Sáng 11/3, đoàn kiểm tra liên ngành của Thanh tra Sở Tài nguyên Môi trường Khánh Hòa tổ chức kiểm tra những vấn đề liên quan đến đất đai, môi trường… tại dự án khu du lịch (KDL) Hòn Tằm thuộc phường Vĩnh Nguyên (TP Nha Trang) do Công ty CP Hòn Tằm biển Nha Trang làm chủ đầu tư.
Được biết, việc kiểm tra xuất phát từ chỉ đạo liên tiếp của UBND tỉnh Khánh Hoà về việc chủ đầu tư dự án KDL đảo Hòn Tằm xây dựng nhiều công trình không phép trên hòn đảo này. Đặc biệt mới đây, UBND tỉnh này có công văn khẩn về việc xử lý vi phạm tại dự án.
Toàn cảnh những sai phạm ở 2 đầu phía Bắc và phía Nam của Khu Du lịch Hòn Tằm Nha Trang. |
Liên quan đến những vi phạm tại dự án KDL Đảo Hòn Tằm, theo Sở Xây dựng Khánh Hoà, chủ đầu tư dự án là Công ty CP Hòn Tằm biển Nha Trang đã tự ý san ủi mặt bằng và xây dựng các hạng mục công trình bê tông cốt thép (BTCT) tại dự án KDL đảo Hòn Tằm không có giấy phép xây dựng và không có trong quy hoạch điều chỉnh tại Quyết định 219 ngày 19/1/2018 của UBND tỉnh Khánh Hoà về việc phê duyệt điều chỉnh đồ án quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) KDL đảo Hòn Tằm.
Việc Công ty CP Hòn Tằm biển Nha Trang tự ý san ủi mặt bằng, đầu tư xây dựng công trình kiên cố (kể cả trong và ngoài phạm vi dự án) khi chưa có giấy phép xây dựng là vi phạm pháp luật về đất đai, môi trường và xây dựng.
Công ty Cổ phần Biển Nha Trang đã tự ý san ủi mặt bằng và xây dựng các công trình bằng bê tông cốt thép tại khu du lịch Hòn Tằm mà không có giấy phép xây dựng, không nằm trong quy hoạch điều chỉnh chi tiết 1/500 của UBND tỉnh phê duyệt. |
Sở xây dựng Khánh Hoà đề nghị UBND TP Nha Trang áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm trên dự án KDL đảo Hòn Tằm.
Đáng chú ý, ngoài vi phạm về trật tự xây dựng, để đánh giá tác động môi trường, Ban Quản lý Vịnh Nha Trang đã tổ chức lặn kiểm tra đáy biển. Quá trình kiểm tra, ban quản lý phát hiện vùng mặt nước phía Tây Nam đảo (thuộc phân khu phục hồi sinh thái Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang) công ty CP Hòn Tằm biển Nha Trang đang triển khai hoạt động san lấp lấn biển cải tạo mặt bằng để xây dựng.
Sai phạm của dự án Khu du lịch Hòn Tằm đã vi phạm pháp luật về đất đai, môi trường và xây dựng. |
Báo cáo gửi UBND TP Nha Trang, ông Huỳnh Bình Thái – Trưởng Ban Quản lý Vịnh Nha Trang nêu rõ: “Qua lặn kiểm tra dưới đáy biển phát hiện đất, đá trong quá trình san lấp đã tràn xuống biển ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái khu vực này. Đặc biệt là hệ sinh thái rạn san hô bị hủy hoại, khó có khả năng phục hồi nguyên trạng ban đầu. Một lượng bùn đất không nhỏ theo dòng chảy tràn ra các khu vực xung quanh có nguy cơ ô nhiễm cục bộ tại khu vực vùng nước sát bờ phía Tây Nam đảo Hòn Tằm”.
Qua lặn kiểm tra dưới đáy biển phát hiện đất, đá trong quá trình san lấp đã tràn xuống biển ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái khu vực này. |
Được biết, Hòn Tằm là một đảo rộng hơn 110ha nằm trong vịnh Nha Trang (1 trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới) và chỉ cách thành phố Nha Trang 7km về phía Đông Nam. Vịnh Nha Trang cũng là vịnh biển được bảo vệ và nghiêm cấm tất cả các hành vi lấn chiếm xây dựng.
Sở Xây dựng Khánh Hòa kiến nghị xử lý nghiêm hành vi vi phạm của của chủ đầu tư về đất đai, môi trường và xây dựng. Đồng thời xem xét trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có). |
Sở xây dựng Khánh Hoà cũng đề nghị UBND TP Nha Trang áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm trên dự án KDL đảo Hòn Tằm. |
Vi phạm trật tự xây dựng tràn lan, không biết quy trách nhiệm cho ai Cuối năm 2019, , thảo luận tại hội trường về dự án luật Xây dựng sửa đổi tại hội trường, các đại biểu lo ngại về vi phạm trật tự xây dựng tràn lan, khi xử phạt lại "du di", phạt nhẹ rồi vẫn cho tồn tại. Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đặt vấn đề vi phạm trật tự xây dựng tràn lan, phổ biến nhưng không biết quy trách nhiệm cho ai. Kẽ hở trách nhiệm này của UBND tại địa phương hay thanh tra xây dựng. Hai việc này rất lập lờ, chồng lấn. Ông Cường đề nghị trách nhiệm trong quản lý trật tự xây dựng phải là cơ quan chính quyền ở địa phương. Còn thanh tra xây dựng khi phát hiện sai phạm thì vào cuộc, để sai phạm tiếp tục xảy ra, không xử lý được cũng phải quy trách nhiệm cho thanh tra. Bên cạnh đó, chế tài xử lý phải nghiêm minh mới đủ sức răn đe. Trước đó, trong buổi thảo luận sửa Luật Xây dựng vào tháng 9, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng nêu lên bức xúc về tình trạng các công trình sai phạm lớn ngang nhiên tồn tại thời gian dài. "Người dân xây nhà đổ một hai đống cát ở trước cửa là có lực lượng quản lý đô thị đến ngay. Thế nhưng công trình lớn sai phạm thì cơ quan quản lý nhà nước ở đâu khi thẩm quyền có thì trách nhiệm quản lý như thế nào?” – bà Nga nói. |
Hồng Khanh - Công Hưng