Lộ diện những doanh nghiệp lỗ lớn nhất năm 2021

15/02/2022 06:19
Trong khi ông lớn VIC lần đầu thử lửa trước Covid 19 thì nhiều doanh nghiệp vẫn loay hoay trong vòng xoáy thua lỗ.

Vẫn còn các ẩn số mang tên "HVN, HNG"

Hiện Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (HVN) đã có văn bản xin gia hạn nộp BCTC quý 4, tuy nhiên kết thúc 9 tháng đầu năm, Vietnam Airlines ghi nhận lợi nhuận sau thuế lỗ 12.153 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ gần 8.280 tỷ đồng). Năm 2021, HVN dự kiến lỗ gần 13.000 tỷ đồng. Theo đó nhiều khả năng đây sẽ là quán quân lỗ của năm 2021.

Với HAGL Agrico, công ty dự kiến tiêu thụ khoảng 177.000 tấn trái cây và hơn 12.000 tấn mủ cao su với doanh thu 2.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, do phải ghi nhận chi phí chăm sóc và chi phí chuyển đổi vườn cây rất lớn từ năm 2020 trở về trước, HAGL Agrico ước lỗ 2.400 tỷ đồng.

Trước đó, HNG cũng đã báo lỗ 303,6 tỷ đồng sau 9 tháng, hiện doanh nghiệp này cũng đã có văn bản xin tạm hoãn nộp BCTC quý 4/2021 do ảnh hưởng của Covid - 19.

Trong khi HVN chưa công bố BCTC năm 2021, top 3 đang thuộc về VIC, TDH và CII

Vingroup đã ghi nhận lỗ hợp nhất trước thuế quý 4 hơn 6.369 tỷ đồng, lỗ sau thuế trong kỳ là 9.249 tỷ đồng. Theo tỷ phú Phạm Nhật Vượng trả lời truyền thông, Covid đã khiến "Vingroup phải chịu tổn thất lớn. Nhưng đại dịch đã tạo động lực để thay đổi, nâng cấp hệ thống quản trị mạnh mẽ. Nó cũng tạo cơ hội để Vinfast phát triển các mẫu xe điện".

Tính chung cả năm 2021, Vingroup đạt 125.306 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế đạt 3.346 tỷ đồng, lỗ sau thuế là 7.523 tỷ đồng.

Lộ diện những doanh nghiệp lỗ lớn nhất năm 2021 - Ảnh 1.

Sau lận đận về thuế, Phát triển Nhà Thủ Đức (TDH) đã ghi nhận khoản lỗ quý 4 lên tới 778 tỷ đồng khiến cả năm TDH lỗ kỷ lục hơn 715 tỷ đồng, đây là năm thứ 2 liên tiếp báo lỗ của doanh nghiệp này. Đã trả xong tới 97% tiền nộp phạt thuế, hàng bán bị trả lại, thu hồi hàng đã bán...là loạt lý do dẫn đến khoản lỗ kỷ lục của Thuduc House (TDH) trong quý 4.

Trong năm qua, Thuduc House đã xảy ra nhiều sự cố liên quan đến thuế và nhiều nhân sự bị tạm giam. Đáng chú ý ngay trong những ngày đầu xuân, Công ty đã thông báo đơn xin từ nhiệm chức vụ của Chủ tịch HĐQT Lê Chí Hiếu sau 30 năm gắn bó.

Lộ diện những doanh nghiệp lỗ lớn nhất năm 2021 - Ảnh 2.

Tiếp đó, Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Tp.HCM (CII) cũng đã gây bất ngờ khi báo lỗ quý 4/2021 lên đến 375 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2020 lỗ hơn 31 tỷ đồng), khiến cả năm 2021 CII lỗ 341 tỷ đồng.

Theo giải trình, do tình hình Covid-19, giãn cách xã hội gây ảnh hưởng đến lưu lượng xe lưu thông, làm giảm doanh thu thu phí các dự án cầu đường. Các dự án xây dựng cũng tạm ngừng hoạt động khiến doanh thu bất động sản... cũng giảm. 

Ngoài ra, đại dịch cũng khiến tiến độ thu tiền, trả nợ gặp khó khăn, chi phí lãi vay theo đó tăng mạnh so với cùng kỳ. Mặt khác, trong quý 4/2021 CII có chuyển nhượng một khoản đầu tư vào công ty con, tuy nhiên theo quy định hiện hành chưa được ghi nhận vào BCTC hợp nhất.

Những lĩnh vực chịu ảnh hưởng tiêu cực trong năm 2021 vẫn là các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không, vận tải, du lịch.

Năm 2021 tiếp tục là một năm “kinh tế buồn” của Vinasun khi kết thúc với khoản lỗ 278 tỷ đồng trong khi năm trước đó lỗ 211 tỷ đồng. Đây là năm thứ 2 VNS báo lỗ, lỗ tính thuế lũy kế 2 năm của VNS là 471 tỷ đồng.  Đáng chú ý số lượng nhiên viên của VNS đã rơi rụng chỉ còn 1/10 so với thời đỉnh cao.

'Cắt lỗ' hàng không, Vietravel (VTR) lãi 228 tỷ đồng quý 4 sau chuỗi thời gian lỗ nặng. Do thua lỗ trong cả 3 quý đầu năm nên khoản lãi trong quý 4 chỉ giúp cả năm VTR giảm lỗ xuống còn hơn 257 tỷ đồng.

Ảnh hưởng của dịch bệnh khiến Taseco Airs đã lỗ suốt 7 quý vừa qua nâng lỗ năm 2021 lên 128 tỷ đồng cao gấp hơn 2 lần mức lỗ của năm ngoái; 

Tiếp tục kinh doanh dưới giá vốn khiến Suất ăn Hàng không Nội Bài (NCS) lỗ thêm 18 tỷ đồng trong quý 4 nâng lỗ cả năm 2021 lên 87 tỷ đồng.

Lộ diện những doanh nghiệp lỗ lớn nhất năm 2021 - Ảnh 3.

Do dịch Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của Hoàng Hà (HHG). Riêng quý 4/2021, Công ty lỗ thêm 18 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2021, HHG đang lỗ lũy kế gần 135 tỷ đồng.

Hay khoản lỗ 65 tỷ đồng của Saigonbus (BSG) - Đây đã là năm thứ 4 liên tiếp Saigonbus (BSG) kinh doanh thua lỗ, nâng lỗ luỹ kế tính đến hết năm 2021 lên 319 tỷ đồng.

Bộ đôi Đường sắt Hà Nội (HRT) và đường sắt Sài Gòn (SRT) cũng là những doanh nghiệp vận tải chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch trong năm vừa qua. Hai doanh nghiệp này lần lượt báo lỗ 122 tỷ đồng và 139 tỷ đồng trong năm 2021.

Gánh lỗ kinh niên, doanh nghiệp đối mặt án huỷ niêm yết

Doanh nghiệp sợi Fortex (FTM) tiếp tục lỗ kỷ lục gần 92 tỷ đồng trong quý 4, đánh dấu quý thứ 12 liên tiếp chìm trong thua lỗ. Lũy kế năm 2021, FTM lỗ sau thuế hơn 223 tỷ đồng. 

Căn cứ trên kết quả này, cộng thêm việc báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019 và 2020, FTM đã báo lỗ sau thuế lần lượt là 93,75 tỷ đồng và hơn 200 tỷ đồng, Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) đã có thông báo lưu ý về việc cổ phiếu FTM có khả năng bị hủy niêm yết bắt buộc nếu lợi nhuận sau thuế năm 2021 tại báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 của Công ty là số âm.

Tương tự là trường hợp của doanh nghiệp kinh doanh Casino duy nhất trên sàn (RIC) đã lỗ tiếp 96 tỷ đồng trong năm, nâng tổng lỗ lũy kế lên 400 tỷ đồng. 

Đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp Quốc tế Hoàng Gia kinh doanh thua lỗ. Với kết quả này Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh đã có thông báo về việc cổ phiếu RIC của CTCP Quốc tế Hoàng Gia có khả năng bị hủy niêm yết.

Ngoài ra còn một số khoản lỗ đáng chú ý khác thuộc về Thép Việt Ý (VIS), kết thúc năm 2021 VIS lỗ hơn 132 tỷ đồng do nhà máy phôi phải dừng sản xuất theo kế hoạch nên Công ty đã phải tăng dự trữ tồn kho thép và phôi thép để phục vụ hoạt động kinh doanh.

Vận tải biển và Thương mại Phương Đông (NOS) đã bất ngờ có lãi 7,5 tỷ đồng trong quý 4 – Ghi nhận quý đầu tiên kinh doanh có lãi sau rất nhiều quý liên tiếp trước đó kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên con số này là không đủ để gánh khoản lỗ lớn kéo dài nhiều quý trước đó, kết thúc năm 2021 NOS vẫn lỗ 103,6 tỷ đồng – Đây đã là năm thứ 9 liên tiếp NOS kinh doanh thua lỗ.

Tiếp tục kinh doanh dưới giá vốn và gánh nặng chi phí khiến Saigon Water (SII) lỗ ròng 73,5 tỷ đồng – Trước đó năm 2020 SII cũng lỗ 104,6 tỷ đồng. 

Lộ diện những doanh nghiệp lỗ lớn nhất năm 2021 - Ảnh 4.
https://cafef.vn/lo-dien-nhung-doanh-nghiep-lo-lon-nhat-nam-2021-20220214112542339.chn

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
52 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.