Mới đây, Financial Times đã công bố danh sách 500 công ty tăng trưởng nhanh tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương 2022.
Theo đó, để có thể lọt vào top 100 của bảng xếp hạng này, doanh nghiệp phải thoả mãn một số tiêu chí đánh giá. Cụ thể, doanh thu của doanh nghiệp trong 3 năm liên tiếp phải có mức tăng trưởng gần 100%/năm.
Căn cứ vào tiêu chí này, ba công ty đứng đầu bảng xếp hạng năm 2022 bao gồm: Great Deals E-Commerce Corp - Công ty về thương mại điện tử đến từ Philippines; PCL Inc. - Tập đoàn công nghệ y tế của Hàn Quốc; Spolive (Hàn Quốc) - nhà phát triển ứng dụng chuyên cung cấp các chương trình bình luận thể thao trực tiếp.
Xét theo quốc gia, Nhật Bản là quốc gia có nhiều doanh nghiệp xuất hiện ở bảng xếp hạng năm nay, với 168 công ty. Theo sau là Ấn Độ, Singapore và Australia, với số lượng doanh nghiệp có mặt trong bảng xếp hạng lần lượt là 97, 61, và 60.
Đáng chú ý, Việt Nam có tổng cộng 4 công ty xuất hiện trong bảng xếp hạng năm nay của Financial Times, 2 trong số đó có mặt trong top 100. Được biết, cả 4 công ty đều lần đầu tiên xuất hiện trên bảng xếp hạng của Financial Times.
Theo đó, công ty giao hàng nhanh Loship đứng thứ 47, vị trí xếp hạng cao nhất trong số 4 công ty đến từ Việt Nam, với mức tăng trưởng kép hàng năm (CARG) đạt 127,3%. Tiếp theo là Dwarves Foundation, một công ty sáng tạo phần mềm, đứng ở vị trí 63, với CARG đạt 114,8%.
Hai công ty Việt Nam còn lại trong danh sách là Orient Software (lĩnh vực công nghệ) và ConeXagency (lĩnh vực quảng cáo) lần lượt xếp ở vị trí 266 (CARG đạt 46,7%) và vị trí 35 (CARG đạt 36,4%).
Xét theo lĩnh vực hoạt động, tring tin FT đánh giá, giống với năm 2021, công nghệ là lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp xuất hiện trong bảng xếp hạng nhiều nhất, với tỷ lệ 27%. Bên cạnh công nghệ, một số lĩnh vực khác cũng xuất hiện trong bảng xếp hạng như: nền tảng thiết kế phim hoạt hình, nhà cung cấp hệ thống thông tin sinh viên và doanh nghiệp lưu trữ đám mây.
Theo Financial Times, bảng xếp hạng này có thể chưa đầy đủ do nhiều công ty tăng trưởng cao hiện vẫn là công ty tư nhân với số liệu kinh doanh công bố có nhiều hạn chế. Một số công ty tại một số khu vực không muốn chia sẻ số liệu doanh thu, trong khi đó nhiều công ty không muốn tham gia vì các lý do khác. Các dữ liệu được nhắc đến trong báo cáo này đã được công bố và xác thực.
Nguồn: Financial Times