Leflair muốn bổ nhiệm lại người cũ làm CEO, đảm nhận chiến lược M&A và thu hút vốn tiến tới IPO

13/04/2022 08:33
Đáng chú ý, Công ty cũng bổ nhiệm ông Loic Gautier làm Tổng Giám đốc điều hành (CEO) của LFG. Được biết, ông Loic Gautier là một trong hai lãnh đạo của Leflair Việt Nam trước khi Sopa mua lại.

Sau khi niêm yết trên Nasdaq, Society Pass (Sopa) - nền tảng khách hàng trung thành dựa trên dữ liệu Đông Nam Á – vừa có thông báo đã hoàn thành quá trình tái cấu trúc Leflair, chuyển đổi thành Leflair Group (LFG).

Đáng chú ý, Công ty cũng bổ nhiệm ông Loic Gautier làm Tổng Giám đốc điều hành (CEO) của LFG. Được biết, ông Loic Gautier là một trong hai lãnh đạo của Leflair Việt Nam trước khi Sopa mua lại.

Nói về động thái này, đại diện Sopa cho biết ngay sau khi mua lại thương hiệu Leflair, Công ty đã chủ động tiếp cận với các nhân sự cấp cao từng vận hành và mang lại thành công cho Leflair hồi những năm 2015 để tận dụng tối đa kinh nghiệm của họ trong đào tạo nhân lực chung của Leflair.

Theo đó, ông Loic Gautier trong vai trò CEO điều hành LFG sẽ chịu trách nhiệm về chiến lược mở rộng nền tảng rộng khắp Đông Nam Á (SEA), đồng thời đàm phán M&A nhằm mua lại các nền tảng có liên quan trong phân khúc bán lẻ trực tuyến và lĩnh vực phong cách sống – lifestyle.

Loic Gautier là người Pháp, chuyên lĩnh vực thương mại điện tử và bán lẻ tại Đông Nam Á. Trước đó, ông đã từng làm việc cho các công ty thương mại điện tử đa quốc gia như Groupon ở Châu Âu và Lazada ở Đông Nam Á, chịu trách nhiệm về quản lý kinh doanh và phát triển thị trường.

Loic Gautier thành lập Leflair Việt Nam vào năm 2015 và trở thành CEO dẫn dắt startup này phát triển trong suốt 5 năm sau đó.

Trong suốt quãng thời gian này, Leflair đã gọi vốn tổng cộng 12 triệu USD từ các quỹ đầu tư mạo hiểm và mở rộng sang 3 thị trường khác trong khu vực trước khi được Sopa mua lại vào năm 2021.

Phía Sopa cũng nhấn mạnh, liên quan đến các công nợ với nhà cung cấp tại Việt Nam, Công ty chỉ mua lại thương hiệu Leflair từ đối tác là nhà sáng lập ở Hồng Kông, không liên quan đến pháp nhân tại Việt Nam.

Hiện, nền tảng Leflair đã ra mắt với chiến lược mới, tập trung phát triển nền tảng Leflair thành một hệ sinh thái bán lẻ và tiếp thị trong phân khúc hàng hiệu tại Đông Nam Á. Song song, LFG cũng sẽ tiếp tục mở rộng việc đàm phán M&A nhằm mua lại các nền tảng có liên quan trong phân khúc bán lẻ trực tuyến, lĩnh vực phong cách sống, truyền thông và tiếp thị… từng bước tiến tới các vòng gọi vốn để thu hút nhà đầu tư và hướng đến việc niêm yết – IPO trong thời gian tới.

Về phía Sopa, sau khi niêm yết trên Nasda, Công ty cho biết đã và đang tập trung vào hoạt động M&A nhằm đầu tư mua lại các công ty có nền tảng trực tuyến hoạt động trên 6 ngành dọc được kết nối trong các lĩnh vực như phong cách sống, F&B, du lịch, phần mềm công nghệ cho doanh nghiệp (B2B software), quảng cáo trực tuyến và nền tảng loyalty tại các thị trường ưu tiên của Đông Nam Á - Việt Nam, Indonesia và Philippines.

Ngoài Leflair.com, Sopa cũng đang vận hành Pushkart.ph - công ty giao hàng tạp hóa ở Philippines và Handycart.vn - dịch vụ giao hàng trực tuyến hàng đầu có trụ sở tại Hà Nội, Việt Nam.

https://cafef.vn/leflair-muon-bo-nhiem-lai-nguoi-cu-lam-ceo-dam-nhan-chien-luoc-ma-va-thu-hut-von-tien-toi-ipo-20220412104646436.chn

Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "đại thắng", Trung Quốc, EU, Nhật Bản đua nhau mua
53 phút trước
Trong 2 tháng đầu năm, một sản phẩm trong nhóm hàng này có mức tăng trưởng lên đến gần 700%.
Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
2 giờ trước
Tại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.
Đây là hãng xe điện nhiều người mua nhất thế giới: Việt Nam còn bán mà tại sao ở Mỹ lại "mất tích" kỳ lạ?
2 giờ trước
Không giống như Tesla, vốn định vị là thương hiệu cao cấp, công ty này xây dựng thành công dựa trên khả năng tiếp cận giá cả và đang trở thành thế lực không thể ngăn cản.
Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”
3 giờ trước
Loại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.
Giá iPhone có thể tăng thêm 18 triệu vì thuế, nếu đưa về Mỹ sản xuất thì chi phí "khổng lồ" tới mức nào?
3 giờ trước
Nếu sản xuất mọi thành phần riêng lẻ của iPhone, từ màn hình cảm ứng đến bộ nhớ trong ở Mỹ thì sẽ mất... một số tiền khổng lồ, WSJ nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.