Lì lợm, gồng mình trước biến cố lịch sử, nhưng 'có lũ thì phù sa mới về'icon

Giãn cách xã hội kéo dài tại TP.HCM là cú sốc, gây tổn thương nhiều doanh nghiệp và đặc biệt là giới doanh nhân, chủ doanh nghiệp. Nhưng họ đã vượt qua, duy trì hoạt động cùng người lao động và đóng góp cho xã hội theo những cách riêng.

Giãn cách xã hội kéo dài tại TP.HCM là cú sốc, gây tổn thương nhiều doanh nghiệp và đặc biệt là giới doanh nhân, chủ doanh nghiệp. Nhưng họ đã vượt qua, duy trì hoạt động cùng người lao động và đóng góp cho xã hội theo những cách riêng.

 

Đối xử bằng tấm lòng, nhận lại bằng tấm lòng

13 năm gắn bó với Công ty TNHH Datalogic Việt Nam - một doanh nghiệp FDI của Ý, Tổng giám đốc Trần Tiến Phát cho rằng, 4 tháng qua tại TP.HCM là thời gian căng thẳng nhất đối với lãnh đạo DN khi phải đương đầu với những vấn đề chưa từng gặp. Đặc biệt, bài toán đảm bảo cuộc sống an toàn và duy trì sản xuất cho hơn 500 cán bộ công nhân viên.

Theo đại diện Datalogic, thực hiện “3 tại chỗ” tốn chi phí không hề nhỏ. Lao động làm tăng ca được chi trả cao hơn mức quy định, đi kèm là dinh dưỡng ăn uống và sức khỏe. Việc xét nghiệm tổ chức định kỳ, cần thiết có đội ngũ bác sỹ bên ngoài vào thăm khám cho công nhân.

Tuy không phải là DN có mức trả thù lao cao cho người lao động “3 tại chỗ”, nhưng chính chủ trương đặt sức khỏe nhân sự lên hàng đầu, sau đó mới đến doanh số và hoạt động sản xuất đã giúp DN có đội ngũ nhân lực hàng trăm người cùng đồng hành đi qua chuỗi ngày giãn cách.

Lì lợm, gồng mình trước biến cố lịch sử, nhưng 'có lũ thì phù sa mới về'
Ông Trần Tiến Phát và các nhân viên năm 2019 (ảnh: Datalogic)

“Hàng tuần, chúng tôi lắng nghe từng chia sẻ về khó khăn của công nhân khi làm '3 tại chỗ'. Điều gì đúng thì giải quyết, điều gì không đúng sẽ giải thích. Tôi nghĩ thù lao không phải vấn đề quyết định, hãy đối xử với người lao động bằng tấm lòng và họ sẽ đáp lại bằng tấm lòng”, vị tổng giám đốc nhớ lại.

Còn CEO của Đại Phúc Land, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, nhận định, quan trọng là hàng trăm nhân sự, người lao động phải đảm bảo cuộc sống, chế độ lương bổng, phúc lợi. Trong 4 tháng giãn cách xã hội, 2 tháng đầu người lao động của DN được trả 100% lương, 2 tháng sau có điều chỉnh giảm nhẹ. Dù nhân viên làm việc tại nhà, công ty vẫn duy trì chế độ như vậy để họ yên tâm gắn bó với DN.

Dịch bệnh làm xáo trộn mọi kế hoạch kinh doanh trong năm. Bà Hương khẳng định, ngoài việc chống chịu tác động của dịch bệnh khi doanh thu bị giảm sâu, DN vẫn phải vận hành hoạt động, duy trì, bảo toàn lực lượng cũng như bảo toàn thành quả đã gây dựng cả chục năm qua.

“Đây là biến cố mang tính lịch sử, không chỉ với Việt Nam mà cả các quốc gia khác. Điều quan trọng của mỗi doanh nhân khi chèo lái doanh nghiệp là tâm thế đối mặt với dịch bệnh, chấp nhận và có giải pháp ứng phó linh hoạt với tình huống bất khả kháng này”, nữ CEO nói.

Lì lợm, gồng mình trước biến cố lịch sử, nhưng 'có lũ thì phù sa mới về'
CEO Nguyễn Thị Thanh Hương (ảnh: NVCC)

Có lũ thì phù sa mới về

Trung tuần tháng 7/2021, giá thành nguyên liệu và chi phí sản xuất tăng cao do giãn cách xã hội, ảnh hưởng tới các DN kinh doanh trứng gia cầm dẫn đến tình trạng thua lỗ. Sở Công Thương TP.HCM khi đó đồng ý với chủ trương cho tăng giá trứng cung ứng ra thị trường.

Tuy nhiên, bà Phạm Thị Huân - Tổng giám đốc Công ty Ba Huân, không đồng ý. Bà khẳng định, các DN bình ổn đóng vai trò giải cứu thị trường, nếu tăng giá theo kiểu “tát nước theo mưa” sẽ gây biến động và làm mất tính nhân văn của chương trình bình ổn. Hai lần bà Huân xua tay từ chối đề nghị nâng giá từ phía Sở, với lý do dân nghèo mới xài trứng.

DN này tiếp tục bán với giá dưới giá thành, chấp nhận lỗ. Đây là cũng là hình thức để người dân hỗ trợ ngược lại DN tiêu thụ sản phẩm trong thời gian cao điểm giãn cách xã hội.

“Kinh doanh là cả một đời người chứ đâu phải mỗi giai đoạn này. Sinh mạng con người mới quan trọng, còn người chúng ta sẽ khôi phục dần kinh tế. Dẫu rằng, khó khăn khi đại dịch ập đến là điều tất cả doanh nghiệp, doanh nhân đều gặp phải. Nhưng, có lũ thì phù sa mới về, sau lũ phù sa đến với mình. Các doanh nhân sẽ tìm cách khắc phục, khi giữ được sức khỏe thì những rào cản khác rồi cũng vượt qua”, bà Huân nêu quan điểm.

Lì lợm, gồng mình trước biến cố lịch sử, nhưng 'có lũ thì phù sa mới về'
Bà Phạm Thị Huân - bà Ba Huân (ảnh: NVCC)

Nữ tướng ngành trứng ủng hộ người dân bằng cách giảm giá thì anh Nguyễn Hoài Thanh - chủ của chuỗi tiệm cắt tóc Đông Tây Barber Shop - lại quyết định cho nhân viên vào tình nguyện cắt tóc miễn phí tại các khu cách ly và bệnh viện dã chiến cho lực lượng y bác sỹ tuyến đầu và các đơn vị có nhu cầu. Tổng cộng, có 45 đơn vị trên địa bàn TP.HCM, với khoảng 20.000 lượt người được các nhân viên của anh Thanh cắt tóc từ ngày 20/7 tới nay. Công việc này vẫn đang được tiếp tục.

Tình nguyện đi cắt tóc vùng dịch tuy nguy hiểm, nhưng các nhân viên của DN vẫn xung phong và đều đã chuẩn bị phương án an toàn về sức khỏe dự phòng cũng như phương án cách ly.

Theo anh Thanh, các doanh nhân đã cố gắng duy trì DN theo mỗi góc độ khác nhau. Sự “lỳ lợm” khiến nhiều người không muốn nhân viên thất nghiệp và phải đảm bảo đời sống thu nhập cho nhân sự. Còn ai có điều kiện, có thể góp sức lực thì sẽ đóng góp để TP chóng quay lại chuỗi ngày bình yên.

“Chỉ có một từ để nói với giới doanh nhân lúc này thôi. Từ 'gồng'. Không có thêm từ nào để nói về những tháng ngày giãn cách đã qua của người các chủ doanh nghiệp”, anh nói.

Lì lợm, gồng mình trước biến cố lịch sử, nhưng 'có lũ thì phù sa mới về'
Doanh nhân trẻ Nguyễn Hoài Thanh
Bà Phạm Thị Huân: "Dẫu rằng, khó khăn khi đại dịch ập đến là điều tất cả doanh nghiệp, doanh nhân đều gặp phải. Nhưng, có lũ thì phù sa mới về, sau lũ phù sa đến với mình".

Ông Trần Tiến Phát: “Đây thực sự là một giai đoạn không thể quên trong sự nghiệp của những doanh nhân như chúng tôi. Doanh nhân dám đương đầu, dám chịu trách nhiệm và tuân thủ. Khi diễn biến dịch liên tục thay đổi đi kèm với đó là các chỉ đạo, giới doanh nhân phải đương đầu tìm phương án phù hợp”.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương: "Tôi chọn từ “thích ứng” để miêu tả về giới doanh nhân tại tâm dịch TP.HCM và khu vực phía Nam. Vì khả năng chống chịu, ứng phó của họ với diễn biến dịch và thị trường". 

Bà Trần Kim Nga - Giám đốc Đối ngoại MM Mega Market: "Giới doanh nhân và các doanh nghiệp đã và đang trải qua thời kỳ dịch bệnh chưa từng xảy ra trong lịch sử. Với ý chí không gì là không thể, quyết trụ vững, cùng tinh thần đồng lòng của người lao động, sức bật và sự bền bì sẽ giúp chúng ta lấy lại đà phát triển mạnh mẽ hơn".

Ông Chu Tiến Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM: “Ngày tháng qua phải nói là những thách thức, khó khăn chưa từng có với người dân và với doanh nghiệp, cộng đồng doanh nhân. Nhiều mất mát, đau thương, sự tổn thất không thể nào ghi nhận hết được. Tôi mong các doanh nhân hãy coi đó là những ký ức của lịch sử mà chúng ta đã trải qua. Lúc này phải tiếp tục nhìn về phía trước, hướng tới tương lai, cùng đoàn kết và không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Trần Chung 

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
20 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
19 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
55 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
43 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
5 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
8 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
22 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.