Lộ diện các doanh nghiệp lỗ lớn năm 2022

30/01/2023 13:06
Hàng không, bất động sản, chứng khoán góp nhiều cái tên vào danh sách thua lỗ lớn trong năm 2022.

Vietnam Airlines trở thành quán quân lỗ, có nguy cơ bị hủy niêm yết

Những tưởng khi Việt Nam bước ra khỏi dịch bệnh, bức tranh kinh doanh của Vietnam Airlines (HVN) sẽ tươi sáng trở lại, nhưng thực tế lại khác. Quý 4/2022, hãng hàng không này vẫn báo lỗ gần 2.662 tỷ đồng dù doanh thu tăng rất mạnh. 

Lộ diện các doanh nghiệp lỗ lớn năm 2022 - Ảnh 1.

Theo lý giải của Vietnam Airlines, kết quả thua lỗ quý 4/2022 là do thị trường quốc tế phục hồi chậm, chi phí nhiên liệu tăng mạnh, xung đột Nga-Ukraine, các biến động về tỷ giá và lãi suất tăng. 

Với 12 quý lỗ liên tiếp, Vietnam Airlines đang lỗ lũy kế hơn 34 ngàn tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm hơn 10 ngàn tỷ. Điều này cũng đẩy cổ phiếu của hãng hàng không này đến bờ vực hủy niêm yết. 

Trước đó, HOSE cũng lưu ý tới trường hợp của cổ phiếu HVN. Cơ quan này nhấn mạnh tới khả năng hãng hàng không quốc gia bị hủy niêm yết nếu BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2022 tiếp tục lỗ ròng hoặc vốn chủ sở hữu là số âm. 

Ngành thép tiếp tục gặp khó

Nắm phần lớn thị phần ngành thép, việc những cái tên lớn là Hoà Phát, Thép Việt Nam, Hoa Sen và Thép Nam Kim báo lỗ đã vẽ lên bức tranh xám màu của toàn ngành trong năm qua. 

Cụ thể, ông lớn Hòa Phát (HPG) ghi nhận doanh thu quý 4/2022 u ám với khoản lỗ kỷ lục gần 2.000 tỉ đồng. Đây là quý thứ 2 doanh nghiệp này lỗ nặng liên tiếp. 

Lũy kế cả năm 2022, Hòa Phát ghi nhận doanh thu 142.000 tỉ đồng, giảm 5% so với 2021. Lợi nhuận sau thuế cả năm đạt hơn 8.400 tỉ đồng, chỉ bằng 24% so với năm 2021.

Quý 4/2022, Tổng Công ty Thép Việt Nam (TVN) lỗ sau thuế 410 tỷ đồng, nối tiếp quý lỗ kỷ lục trước đó (-535 tỉ đồng). 

Sau khi hạch toán hết các nguồn thu nhập và chi phí, Thép Nam Kim (NKG) báo lỗ sau thuế hơn 356 tỉ đồng trong quý 4/2022. Đây là quý lỗ gộp và lỗ ròng thứ hai liên tiếp của doanh nghiệp chuyên về tôn mạ và ống thép này. 

Tính chung cả năm 2022, Nam Kim lỗ sau thuế 66,7 tỉ đồng trong khi năm trước có lãi hơn 2.200 tỉ đồng. Đây là năm thua lỗ đầu tiên của Nam Kim trong một thập kỷ qua. 

Kể cả Hoa Sen Group (HSG) trong báo cáo tài chính quý 1 niên độ 2022 - 2023 (cùng thời gian với quý 4/2022 của các doanh nghiệp niêm yết) cũng đã báo lỗ hơn 680,2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ đạt 638,3 tỷ đồng. 

Lộ diện các doanh nghiệp lỗ lớn năm 2022 - Ảnh 2.

Doanh nghiệp bất động sản thua lỗ kỷ lục

Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản không hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh, hàng tồn kho tăng, có số lỗ cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động của công ty. 

Đầu tiên phải kể đến khoản lỗ của Đất Xanh (DXG), do hụt mảng kinh doanh cốt lõi DXG báo lỗ trước thuế hơn 424 tỷ đồng; lỗ sau thuế 460 tỷ đồng, trong khi quý 4/2021 lãi 245 tỷ đồng. Đây cũng là mức lỗ cao nhất của DXG kể từ khi lên sàn. 

Lũy kế cả năm 2022, DXG mang về 5.581 tỷ đồng doanh thu thuần và 469 tỷ đồng lãi sau thuế, giảm lần lượt 45% và 71% so với kết quả năm 2021.

Tiếp đó, BĐS Phát Đạt (PDR) trong quý 4/2022 cũng phải ghi nhận lỗ ròng 267 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 754 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên Phát Đạt báo lỗ kể từ năm 2011.

Luỹ kế cả năm, PDR đạt 1.505 tỷ đồng doanh thu và lãi ròng 1.146 tỷ đồng. Với kết quả này, PDR hoàn thành 14% kế hoạch doanh thu và 40% kế hoạch lợi nhuận.

Đầu tư LDG lỗ sau thuế gần 39 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên LDG kinh doanh thua lỗ kể từ quý 3/2016. Theo giải trình từ phía công ty, nguyên nhân thua lỗ là do chi phí tài chính tăng cao. Luỹ kế cả năm 2022, LDG đạt 276 tỷ đồng doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế đạt vỏn vẹn 4 tỷ đồng, tương đương EPS đạt 16 đồng. 

Lộ diện các doanh nghiệp lỗ lớn năm 2022 - Ảnh 3.

Một doanh nghiệp bất động sản khác cũng làm ăn bết bát trong năm 2022 là Ngoại thương và Phát triển Đầu tư (FDC). Quý 4, Fideco báo lỗ ròng hơn 199 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi hơn 11 tỷ đồng. 

Luỹ kế cả năm 2022, Fideco đạt 17 tỷ đồng doanh thu thuần nhưng lỗ gần 198 tỷ đồng - con số lỗ cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động của công ty.  

Quý 4, gam màu xám của khối công ty chứng khoán

Năm 2022 trở thành một năm không mấy lạc quan với khối CTCK. Thị trường đi xuống đã khiến các CTCK gặp khó khăn trong kinh doanh, từ đó dẫn tới kết quả sụt giảm lợi nhuận năm 2022 nói chung và quý 4 nói riêng.

Chứng khoán APS công bố mức lỗ tự doanh tăng 177 lần, lợi nhuận năm 2022 âm gần 450 tỷ đồng.  Quý 4, Chứng khoán VIX báo lỗ tới hơn 130 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi ròng 199 tỷ đồng. Chứng khoán APG lỗ gần 152 tỷ đồng do khoản đánh giá lại các tài sản tài chính. Kể cả ông lớn Chứng khoán VNDirect cũng báo lỗ ròng 27 tỷ đồng.  

Lộ diện các doanh nghiệp lỗ lớn năm 2022 - Ảnh 4.

Bên cạnh các khoản lỗ trên còn có các khoản lỗ đáng chú ý khác như:

Quý 4/2022, Vocarimex (VOC) báo lỗ sau thuế 128 tỷ, tăng mạnh so với mức lỗ 212 triệu đồng hồi quý 4/2021. Luỹ kế cả năm 2022, VOC ghi nhận doanh thu 1.613 tỷ đồng, tăng đáng kể song vẫn ghi nhận lỗ sau thuế gần 46 tỷ đồng. 

VKC Holdings (VKC) cũng đã trải qua năm 2022 tồi tệ nhất trong lịch sử hoạt động khi vừa ghi nhận mức lỗ kỷ lục, vừa nhận án phạt 220 triệu đồng của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, phải đình chỉ các quyết định góp vốn lập công ty con, dừng việc mua lại cổ phần công ty khác và giải thể 4 chi nhánh. 

Chi phí nhấn chìm lợi nhuận, Bamboo Capital (BCG) báo lỗ gần 339 tỷ đồng trong quý 4/2022. Lũy kế cả năm, BCG mang về 4.531,6 tỷ đồng, tăng 75% so với 2021; 546,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế giảm 45%. 

Lộ diện các doanh nghiệp lỗ lớn năm 2022 - Ảnh 5.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
3 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
4 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
5 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
5 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
6 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.
Thế giới Di động ‘xóa sổ’ hơn 170 cửa hàng trong 1 tháng
23/08/2024 10:38
Trong tháng 7, Thế giới Di động đóng cửa 18 cửa hàng thế giới di động (gồm Topzone), 59 cửa hàng Điện máy xanh, 94 nhà thuốc An Khang.