Lộ diện trái phiếu doanh nghiệp có rủi ro cao trong tháng 7

26/07/2024 17:56
Theo báo cáo của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) tổng hợp từ HNX và SSC, tính đến ngày công bố thông tin 19/7/2024, có 14 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 7 năm 2024 được ghi nhận với tổng giá trị đạt 11.332 đồng.

Theo thống kê của VMBA, có tới 10.900 tỷ đồng trái phiếu được phát hành từ mảng Ngân hàng (chiếm hơn 96% tổng giá trị phát hành); 20 tỷ đồng trái phiếu từ mảng Chứng khoán (100% của Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí) và 412 tỷ đồng đến từ mảng Bất động sản (Công ty Cổ phần Phát triển Tổng hợp Hưng Thịnh Phát).

Lũy kế từ đầu năm, tổng giá trị phát hành TPDN được ghi nhận là 157.359 tỷ đồng, với 10 đợt phát hành ra công chúng trị giá 11.378 tỷ đồng (chiếm 7,2% tổng giá trị phát hành) và 151 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 145.982 tỷ đồng (chiếm 92,8%tổng số).

Các doanh nghiệp đã mua lại 11.142 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 7. Tính từ đầu năm đến nay, tổng giá trị trái phiếu đã được mua lại trước hạn đạt 88.187 tỷ đồng, giảm 34,1% so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng là nhóm ngành dẫn đầu, chiếm khoảng 65,1% tổng giá trị mua lại trước hạn (tương ứng khoảng 57.378 tỷ đồng).

Trong phần còn lại của năm 2024, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 132.569 tỷ đồng. 41,8% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm Bất động sản với khoảng 55.382 tỷ đồng, theo sau là nhóm Ngân hàng với gần 19.498 tỷ đồng (chiếm 14,7%).

Tỷ lệ chậm trả tiếp tục tăng nhanh khi nhiều doanh nghiệp đang đối mặt với gánh nặng đáo hạn lớn.

Trong báo cáo thị trường trái phiếu mới nhất của MBS, trong tháng 7/2024 ghi nhận thêm 3 doanh nghiệp công bố chậm thanh toán gốc khiến cho tổng số chậm trả lên tới 116 doanh nghiệp.

Hiện tại, tổng trị giá TPDN chậm các nghĩa vụ thanh toán ước vào khoảng 209.800 tỷ đồng, chiếm 21% dư nợ TPDN của toàn thị trường, trong đó nhóm ngành bất động sản tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 68% trị giá chậm trả.

Ước tính có khoảng hơn 95.300 tỷ đồng trái phiếu sẽ đáo hạn trong 6 tháng cuối năm, trong đó chủ yếu đến từ nhóm ngành bất động sản với trị giá TPDN đáo hạn lên đến hơn 61.900 tỷ đồng, chiếm 65% tổng trị giá đáo hạn.

Mới đây, VIS Rating cũng đưa ra ước tính có đến khoảng 60% trong 9 nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn có nguy không trả được nợ gốc đúng hạn trong tháng 7.

“Trong 12 tháng tới, khoảng 18% trái phiếu đang lưu hành với tổng trị giá là 207.000 tỷ đồng sẽ đáo hạn. Chúng tôi ước tính 27% trái phiếu có rủi ro không trả được nợ gốc đúng hạn chủ yếu ở các ngành bất động sản dân cư và xây dựng. 65% trong số trái phiếu này đã chậm trả lãi trái phiếu trước đó”, VIS Rating dự báo.

VIS Ratings ước tính trong tháng 7 sẽ có khoảng 60% trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn có nguy không trả được nợ gốc đúng hạn, giá trị khoảng 5.400 tỷ đồng. Nói riêng về nhóm ngành Bất động sản, những công ty có trái phiếu đáo hạn trong tháng 7 này là: CT TNHH Mặt trời Sông Hàn; CT TNHH Nam Land; CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova; CTCP Đầu tư và Xây dựng Sunrise,...

Trong đó, 5.200 tỷ đồng trái phiếu rủi ro do các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng và bất động sản dân cư phát hành như Novaland, Nam Land, Big Gain, Đại Thịnh Phát và Kita Invest, và đều không trả lãi đúng hạn vào năm 2023.

Trong tuần từ 22-28/7/2024, có 4 doanh nghiệp thông báo xin gia hạn thêm và chậm thanh toán lô trái phiếu. Cụ thể, Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Nova xin gia hạn trái phiếu thêm 12 tháng cho 4 lô trái phiếu mã NVL2020-01-480, NVL2020-01-500, NVL2020-02-450 và NVL2020-02-350. Công ty Cổ phần BB Power Holdings xin gia hạn trái phiếu thêm 24 tháng cho lô trái phiếu mã BBP.H.20.23.001.

Về chậm thanh toán, Công ty Cổ phần Dịch vụ Giải trí Hưng Thịnh Quy Nhơn xin chậm thanh toán 25,1 tỷ đồng tiền lãi lô trái phiếu mã HQNCH2124007 và Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sunrise Việt Nam xin chậm thanh toán 15,2 tỷ đồng tiền lãi và 500 tỷ đồng gốc lô trái phiếu mã SRSCH2024001.

Trong thời gian sắp tới, có 3 đơn vị đã lên kế hoạch huy động vốn từ kênh trái phiếu.

Đầu tiên là CTCP Chứng khoán Rồng Việt đã thông qua phương án phát hành trái phiếu lần 3 trong năm 2024 với tổng giá trị tối đa 900 tỷ đồng. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu. Trái phiếu có kỳ hạn 1 năm với lãi suất cố định 8%/năm.

Tiếp theo là Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank) đã thông qua phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ trong quý III và IV năm 2024 với tổng giá trị tối đa 6.000 tỷ đồng. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, kỳ hạn từ 2 năm đến 7 năm.

Cuối cùng là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã thông qua phương án phát hành trái phiếu công chúng được chia làm 2 đợt trong năm 2024. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, và có tài sản đảm bảo với giá trị tối đa 8.000 tỷ đồng.

Tin mới

[Trên Ghế 11] Nhồi bộ golf, 4 vali, xe đạp gấp và nhiều người lớn vào VinFast VF 3 và kết quả…
2 phút trước
Chuyên gia Lê Hùng đến từ Autodaily cùng host Đăng Việt đã có màn thử chất đồ lên cốp xe VinFast VF 3 và cho một kết quả bất ngờ.
Sức mua ô tô tăng sau khi giảm lệ phí trước bạ
13 phút trước
Trong thời gian trì hoãn giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, thị trường ô tô rơi vào tình trạng ảm đạm, nhiều khách hàng có tâm lý chờ đợi.
Làm điều "dại dột" với Ronaldo, YouTuber số một thế giới bị hàng triệu người bỏ theo dõi
21 phút trước
Bẳng lời đáp trả có phần hạ thấp Ronaldo, YouTuber số một thế giới MrBeast đã phải trả giá đắt.
Không phải gạo, Ấn Độ cấm xuất khẩu loại hàng hoá quan trọng năm thứ 2 liên tiếp, nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt
30 phút trước
Đây cũng là mặt hàng Việt Nam có sản lượng hơn 1 triệu tấn trong năm 2024.
VinFast VF8 của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sắp gia nhập một thị trường lạ, nơi Tesla đang chiếm lĩnh thị phần
37 phút trước
VF8 sẽ là mẫu xe đầu tiên của VinFast ra mắt tại Puerto Rico.

Tin cùng chuyên mục

Không chỉ đất hiếm, Việt Nam còn sở hữu một mỏ vàng đứng thứ 3 thế giới: Thu gần 700 triệu USD từ đầu năm, sản lượng vượt Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ
2 giờ trước
Kho báu này của Việt Nam hiện có công suất sản lượng khoảng 100 triệu tấn.
Ứng phó với hàng giá rẻ Trung Quốc
1 ngày trước
Các chuyên gia kinh tế cho rằng không thể cản dòng chảy hàng hóa, sản phẩm Trung Quốc mà phải chủ động thay đổi để cạnh tranh.
CEO Xanh SM tiết lộ những chỉ số ‘phát triển như Thánh Gióng’ và bí mật vận hành siêu tốc của tân binh gọi xe công nghệ
1 ngày trước
Kể từ khi thành lập vào tháng 3/2023, Xanh SM mà Nguyễn Văn Thanh làm CEO toàn cầu, đã gần "phủ xanh Việt Nam", đồng thời vẽ lại thị trường gọi xe công nghệ, vốn đã bị những gã khổng lồ ngoại thống trị. Đằng sau sự tăng trưởng 'như Thánh Gióng' của Xanh SM là những bí mật khó tin.
BXH thương hiệu ô tô tại Việt Nam: VinFast mạnh nhất miền Bắc, Mercedes-Benz và Toyota có sức hút trên toàn quốc
1 ngày trước
Theo bảng xếp hạng do Decision Lab công bố, Toyota sở hữu sức khoẻ thương hiệu mạnh nhất trong ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam. Nếu chỉ tính riêng miền Bắc, VinFast là thương hiệu dẫn đầu.