"Liều thuốc" đặc hiệu cho kinh tế hậu Covid-19: Trong nguy có cơ (Kỳ 3)

25/04/2020 09:17
(Dân Việt) Theo nhận định của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, đại dịch Covid -19 là một cơ hội để để nền kinh tế Việt Nam tự nhìn lại và cải tổ lại cách hoạt động.

Xin ông cho biết nhận định về ảnh hưởng của dịch Covid -19 tới nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng?

- Trước hết, Covid-19 là một đại dịch toàn cầu và gây tác hại cho tất cả các nền kinh tế thế giới. Trong đó, dấu hiệu rõ ràng nhất cho sự tác động tới nền kinh tế là hoạt động xuất nhập khẩu bị ngưng trệ. Hiện tại, các nước Liên minh châu Âu cấm người ngoài khối Eu vào đứa nước họ. Tuy nhiên, về hàng hóa, họ chủ trương cứ nhận.

Còn về giao thương hàng hóa giữa Việt Nam với Trung Quốc có một thời kỳ bị ngưng trệ. Hiện tại, hoạt động này tiếp tục khôi phục lại và cái đó cần phải được đẩy mạnh trên tất cả lĩnh vực có thể. 

Các doanh nghiệp Trung Quốc họ rất linh hoạt, hành động hết sức thuận lợi, đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhanh chóng và không có đòi hỏi, kêu ca phàn nàn điều gì.

Một tác động rất rõ ràng của Covid -19 nữa là nó làm đứt gãy các chuỗi giá trị. Ví dụ như Trung Quốc là một nền kinh tế năm 2008 được khoảng 9%, bây giờ lên tới 17% GDP toàn cầu. Họ cung ứng rất nhiều các linh kiện ôtô, máy bay, linh kiện điện tử, bây giờ họ bị Covid - 19 ảnh hưởng như thế này thì phải ngưng hoạt động của một số nhà máy. 

Về phía Việt Nam, số công nhân của Trung Quốc làm việc bị ảnh hưởng dịch bệnh cũng chưa quay lại được. Tất cả cái đó làm cho  sản xuất của Việt Nam bị tác động lớn, ví dụ như ngành dệt may, nhập linh kiện của Trung Quốc rất nhiều, phải đến 60%.

Nguyên nhân Việt Nam phải nhập nhiều đến như vậy vì Trung Quốc làm rất rẻ và họ cũng rất linh hoạt đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp. Ví dụ như ông đặt hàng mẫu này, sau đó 10 ngày, khách hàng tiếp tục đặt mẫu mới bởi vì hàng may mặc dù nó thay đổi theo thời gian.

Đến bây giờ chuỗi cung ứng trên bị đứt gãy, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam lại phải đi đặt hàng ở các nguồn khác như Đài Loan, Ấn Độ, Bangladesh. Tuy nhiên, cũng phải nói đặt là đặt được ngay. Cách tốt nhất về lâu dài là phải nghĩ đến việc xây dựng các sản phẩm, nguồn cung nguyên liệu ở trong nước. 

Dịch Covid-19 làm cho kinh tế toàn cầu giảm sút, Quỹ tiền tệ Quốc tế đã gửi báo cáo nhiều tới các công ty tư vấn. Theo đó, nền kinh tế có thể giảm sút từ 0,5% tới 0,8% GDP. Đây là một mức giảm sút nghiêm trọng.

Đối với kinh tế Việt Nam thì có thể giảm sút là khoảng 0,8 cho đến 1% tuỳ thuộc vào việc dịch bệnh hồi phục, chấm dứt nhanh hay chậm. Ngoải ra, năm nay Việt Nam lại có một điều không may là có thêm vấn đề hạn hán ở miền Nam và miền Trung cho nên thiệt hại về nông nghiệp cũng không nhỏ. 

Sau đó, Thủ tướng chỉ thị về đẩy mạnh cải cách giúp doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước đã có gói 250.000 tỷ tín dụng của các ngân hàng thương mại. Còn về phía động thái của Chính phủ là hoãn, cắt giảm thuế, hoãn trả tiền thuê đất… Trong điều kiện ngân sách của chúng ta còn hạn chế thì đó là những động thái tích cực.

"lieu thuoc" dac hieu cho kinh te hau covid-19: trong nguy co co (ky 3) hinh anh 1

TS. Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương. (Ảnh: T.L)

Theo đánh giá của ông Việt Nam cần làm gì để chuẩn bị cho kịch bản kinh tế thời kỳ sau khi dịch Covid-19 kết thúc?

- Trong thời gian đầu khi dịch bệnh mới phát tác, có người đòi hỏi tại sao ta không đóng cửa biên giới? Nhưng rõ ràng làm sao có thể đóng cửa biên giới được? Các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc là ba kênh đầu tư lớn vào Việt Nam, nếu đóng cửa không khác gì mình tự thắt cổ. 

Vấn đề đối với nền kinh tế Việt Nam là “trong nguy có cơ, trong hoạ có phúc” Trong tình hình khó khăn hiện tại thì phải thấy đây là một cơ hội để xem xét lại mình. Qua đó, tính toán, định hình, tổ chức lại nền kinh tế để có thể khôi phục lại trong thời kỳ “hậu Covid-19”.

Một là phải tính toán tới việc tạo ra nguồn đầu vào tối thiểu để khi có những biến động lớn như hiện tại có thể làm việc cầm cự trong vài tháng được. Việc đầu vào của chúng ta bị phụ thuộc khiến các hoạt động kinh tế rất bị động. Đây là cơ hội để chúng ta phải tự nhìn lại mình, nhìn thấy những điểm yếu, sơ hở của mình trong vấn đề nguồn nguyên nguyên liệu. 

Về nguồn nguyên liệu, ngay bây giờ chúng ta cần làm gì để chuẩn bị để phục hổi hoạt động kinh tế sau khi dịch bệnh kết thúc? Trước hết, chúng ta có thể hợp tác với các nước khác tạo thêm nguồn đầu vào. 

Hai nữa là chúng ta chuyển sang các mảng thị trường cao cấp, hướng tới việc xuất khẩu sang thị trường châu Âu, Trung Đông. Tôi có biết có một doanh nghiệp ở TP.HCM, đã từng xuất hàng nghìn tỷ đồng hàng hoá chỉ toàn làm các đồ cho thị trường Trung Đông.

Trong đó, mặt hàng chủ yếu là quần áo, mặt nạ, vải… Theo đó, họ nhập nguyên liệu của Nhật về, không cần làm đình đám, quảng bá gì nhiều, một năm xuất khẩu khoảng 2.000 tỷ đồng. 

Xin ông phân tích cụ thể hơn về những việc trước mắt Việt Nam cần phải làm, định hướng tới các mục tiêu trung hạn và dài hạn?

- Nhìn nhận lại, chúng ta phải đa dạng hóa, tìm kiếm thị trường, hiện tại, Việt Nam đang phụ thuộc vào Trung Quốc vì mặt hàng của chúng ta chỉ chọn mảng thị trường thấp. Còn đối với phân khúc thị trường cao, chúng ta lại không làm được.

Điều thứ hai nữa là Việt Nam phải hợp tác với các thương hiệu lớn của thế giới để anh tham gia vào chuỗi giá trị của nó chứ không nên chỉ làm gia công. Hiện tại, chúng ta chủ yếu làm gia công, nhập linh kiện về lắp ráp.

Do vậy giá trị gia tăng của sản phẩm rất thấp, ví dụ như sản phẩm điện thoại Galaxy của Samsung ở Việt Nam chỉ có vài %. Chúng ta muốn làm được thì phải có trình độ công nghệ, cần cập nhật, hợp tác và cho họ kiểm tra. 

Tôi nói ví dụ rất đơn giản như một mô hình nuôi sò biển, hay nuôi tôm xuất sang Nhật. Việc cần làm là phải mời chuyên gia Nhật tới sẽ hướng dẫn, xem xét ký hợp đồng dài hạn, lắp camera để họ kiểm soát. 

Nếu bây giờ chúng ta không đáp ứng các điều kiện sản xuất, vẫn theo kiểu cũ thì không ăn thua gì. Đấy là những điều mà chúng ta phải thấy rằng đây là cơ hội để chúng ta phải vươn lên với tinh thần tự thay đổi.

Việt Nam có lợi thế là chúng ta có nền nông nghiệp nhiệt với đới xoài, sầu riêng,.. những trái cây mà châu Âu không có. Hiện tại, chúng ta đã ký được Hiệp định EVFTA rất thuận lợi để xuất khẩu, vậy chúng ta cần tranh thủ làm ngay.

Quay trở lại về vấn đề các công đoạn công nghệ, thì phải giúp cho các doanh nghiệp và các doanh nghiệp tư nhân đủ lớn để kết hợp lại với nhau. Đây là một trong những mặt chúng ta đang rất yếu.

Chỉ nói ví dụ đơn giản như vừa qua, Samsung đi kêu gọi cung ứng gần 110 với linh kiện. Sau đó, 1200 doanh nghiệp Việt Nam ngồi lại với nhau, lập một hội đồng xem xét đánh giá. Cuối cùng, chỉ chọn được 10 doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp phải đầu tư nhà máy lên tới 10 đến 12 triệu USD để từng cái đinh ốc sản xuất cho họ đều phải trên hệ thống tự động, không cái nào khác tiêu chuẩn dù chỉ một chi tiết nhỏ.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

LTS: Việt Nam đã bước đầu có những kết quả khả quan trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 bằng những giải pháp đúng đắn và quyết liệt mà Chính phủ đã đề ra. Với kết quả này, hiện các ngành nghề kinh tế cũng đang  bước vào giai đoạn hồi phục kinh tế thời hậu Covid-19 sau khi bị dịch bệnh này giáng những đòn nặng nề.

Chính phủ cũng đã kịp thời đưa ra những gói hỗ trợ đối với các doanh nghiệp, ngành nghề nhắm thúc đẩy phát triển kinh tế thời hậu Covid-19. Tuy nhiên, muốn nền kinh tế "bật như lò xo" sau dịch, muốn phát triển kinh tế bằng mọi giá thì phải hành động quyết liệt và khôn ngoan. Điều này sẽ là thách thức không nhỏ cho những tướng lĩnh đang cầm quân trên mặt trận kinh tế.

Ngoài ra, để "chữa trị" cho một nền kinh tế bị tổn thương, ngoài những liều thuốc đặc hiệu, Chính phủ cũng cần thêm sự quyết liệt trong việc phòng chống tham nhũng, đặc biệt là lợi dụng chính sách hỗ trợ để ăn chặn, làm xói mòn lòng tin của nhân dân...

Loạt bài "Liều thuốc đặc hiệu cho kinh tế thời hậu Covid-19?" sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn khá toàn diện về những hậu quả nặng nề doanh nghiệp Việt Nam gánh chịu do Covid-19 gây ra, họ đã chuẩn bị những gì sau thời gian "ngủ đông" vừa qua, hiệu quả từ những gói hỗ trợ của Chính phủ trong việc hồi phục lại nền kinh tế, đề xuất của các chuyên gia về những "liệu thuốc" đặc hiệu - giải pháp cấp bách, cần thiết ngay lúc này. Xin mời bạn đọc đón xem trên Dân Việt.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
45 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
58 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Volkswagen hỗ trợ 100% phí trước bạ cho Tiguan và Touareg duy nhất trong tháng 11
12/11/2024 08:00
Cơ hội cuối cùng trong năm để khách hàng được nhận ưu đãi 100% phí trước bạ từ các dòng xe nhập khẩu đến từ thương hiệu Đức.
[Trên Ghế 32] ‘Thay đổi gây tranh cãi nhưng Toyota Camry vẫn làm chủ cuộc chơi phân khúc sedan D tại Việt Nam’
27/10/2024 08:32
Theo chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng, Toyota Camry dù có thiết kế trẻ trung hơn nhưng vẫn sẽ được các khách hàng trung thành lựa chọn vì những giá trị mà các đối thủ khác không có.
VinFast chính thức mở bán VF 7 tại Philippines, giá bán từ 644 triệu đồng
25/10/2024 02:52
VinFast VF 7 chính thức mở bán và nhận đặt cọc tại Philippines.
Đột kích kho hàng của hot Tiktoker nổi tiếng, thu giữ hơn 10 ngàn chai nước hoa nhập lậu: ZENPALI kinh doanh ra sao?
04/10/2024 09:46
Trên website của công ty, Zenpali giới thiệu là công ty hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.