Lĩnh vực CNTT - Viễn thông và sự chuyển mình trong đại dịch

Chỉ có thay đổi hoạt động sản xuất, kinh doanh, sẵn sàng ứng dụng các công nghệ mới, doanh nghiệp mới có thể thích ứng, tồn tại và phát triển trong một thế giới mới hậu đại dịch. 

Chỉ có thay đổi hoạt động sản xuất, kinh doanh, sẵn sàng ứng dụng các công nghệ mới, doanh nghiệp mới có thể thích ứng, tồn tại và phát triển trong một thế giới mới hậu đại dịch. 

 

Công nghệ là điểm sáng trong bối cảnh đại dịch

Trong khi hầu hết các lĩnh vực kinh doanh bị ảnh hưởng tiêu cực vì đại dịch Covid-19, ngành công nghệ thông tin (CNTT) và viễn thông vẫn tìm thấy cho mình cơ hội phát triển và là một điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh toàn cảnh của cả nền kinh tế Việt Nam.

Theo thống kê của Bộ TT&TT, cả nước hiện đã có gần 64.000 doanh nghiệp công nghệ số, tăng 9,7% so với năm 2020. Mục tiêu phát triển 70.000 doanh nghiệp công nghệ số năm 2025 có thể đạt được ngay trong năm tới. Doanh thu của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hiện đạt gần 140 tỷ USD, tăng 9,3%, cao hơn gần 1% so với tốc độ tăng trưởng chung của ngành ICT toàn cầu.

Lĩnh vực CNTT - Viễn thông và sự chuyển mình trong đại dịch

Thực tế cho thấy, bất chấp những tác động của đại dịch, nhiều doanh nghiệp công nghệ, viễn thông trong nước không chỉ vẫn giữ vững được hoạt động sản xuất mà còn có những bước tăng trưởng, qua đó đóng góp đáng kể vào GDP chung của cả nền kinh tế Việt Nam.

Tổng công ty Viễn thông MobiFone là một trong những doanh nghiệp viễn thông hàng đầu tại Việt Nam hiện nay vẫn đảm bảo được kết quả kinh doanh ấn tượng dù gặp không ít khó khăn. Tổng doanh thu của nhà mạng này trong năm 2020 đạt 30.812 tỷ đồng, hoàn thành 103,1% kế hoạch, lợi nhuận sau thuế của MobiFone đạt 3.744 tỷ đồng.

Lĩnh vực CNTT - Viễn thông và sự chuyển mình trong đại dịch

Đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh nhu cầu chuyển đổi số của nhiều doanh nghiệp. Đó cũng là lúc MobiFone triển khai nhiều giải pháp CNTT để giúp các doanh nghiệp khác duy trì hoạt động trong trạng thái bình thường mới.

Với việc nghiên cứu, phát triển và từng bước làm chủ những nền tảng quan trọng cho quá trình chuyển đổi số như công nghệ điện toán đám mây (Cloud), hạ tầng viễn thông 5G, MobiFone hiện có chỗ đứng vững chắc khi xếp ở vị trí thứ 4 trong Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2021 dựa theo đánh giá của Vietnam Report.

Có thể thấy, MobiFone nói riêng và các doanh nghiệp công nghệ nói chung không chỉ có những đóng góp quan trọng vào cơ cấu nền kinh tế mà còn đưa ra những giải pháp để giải quyết bài toán chuyển đổi số trong bối cảnh xã hội hướng đến “bình thường mới”.

Chuyển mình là cách thích ứng với thế giới sau đại dịch

Nhờ xu hướng chuyển đổi số và ứng dụng các thành tựu mới của khoa học công nghệ, những khó khăn do đại dịch Covid-19 mang lại chính là cơ hội để các doanh nghiệp, tổ chức truyền thống phải thay đổi.

Đây chính là lúc các công ty, tổ chức tái cơ cấu lại bộ máy, hoạt động sản xuất theo hướng tối ưu hơn, tinh gọn hơn, áp dụng công nghệ nhiều hơn để từ đó giảm chi phí sản xuất, kinh doanh, tăng năng suất lao động để có thể phục hồi sau đại dịch.

Đó cũng là lý do mà trong 2 năm qua, Chính phủ đã liên tục ra những sách lược quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam. Trong đó có sự ra đời của Đề án Chuyển đổi số Quốc gia với 3 trụ cột chính là kinh tế số, chính phủ số và xã hội số.

Lĩnh vực CNTT - Viễn thông và sự chuyển mình trong đại dịch

Vừa qua tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ III năm 2021, MobiFone vinh dự là một trong số các doanh nghiệp công nghệ nòng cốt được Chính phủ cùng Bộ TT&TT giao nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển và xây dựng nền tảng số quốc gia khi doanh nghiệp này đã cho ra đời nhiều giải pháp CNTT hiệu quả, thiết thực phục vụ cho thời kỳ giãn cách xã hội, làm việc từ xa.

Trong đó, bộ sản phẩm văn phòng điện tử (MobiFone Smart Office) được đánh giá rất cao nhờ khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển một hệ sinh thái tổng thể, liên tục nằm trong top các giải pháp công nghệ số xuất sắc. Đây là giải pháp tích hợp tất cả các ứng dụng cần thiết cho hoạt động văn phòng lên một nền tảng hợp nhất, qua đó giúp nhiều doanh nghiệp trong nước tiến hành chuyển đổi số hoạt động sản xuất, kinh doanh ngay từ khối văn phòng.

Bên cạnh hệ sinh thái các sản phẩm hỗ trợ công tác quản trị, điều hành các hoạt động văn phòng, hành chính và nhân sự của doanh nghiệp, MobiFone còn cung cấp các giải pháp viễn thông toàn diện như dịch vụ mBiz360, hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quản lý tiêu dùng viễn thông một cách tiết kiệm và hiệu quả.

Lĩnh vực CNTT - Viễn thông và sự chuyển mình trong đại dịch

Xuất phát điểm là doanh nghiệp đầu tiên khai thác thị trường viễn thông di động tại Việt Nam, trước những xu hướng chuyển dịch mới, MobiFone cũng đã không ngừng tự làm mới mình khi liên tục thay đổi linh hoạt các sản phẩm/dịch vụ để kịp thời đáp ứng các nhu cầu mới của khách hàng, doanh nghiệp.

Đó là việc nhà mạng này cho phép người dùng đăng ký các gói cước, cài đặt trên ứng dụng mà không cần tới cửa hàng hay đi đầu trong triển khai dịch vụ Mobile Money nhằm thúc đẩy xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

MobiFone cũng đã nhanh chóng bắt tay vào triển khai cung cấp thí điểm dịch vụ mạng 5G, góp phần đưa Việt Nam vào top những quốc gia triển khai 5G mới nhất. Trong những năm tới, công nghệ 5G được đánh giá sẽ là tác nhân quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển đổi số.

Với những tác động của tình hình dịch bệnh trong và ngoài nước, đây vừa là thách thức vừa là cơ hội để MobiFone và các doanh nghiệp nói chung học cách thích ứng, chuyển mình lên môi trường số, ứng dụng công nghệ nhiều hơn nhằm phát huy các lợi thế sẵn có của doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh bình thường mới.

Thanh Phong

Tin mới

Sẽ tăng mạnh nhập khẩu điện từ Lào
6 giờ trước
Bộ Công Thương sẽ tăng tối đa quy mô nhập khẩu điện từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ
Giá vàng giảm mạnh, nhà đầu tư nên bán hay mua?
5 giờ trước
Sau chỉ đạo khẩn của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về việc tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng đầu cơ, thao túng thị trường vàng, giá vàng trong nước giảm mạnh.
Một loại phụ phẩm nông nghiệp sắp được xuất sang Trung Quốc, Việt Nam sản xuất tới 5 triệu tấn mỗi năm
4 giờ trước
Trong khi xuất khẩu gạo lên tới hàng triệu tấn mỗi năm thì phụ phẩm từ gạo – cám gạo mới bắt đầu được đẩy mạnh.
Điện thoại Samsung 5G giá rẻ nhất Việt Nam: Vừa lên kệ 1 tháng, thiết kế thời thượng, sức mạnh đáng giá
3 giờ trước
Với việc cho ra mắt hàng loạt các dòng điện thoại 5G với mức giá cực rẻ, Samsung tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường smartphone.
Chuyên gia nêu nguyên nhân giá sầu riêng lao dốc
2 giờ trước
Giá sầu riêng liên tục giảm sâu khiến người trồng lo lắng, nhất là vụ thu hoạch đang đến gần.

Tin cùng chuyên mục

Phân khúc xe hybrid tại Việt Nam tăng sức nóng
14 giờ trước
Nhóm xe hybrid tại Việt Nam đầu năm 2025 trở nên sôi động hơn với sự gia nhập của các tân binh như Kia Carnival HEV, Jaecoo J7 PHEV hay Honda HR-V e:HEV RS, cùng với mức giá dễ tiếp cận hơn.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
1 ngày trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
1 ngày trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".
Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì?
1 ngày trước
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.