Sáng nay, CTCP Tập đoàn Hoà Phát tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2021. Chủ đề của cuộc họp năm nay là "Tối ưu hệ sinh thái". Theo đó, Hoà Phát sẽ tập trung phát triển 4 mảng chính bao gồm:
(i) Tổng công ty Gang thép (Thép Hoà Phát Hưng Yên, Hoà Phát Hải Dương, Hoà Phát Dung Quất, Đầu tư Khoáng sản An Thông);
(ii) Tổng công ty sản phẩm thép (Ống thép Hoà Phát, Tôn Hoà Phát, Chế tạo kim loại Hoà Phát, Sản xuất Container Hoà Phát, Điện lạnh Hoà Phát),
(iii) Tổng công ty nông nghiệp (Thức ăn chăn nuôi Hoà phát Hưng Yên, Phát triển chăn nuôi Hoà Phát, Thương mại Hoà Phát, gia cầm Hoà Phát) và
(iv) Tổng công ty bất động sản: CTCP xây dựng phát triển đô thị Hoà Phát, BDS Hoà Phát Hà Nội, BĐS Hoà Phát Sài Gòn.
Ảnh: Việt Hùng
Q&A
Kết quả kinh doanh quý 1: Doanh thu đạt 31.000 tỷ đồng tăng lợi nhuận sau thuế đạt 7.000 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận bán công ty nội thất 500 tỷ đồng, ông Long cho biết lợi nhuận các quý sau sẽ "Tốt hoặc rất tốt" vì tháng 1 và tháng 2 tiêu thụ chậm.
Quý 1/2020, HPG lãi sau thuế 2.300 tỷ, như vậy quý này gấp 3 lần cùng kỳ năm trước.
Sẽ tăng cổ tức lên 40%: Ông Long chia sẻ Hoà Phát đang mở khả năng sẽ tăng cổ tức từ 35% lên 40% trong đó 5% bằng tiền mặt và 35% bằng cổ phiếu. Đại hội đã thông qua 100%.
Việc gia đình ông Long muốn mua cổ phiếu HPG không phải chào mua công khai, ông Long cho biết ông cam kết không bán cổ phiếu. Gia đình ông mong muốn tăng sở hữu lên, ông mong cổ đông sẽ ủng hộ việc ông mua cổ phiếu. “Năm ngoái tôi muốn mua thêm cổ phiếu nhưng các bạn nói rằng phải nộp hồ sơ mất cơ hội, cổ đông đa phần rất sợ ông chủ bán đi nên tôi mong cổ đông ủng hộ việc tôi mua vào cổ phiếu”, ông Long nói.
Hoà Phát mua mỏ: Không dứt khoát phải mua mỏ, chỉ mua thêm để hoàn thiện thêm, việc mua mỏ là thời cơ kinh doanh phải có lợi mới mua. Nguồn quặng sắt trên thị trường thế giới rất nhiều, nên hiện nay Hoà Phát thành lập bộ phận nghiên cứu để đang thương thảo mua mỏ quặng ở nước ngoài như Úc, Nam Phi...tối ưu hoá hệ sinh thái nhưng việc này phải có lợi chứ không phải bắt buộc phải mua.
Về ngành Container, cổ đông đặt câu hỏi phải ở trong chuỗi giá trị ngành vận tải biển mới làm container, nhưng ông Long cho rằng hiện nay Trung Quốc đang chiếm trên 90% sản xuất container toàn thế giới. Theo thời gian hiện nay toàn thế giới sản xuất 3 triệu container thì 50-60% đơn vị sản xuất không liên quan đến ngành vận tải biển. Hoà Phát sản xuất container có nhiều yếu tố thuận lợi: (i) trên 60-70% giá thành container phụ thuộc vào thép - mà đây là thép đặc biệt, thép kháng thời tiết, Hoà Phát đã có nhà máy sản xuất HRC - đã thử nghiệm thành công. Sản xuất container rất rất khó, nhưng nó là ngành sản xuất đặc thù, nếu nhập khẩu coi như thua.
Sau khi Trung Quốc vượt GDP vượt 10.000 USD, hiện nay chi phí lao động Trung Quốc tăng rất nhanh đặc biệt trong các ngành sử dụng nhiều lao động không cần quá nhiều chất xám. GDP Việt Nam hiện nay 3.000 đang hứng chuyển dịch từ Trung Quốc sang. Nên mặt mạnh thứ hai của sản xuất container - toàn bộ nền kinh tế Việt Nam là chi phí lao động đang tốt hơn các nước sản xuất container toàn thế giới.
Thứ ba là nhu cầu container đang sản xuất rất nhanh.
Về dự án Dung Quất 2: Tổng nhu cầu HRC 12 triệu tấn, tăng trưởng 10%/năm, hiện nay 2 nhà sản xuất HRC là Hoà Phát và Formosa, nếu ra kịp thời năm 2024 thì đầu ra vẫn còn rất tốt. Hiện nay mỗi tháng Hoà PHát sản xuất 250.000 - 300.000 tấn HRC nhưng nếu có 1 triệu tấn cũng bán hết, ông Long chia sẻ. Kết quả kinh doanh quý 1 tốt như vậy là do giá thép tăng.
"Cổ đông không phải bỏ thêm tiền ra đâu", ông Long nói về tình hình tài chính của Hoà Phát. Ông cho biết Hoà Phát đã đàm phán với 2 tổ chức tài chính để thu xếp vốn cho Dung Quất 2.
Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Thành viên HĐQT: năm 2021 đặt kế hoạch 920.000 tấn ống thép, đến nay khẳng định cuối 2021 sản lượng các nhà máy sản xuất ống thép sẽ tăng lên 1.300.000 tấn, Hoà Phát dự kiến xây thêm nhà máy tại Long An. Nhà máy tôn đang sản xuất 320.000 tấn, quý 1 xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Châu Âu, Canada rất tốt với sản phẩm tôn mạ mầu, tỷ lệ xuất khẩu là 60:40 so với bán nội địa. Hoà Phát có kế hoạch thuê đất và bổ sung nhà máy mới năm 2021.
Về bỉnh đẳng giới, một tập đoàn công nghiệp nặng như Hoà Phát thì tỷ lệ cán bộ nữ trong tập đoàn như thế là cao.
Ông Trần Tuấn Dương, Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tổng công ty gang thép Hoà Phát: sản xuất công nghiệp nặng sẽ tổn hại đến môi trường, không thể tránh được, vấn đề chúng ta giảm thiểu nó và xử lý nó như thế nào. Hoà Phát dùng 35% tài sản cố định để xử lý vấn đề môi trường, lọc bụi và lọc khí xấu, đáp ứng yêu cầu Việt Nam. 1 tấn thép thải 1,2 tấn CO2, nhưng tại Hoà Phát tận dụng khí để phát điện nên việc phát thải sẽ thấp hơn.
Về giá thép tăng, nếu không có bất thường hay độc quyền thì không ảnh hưởng biên lợi nhuận của Hoà Phát.
Ông Long cho biết, hiện tại đang tốt nhưng sắp tới nếu giá thép giảm thì "Hoà Phát sẽ là người chịu thiệt hại cuối cùng". "Tôi với anh Dương tính toán quý 2 có thể tốt hơn quý 1".
"Ngày nào tôi, anh Dương anh Tuấn ngồi đây thì sẽ không hưng phấn quá, không thể nhân 4 kết quả quý 1 ra 28.000 tỷ đồng cả năm 2021", ông Long khiêm tốn.
Theo ông Dương, mức cạnh tranh của Hoà Phát ở mức trung bình khá trên thế giới, nhiều doanh nghiệp thép ở Việt Nam cũng làm lò cao nhưng đã thất bại, Hoà Phát tự hào đạt trình độ quốc tế ở mức cao. Lúc khó khăn vẫn giữ được nhịp ổn định.
Về mảng nông nghiệp, 5 năm tới sẽ phát triển doanh thu gấp đôi năm 2021, dự kiến sấp xỉ 20.000 tỷ, lợi nhuận 1.700 - 1.800 tỷ, sản lượng thức ăn chăn nuôi 850,000 tấn, 200.000 con bò, 300 triệu qủa trứng, 780.000 con heo thành phẩm trong năm.
Không ai làm thép mãi được. Ông Long cho biết năm qua đã đi tìm các dự án bất động sản. Sẽ M&A các dự án có lợi nhuận tốt.
Về mảng nông nghiệp, hiện nay giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, nhưng không thể giữ lại để tiêu dùng nội bộ vì còn phải xây dựng hệ thống đại lý. Mối quan hệ này xây dựng bền lâu nên dù có lỗ cũng phải bán. "xây dựng hệ thống đại lý quan trọng".
Về vấn đề lương thưởng
Ông Trần Đình Long: Việc khen thưởng ban điều hành, không thể giảm vì số đó đấy là dạng đầu tư chiều sâu, lo cho phần phúc lợi cán bộ nhân viên, tôi nghĩ rằng hiếm tập đoàn nào thành phần đến trưởng bộ phận được cho cả gia đình đi du lịch Châu Âu. Vì họ xứng đáng. Nhiều khi tôi nghĩ là phần cho cổ đông nhiều quá. Tôi hết sức tôn trọng ý kiến của cổ đông nhưng thậm chí cần phải tăng thêm cho phần đóng góp của anh em.
Ông Trần Tuấn Dương, Tổng giám đốc Hoà Phát: "việc thưởng ban điều hành không phải 4,5 người, nhưng tôi xin chú thích ban giám đốc các công ty mẹ con cháu lên tới 200 người, với trưởng dự án thì lên đến 400-500 người.
Việc thoái nội thất: trong chiến lược phát triển của tập đoàn 5 năm nay: Hoà Phát tập trung vào ngành sản xuất số lượng nhiều, ngành to, thô, sẽ tránh cạnh tranh với các ông lớn trên thế giới. ngành nội thất ngày thành lập, để có được Hoà Phát ngày hôm nay tạo nên nên tuổi cho Hoà Phát nhờ ngành nội thất. Theo thời gian, nội thất đang có 2 vấn đề thứ nhất là ngành phù hợp với kinh tế gia đình, trước đây rất tốt nhưng nay lại thành nợ. Cách đây 4-5 năm cứ 10m có một hàng nước chè nhưng nay khác rồi. Ngành nội thất cũng thế, mình đi cạnh tranh với kinh tế gia đình không lại được. Công ty nội thất còn ở Hoà Phát 2.000 nhân viên làm ra doanh thu 1.800 tỷ và lợi nhuận được 200 tỷ. Cùng như vậy công ty ống thép Hoà Phát cũng 2.000 nhân viên làm ra 20.000 tỷ doanh thu gấp 10 lần nội thất.
Về kế hoạch xuất khẩu phôi thép sang Trung Quốc: Sức cạnh tranh của Hoà Phát đã xuất khẩu sang nước sản xuất 50% công suất thép của Trung Quốc. Trước đây do chưa hoàn thiện phần hạ nguồn thép xây dựng và thép xây dựng chế tạo, hiện nay đang hoàn thiện dần nên không còn thừa phôi để xuất khẩu nữa, để lại làm sản phẩm giá trị gia tăng tốt hơn.
3-5 năm tới tập đoàn IPO công ty con không? Lãnh đạo chưa có ý định.
Đầu tư ra nước ngoài: Chúng tôi có suy nghĩ đến, ông Long nói.
Năm 2021, Hoà Phát đặt kế hoạch doanh thu toàn tập đoàn dự kiến 120.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dự kiến 18.000 tỷ đồng, tăng lần lượt 33,15% và 33,27% so với thực hiện năm 2020.
Năm nay Hoà Phát bầu mới thành viên HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kì 2021 – 2026. Một điểm đáng chú ý là danh sách ứng ử HĐQT nhiệm kỳ tới giảm từ 9 người còn 7 người, hai đại diện của PENM là ông Hans Christian Jacobsen và ông Tạ Tuấn Quang không nằm trong danh sách đề cử. Ông Tạ Tuấn Quang làm thành viên HĐQT HPG từ năm 2007 và là giám đốc công ty TNHH Điện lạnh Hoà Phát. Ông đang nắm giữ gần 4,37 triệu cổ phiếu HPG.
7 thành viên HĐQT bầu mới nhiệm kỳ 2021-2026 bao gồm:
Đại hội bắt đầu thảo luận