Liên tục nằm trong top hút vốn FDI dẫn đầu cả nước, TP. HCM đặt mục tiêu sau năm 2030 trở thành trung tâm tài chính toàn cầu

06/06/2022 14:35
Theo dự thảo Đề án xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại TP. HCM, sau năm 2030, thành phố đặt mục tiêu là một trung tâm tài chính toàn cầu. Lúc này, Khu tài chính Quận 1 và Thủ Thiêm sẽ trở thành cụm tài chính về ngân hàng và Fintech với các giao dịch mang tính toàn cầu.

Tại phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội TP. HCM tháng 5, 5 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp tháng 6/2022, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM, bà Phan Thị Thắng đánh giá, kinh tế thành phố tiếp tục phục hồi tốt, tạo sự tin tưởng trong Nhân dân và doanh nghiệp; đạt được một số kết quả tích cực.

Về lĩnh vực kinh tế - xã hội, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 5/2022 ước tăng 6,5% so với tháng 4, tăng 9% so với cùng kỳ; 5 tháng ước tăng 2,6% so với cùng kỳ. Trong đó, 4 ngành công nghiệp trọng yếu 5 tháng ước tăng 5,6% so với cùng kỳ.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 tăng nhẹ 0,84% so với tháng trước nhưng tăng 10,4% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước 5 tháng ước đạt 209.824 tỷ đồng, đạt 54,28% dự toán năm và tăng 19,52% so với cùng kỳ. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 57.200 tỷ đồng, đạt 49,10% dự toán, tăng 11,7% so với cùng kỳ.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp qua cửa khẩu cả nước ước đạt 20,7 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp qua cửa khẩu cả nước ước đạt 28,4 tỷ USD, tăng 11,6% so cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 39.509 tỷ đồng, tăng 9,8% so với cùng kỳ. Khách du lịch nội địa đến TPHCM ước đạt 8,97 triệu lượt, tăng 24,9% so với cùng kỳ.

Liên tục nằm trong top hút vốn FDI dẫn đầu cả nước, TP. HCM đặt mục tiêu sau năm 2030 trở thành trung tâm tài chính toàn cầu - Ảnh 1.

Bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM phát biểu tại phiên họp

Tổng kết 5 tháng đầu năm, TP. HCM cũng nằm trong top 5 các địa phương ghi nhận vốn đăng ký cấp mới của các dự án FDI nhiều nhất cả nước.

Liên tục nằm trong top hút vốn FDI dẫn đầu cả nước, TP. HCM đặt mục tiêu sau năm 2030 trở thành trung tâm tài chính toàn cầu - Ảnh 2.

Đơn vị: Triệu USD. Nguồn: Tổng cục Thống kê

Xét về số lượng các dự án FDI, TP. Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu với 233 dự án được cấp phép trong giai đoạn 1/1 đến 20/5/2022

Liên tục nằm trong top hút vốn FDI dẫn đầu cả nước, TP. HCM đặt mục tiêu sau năm 2030 trở thành trung tâm tài chính toàn cầu - Ảnh 3.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong giai đoạn từ năm 2017-2021, TP. HCM luôn nằm trong top 3 địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất cả nước. Trong nhiều năm, thành phố đã thu hút rất nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chiếm một lượng lớn đầu tư gián tiếp qua kênh mua bán - sáp nhập (M&A), các quỹ đầu tư mạo hiểm và kiều hối.

Liên tục nằm trong top hút vốn FDI dẫn đầu cả nước, TP. HCM đặt mục tiêu sau năm 2030 trở thành trung tâm tài chính toàn cầu - Ảnh 4.

Tình hình thu hút vốn FDI của TP. HCM giai đoạn 2017- 2021 (tỷ USD). Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM, bà Phan Thị Thắng cho biết, được sự chấp thuận chủ trương của Trung ương và Chính phủ, thành phố đã triển khai dự thảo Đề án xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại TP. HCM với lộ trình cụ thể cho từng giai đoạn.

Trong đó, giai đoạn từ nay đến 2025, TP. HCM sẽ thực hiện các chương trình hành động cùng các cơ chế - chính sách đặc thù nhằm mục tiêu củng cố vị thế Trung tâm tài chính (TTTC) quốc gia của thành phố.

Cụ thể, thành phố sẽ tìm cách nâng hạng từ TTTC thứ cấp thành TTTC quốc tế trong xếp hạng Chỉ số các TTTC toàn cầu (GFCI) trước năm 2025 với năng lực cạnh tranh và trình độ phát triển ở mức trung bình trong khu vực Đông Nam Á. Giai đoạn này, TP. HCM bước đầu định hình Khu trung tâm tài chính - thương mại phức hợp tại Thủ Thiêm.

Liên tục nằm trong top hút vốn FDI dẫn đầu cả nước, TP. HCM đặt mục tiêu sau năm 2030 trở thành trung tâm tài chính toàn cầu - Ảnh 5.

Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 4

Từ năm 2026 đến 2030, TP đặt mục tiêu là một TTTC quốc tế có thứ hạng cao ở châu Á. Trong đó, Khu trung tâm tài chính - thương mại phức hợp tại Thủ Thiêm trở thành cụm ngành tài chính về Fintech gắn với hệ thống ngân hàng, dịch vụ quản lý đầu tư - tài sản gắn với thị trường vốn và giao dịch hàng hóa phái sinh xuyên biên giới.

Trong dài hạn từ năm 2031 trở đi, TP sẽ nỗ lực đạt thứ hạng cao trong số các TTTC toàn cầu, tiếp tục lộ trình hội nhập tài chính trên cơ sở tự do hóa đồng Việt Nam và tự do hóa tài khoản vốn. Lúc này, Khu tài chính Quận 1 và Thủ Thiêm sẽ trở thành cụm tài chính về ngân hàng và Fintech với các giao dịch mang tính toàn cầu.

"Để thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn nói riêng, của TTTC quốc tế Việt Nam tại TP. HCM nói chung cần rất nhiều các chính sách thực sự đột phá, bởi khi đó mới có thể cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới", Phó Chủ tịch UBND TP. HCM, bà Phan Thị Thắng nhấn mạnh.

Hiện TP. HCM đóng góp khoảng 22% GDP và gần 25% thu ngân sách cả nước. Đặc biệt, quy mô các hoạt động tài chính của TP. HCM là 119 nghìn tỷ đồng, chiếm đến 35,2% cả nước.

Trong khi đó, tổng giá trị vốn hóa tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM chiếm hơn 95% toàn thị trường và gần 65% GDP cả nước năm 2020. Còn tổng giá trị giao dịch trái phiếu doanh nghiệp của thành phố đạt hơn 33 nghìn tỷ đồng.

https://cafef.vn/lien-tuc-nam-trong-top-hut-von-fdi-dan-dau-ca-nuoc-tp-hcm-dat-muc-tieu-sau-nam-2030-tro-thanh-trung-tam-tai-chinh-toan-cau-20220606103709263.chn

Tin mới

Việt Nam lần đầu sản xuất được loại thiết bị trị giá gần 2 triệu USD, ý nghĩa rất lớn
5 giờ trước
Đây là sản phẩm có vai trò rất quan trọng tại các cảng biển.
Mazda CX-5 lần đầu bán vượt Xpander, Ranger trong năm nay, dễ thành xe xăng/dầu bán chạy nhất tháng tại Việt Nam sau cơn sốt giảm giá kịch sàn
6 giờ trước
Mazda CX-5 đứng trước cơ hội ẵm cả danh hiệu xe động cơ đốt trong bán chạy nhất thị trường và vua doanh số phân khúc SUV hạng C.
'Ai cũng vội vã': Nhà máy Trung Quốc chạy hết công suất trở lại, đua xuất hàng sang Mỹ sau thoả thuận tạm thời
6 giờ trước
Các nhà sản xuất Trung Quốc đang tận dụng thời gian tạm dừng trong cuộc chiến thương mại để xuất khẩu càng nhiều lô hàng càng tốt - và chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tiếp theo có thể xảy ra.
Chiếc xe tay ga không ABS của nhà Suzuki khiến thị trường Trung Quốc 'náo loạn': Người dùng nóng ruột, hãng vẫn im lặng!
6 giờ trước
Theo thông tin từ Moto Fine, trang web chuyên phân tích những thông tin về xe máy tại thị trường Trung Quốc, phiên bản ABS của Suzuki UY125 có thể sẽ ra mắt vào khoảng tháng 9 năm nay, trùng với lịch ra mắt bản nâng cấp năm ngoái.
Giá iPhone 17 sắp tăng, do “cơn bão” thuế quan?
6 giờ trước
Apple đang cân nhắc tăng giá cho dòng iPhone 17 dự kiến ra mắt vào mùa thu năm nay, theo tờ The Wall Street Journal.

Tin cùng chuyên mục

HOT: VinFast bất ngờ khoe hình ảnh mẫu xe điện mới cứng, chốt lịch ra mắt ngay ngày mai
1 ngày trước
Mẫu xe điện này sẽ chính thức được VinFast công bố tới thị trường trong 24 giờ tới.
Khách hàng Techcombank chú ý, các thiết bị này không thể truy cập ứng dụng ngân hàng từ ngày 11/5
2 ngày trước
Ứng dụng ngân hàng Techcombank Mobile sẽ chỉ hoạt động từ phiên bản 3.1.0 trở lên với hệ điều hành từ iOS 15 và Android 8.0 trở lên.
Nghịch lý giá ô tô nhập khẩu
3 ngày trước
Các nhà phân phối hưởng lợi lớn, người tiêu dùng chịu thiệt khi thị trường ô tô thiếu cạnh tranh và minh bạch về giá
Chuyên gia chỉ cách đặt mật khẩu không lo hacker bẻ khóa, ai cũng nên biết
10/05/2025 09:01
Các tin tặc có thể tận dụng trí tuệ nhân tạo để dò tìm mật khẩu tài khoản trực tuyến của người dùng trong chớp mắt. Vậy phải đặt mật khẩu như thế nào để bảo vệ an toàn cho tài khoản của bạn?