shop uy tín hoặc đặt mua trực tiếp tại các website của hãng.

(Theo Tổ Quốc)

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
3 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
2 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
38 phút trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
54 phút trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
7 phút trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
17 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
17 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
20 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
23 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.