Lộ diện top nền kinh tế lớn theo GDP ở Đông Nam Á năm 2021: Việt Nam đứng thứ mấy?

21/02/2022 10:58
Mới đây, quốc gia cuối cùng trong nhóm ASEAN-6 đã công bố kết quả tăng trưởng kinh tế năm vừa qua. Như vậy, toàn bộ 6 nền kinh tế lớn ở Đông Nam Á là Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines và Việt Nam đã có kết quả GDP năm 2021.

Sáng nay (21/2), Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia Thái Lan đã công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý cuối cùng và cả năm 2021 của quốc gia này. Theo đó, nền kinh tế Thái Lan đã tăng trưởng 1,8% (có hiệu chỉnh mùa vụ) trong quý 4/2021 so với quý trước, vượt qua dự báo tăng 1,4% trong một cuộc thăm dò của Reuters. 

So với cùng kỳ, GDP Thái Lan đã tăng 1,9% trong quý cuối cùng, cũng cao hơn mức dự báo. Dữ liệu cho thấy, nền kinh tế Thái Lan đã tăng trưởng 1,6% trong cả năm 2021.

Thái Lan là quốc gia cuối cùng trong nhóm ASEAN-6 công bố kết quả tăng trưởng kinh tế. 

Trước đó, dữ liệu cho thấy nền kinh tế Singapore đã tăng trưởng 7,2% trong năm 2021, phục hồi từ mức âm 5,4% do đại dịch gây ra vào năm 2020, theo dữ liệu sơ bộ được công bố hôm 3/1/2022. Mức tăng trưởng kinh tế Singapore trong năm 2021 là mức cao nhất kể từ năm 2010 - thời điểm nền kinh tế Singapore phục hồi 14,5% sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Năm 2021, GDP Indonesia tăng trưởng 3,69% so với cùng kỳ, dữ liệu của Cơ quan Thống kê Indonesia cho biết, phục hồi từ mức tăng trưởng âm 2,07% vào năm 2020. Bộ Tài chính nước này trước đó đã dự báo tăng trưởng ở mức 3,7%.

Theo Cục thống kê Malaysia, GDP quốc gia này tăng trưởng 3,1% trong năm 2021 so với cùng kỳ. Malaysia đang trên đà phục hồi sau khoảng hai năm Covid-19, hàng nghìn người đã mất việc làm và doanh nghiệp buộc phải đóng cửa sản xuất kinh doanh.

Philippines được báo cáo đã tăng trưởng nhanh hơn dự kiến ​​và có vẻ sẽ tăng tốc hơn nữa trong năm nay. GDP Philippines tăng 5,6% trong năm 2021 so với cùng kỳ. 

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,58% trong năm 2021 so với năm 2020, theo Tổng cục Thống kê. Mức tăng trưởng này thấp hơn so với các dự báo của các tổ chức quốc tế, do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý 3/2021, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh. Mặt khác, mức tăng trưởng này cũng dựa trên nền tảng năm 2020 tăng trưởng dương 2,91%.

Như vậy, thứ hạng về GDP của nhóm này đã thay đổi ra sao so với năm 2020?

Lộ diện top nền kinh tế lớn theo GDP ở Đông Nam Á năm 2021: Việt Nam đứng thứ mấy? - Ảnh 1.

Tính toán theo dữ liệu GDP của IMF và dữ liệu tăng trưởng do cơ quan thống kê của các quốc gia công bố

Như vậy, trong năm 2021, Việt Nam đứng thứ 5 về GDP trong khu vực Đông Nam Á với GDP khoảng 352 tỷ USD, xếp sau Singapore với vị trí thứ 4 với 364 tỷ USD. Vị trí top 3 là Indonesia, Thái Lan và Philippines không thay đổi so với năm 2020. Malaysia cũng tiếp tục giữ vị trí thứ 6 trong nhóm các nền kinh tế lớn của khu vực.

Năm 2020 là lần đầu tiên Việt Nam vượt Singapore để trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 Đông Nam Á về GDP. Trước đó, năm 2019, Bloomberg dẫn một báo cáo của ngân hàng DBS Bank cho hay: "Kinh tế Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng khoảng 6-6,5% trong thập kỷ tới, nhờ nguồn vốn đầu tư nước ngoài mạnh và tăng trưởng năng suất trong những năm sắp tới. Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng này, nền kinh tế Việt Nam sẽ lớn hơn quy mô nền kinh tế Singapore sau 10 năm nữa".

Ở thời điểm đó, dự báo kinh tế Việt Nam có thể bắt kịp Singapore vào năm 2029 của DBS dựa trên một số giả định: (1) Việt Nam có thể tăng trưởng bình quân 5,5% trong những năm tới và trung bình khoảng 6-6,5% trong trung hạn khoảng 10 năm. (2) Tỷ lệ tăng trưởng dân số ngắn hạn trong độ tuổi lao động của Việt Nam là 1% rồi giảm dần xuống 0,5%. (3) Các nền kinh tế khu vực cũng giữ mức tăng trưởng bình quân vốn có, với Singapore là 2,5%.

Nhưng bất ngờ cho các chuyên gia này, là Việt Nam đã vượt qua Singapore về mặt quy mô kinh tế ngay một năm sau đó. Tuy nhiên, thứ hạng của Việt Nam đã giảm sau 1 năm nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của làn sóng Covid-19 lần thứ 4. 

Năm nay, Việt Nam đang được kỳ vọng có thể lấy lại tốc độ tăng trưởng 6-7% như trước Covid-19, theo đó trở lại vị trí thứ 4 về quy mô nền kinh tế trong khu vực ASEAN.

Mới đây, tờ Business Times (Singapore) đã có bài viết "Tiếng gầm của một con hổ châu Á mới - Roar of a new Asian tiger", nói về Việt Nam. Trong đó nhận định Việt Nam có cơ hội trở thành "con hổ châu Á mới" và đưa ra 6 dẫn chứng. Thứ nhất là sự bùng nổ của tầng lớp giàu có. Thứ hai là việc tài trợ cho khởi nghiệp. Thứ ba là sự bùng nổ của năng lượng tái tạo. Thứ tư là sự "khát" lao động. Thứ năm là sự phát triển của thị trường bất động sản và cuối cùng là nhu cầu cơ sở hạ tầng lớn. 

https://cafef.vn/lo-dien-top-nen-kinh-te-lon-theo-gdp-o-dong-nam-a-nam-2021-viet-nam-dung-thu-may-2022022110582301.chn

Tin mới

Giá vàng giảm mạnh, cửa hàng nhanh chóng nới 'quota' bán
6 giờ trước
Sáng 19/4, ngay khi giá vàng liên tục giảm mạnh, các cửa hàng ở Hà Nội đã tăng lượng bán cho người mua, nhiều hơn hẳn những ngày trước đó.
Làm 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm rồi bán cho người dân
5 giờ trước
Tại cơ quan công an, các đối tượng thừa nhận đã bán 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được bán cho người dân sử dụng.
Samsung khởi động sân chơi sáng tạo nội dung số tôn vinh du lịch Việt Nam, giải thưởng lên đến 300 triệu đồng
4 giờ trước
Cuộc thi sáng tạo nội dung “Galaxy AI Hiểu Tiếng Việt, Tôn Vinh Du Lịch Việt” sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 18/5 dành cho mọi công dân Việt Nam.
3 tiếng, giá vàng 'bốc hơi' 5 triệu đồng/lượng
4 giờ trước
Giá vàng trong nước chưa ngừng sụt giảm mạnh, giá vàng miếng không chỉ mất kỷ lục 120 triệu đồng mà hiện chỉ còn 115 triệu đồng/lượng.
Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
3 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
14 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.