Lên kế hoạch đưa từng bộ phận KCN tại Bắc Ninh, Bắc Giang trở lại hoạt động sớm nhất

25/05/2021 10:44
Vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản 120/TB-VPCP ngày 24/5/2021 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo trực tuyến với các tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang.

Trước diễn biến dịch Covid-19 còn phức tạp tại hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, đặc biệt là các khu công nghiệp và làm lây lan ra cộng đồng, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch, đặc biệt chú ý:

UBND hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang chủ động, sáng tạo trong tổ chức, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp, đúc kết thành bài học kinh nghiệm để phổ biến cho các địa phương có khu công nghiệp trên cả nước vận dụng vào thực tiễn khi có dịch xảy ra.

Phân loại các trường hợp F1 để thực hiện cách ly, xét nghiệm phù hợp, có kế hoạch đưa từng phần, từng bộ phận của nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp trở lại hoạt động an toàn, sớm nhất; đặc biệt là các doanh nghiệp trong các chuỗi sản xuất của các tập đoàn lớn.

Chỉ đạo các nhà máy, xí nghiệp xây dựng phương án tổ chức sản xuất trong tình hình dịch còn kéo dài; xây dựng hệ thống quản lý đến từng cá nhân trong khu công nghiệp; thực hiện phân chia, ưu tiên các nhóm doanh nghiệp trong khu công nghiệp, đồng thời áp dụng giãn cách theo từng thời điểm.

Không để các bệnh viện tại trung tâm quá tải

Đáng chú ý, Bộ Y tế chỉ đạo phương án tổ chức điều trị bệnh nhân nặng, bệnh nhân mới không có triệu chứng bệnh nhẹ, đã xét nghiệm âm tính lần 1, lần 2 không để các bệnh viện tại trung tâm tỉnh lỵ Bắc Ninh, Bắc Giang quá tải; giải phóng bớt bệnh nhân tại các bệnh viện tuyến tỉnh để dành chỗ cho việc điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng.

Phó Thủ tướng chỉ đạo các địa phương tăng cường quản lý người lao động về địa phương, nhất là từ các tỉnh đang có dịch; chủ động nâng cao năng lực xét nghiệm, không bị động khi dịch phát sinh theo phương châm 4 tại chỗ.

Khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn việc cách ly y tế

Bộ Y tế khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn việc cách ly y tế linh hoạt, thực hiện xét nghiệm đối với các trường hợp F1, trước mắt là đối với hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang để hai tỉnh thí điểm việc tổ chức đi làm trở lại theo từng vùng, từng ca, từng phân xưởng, dây chuyền sản xuất.

Khẩn trương hướng dẫn các địa phương chủ động bổ sung trang thiết bị, phương tiện, sinh phẩm, hóa chất, nhất là test xét nghiệm nhanh với phương châm 4 tại chỗ theo kịch bản có 30.000 ca mắc.

Ban hành ngay văn bản tháo gỡ vướng mắc liên quan tới thu hoạch nông sản trong vùng, khu cách ly, phong tỏa.

Hoàn thiện quy định xác định mức độ nguy cơ và các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng, ban hành trước ngày 27/5/2021.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Chỉ thị Phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5/2021.

Chỉ đạo các địa phương thành lập "Tổ thông tin đáp ứng nhanh" để tiến hành tổng hợp các cách thức ứng phó dịch Covid-19 tại các khu công nghiệp, xây dựng nền tảng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về phòng, chống dịch Covid-19 tại các khu công nghiệp trên cả nước.

Không để ngưng trệ, gãy chuỗi sản xuất

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương khẩn trương chỉ đạo các nhà máy, xí nghiệp, đặc biệt các khu công nghiệp, thực hiện các giải pháp bảo đảm phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo sản xuất an toàn không để ngưng trệ, gãy chuỗi sản xuất.

Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổ phân tích thông tin của Ban Chỉ đạo Quốc gia khẩn trương hoàn thiện phương án hỗ trợ thực hiện khai báo y tế, theo dõi sức khỏe đối với công nhân các khu công nghiệp.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
9 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
9 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
8 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
7 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
7 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cảnh báo: Hãy mua vàng hay bất cứ thứ gì không in thêm được, hãy chuẩn bị tinh thần
6 giờ trước
"Tôi không muốn điều này xảy ra nhưng tốt hơn nên chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất thay vì ngồi đó mơ mộng, điều mà phần lớn nhà đầu tư hiện nay đang làm", tác giả Robert Kiyosaki lo ngại.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
9 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
10 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
10 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".