Lo mất doanh nghiệp vì cổ phiếu giảm mạnh

27/04/2020 14:14
Thị trường chứng khoán giảm mạnh vì lo ngại dịch Covid-19, đẩy giá nhiều cổ phiếu xuống dưới giá trị thực, làm phát sinh nguy cơ doanh nghiệp bị thâu tóm bởi những nhà đầu tư "cá mập" .

Trong khi giá cổ phiếu giảm thê thảm trong mùa đại dịch Covid-19, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước bán ra thì không ít quỹ đầu tư lớn tham gia mua vào số lượng lớn cổ phiếu nhằm nâng tỉ lệ sở hữu tại doanh nghiệp (DN) niêm yết.

Quỹ ngoại liên tục nâng sở hữu

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy trong quý I/2020, giao dịch góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài lên tới 2.523 lượt, với tổng giá trị gần 2 tỉ USD. Trong đó, 455 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của DN với giá trị góp vốn là 710 triệu USD và 2.068 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1,25 tỉ USD. Giao dịch mạnh nhất diễn ra trong tháng 3 - đỉnh điểm đại dịch Covid-19 tại Việt Nam.

Cụ thể, nhóm quỹ thuộc VinaCapital vừa công bố đã mua lượng lớn cổ phiếu PHR của Công ty CP Cao su Phước Hòa, nâng tỉ lệ sở hữu lên gần 5%. JPMorgan Vietnam Opportunities Fund thông báo đã chuyển nhượng 2 triệu cổ phiếu Ngân hàng Quân đội (MBB) cho Vietnam Growth Stock Income Mother Fund, trị giá khoảng 34 tỉ đồng.

Lo mất doanh nghiệp vì cổ phiếu giảm mạnh - Ảnh 1.

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến giá nhiều cổ phiếu giảm sâu dưới giá trị thực, dẫn tới nguy cơ doanh nghiệp bị thâu tóm.Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Mới đây, thông qua Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, Ntasian Emerging Leaders Master Fund đã chuyển nhượng 1,3 triệu cổ phiếu MWG của Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động cho Asian Smaller Companies Fund và Vietnam Growth Stock Income Mother Fund. Vào ngày 13-4, Aquila SPC (liên quan đến Dragon Capital) cũng chuyển nhượng 420.000 cổ phiếu MWG cho Arisaig Asia Consumer Fund.

Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Phát triển năng lượng Vinaconex (VCP) cũng vừa thông báo thay đổi tỉ lệ sở hữu của cổ đông lớn là Quỹ Đầu tư cơ hội PVI (POF). Theo đó, POF đã mua thêm 3,9 triệu cổ phiếu VCP, nâng tỉ lệ nắm giữ lên 13,9 triệu cổ phiếu - tương đương tỉ lệ 24,39%.

Theo tìm hiểu của phóng viên, những cổ phiếu được các quỹ đầu tư nhắm đến và mua vào đều xuống mức giá rất "hấp dẫn" khi thị trường xảy ra bán tháo vì lo ngại. Nhiều cổ phiếu mất đến 50%-60% thị giá, trong khi giá trị nội tại của DN vẫn tốt.

Quỹ AFC Vietnam nhận định giá nhiều cổ phiếu trên sàn đã bị định giá thấp so với giá trị DN - điều hiếm có ở các thị trường phát triển. Vì vậy, những cổ phiếu này rất hấp dẫn các nhà đầu tư lớn, bao gồm cả AFC Vietnam.

Đại diện quỹ đầu tư VinaCapital cho biết họ có lượng tiền mặt lớn và đang tìm kiếm cơ hội đầu tư trên thị trường khi mức giá đủ hấp dẫn.

Chống thâu tóm

Chuyên gia chứng khoán Phan Dũng Khánh cho rằng cơ hội thâu tóm DN trên sàn chứng khoán hiện nay là rất lớn vì giá cổ phiếu xuống quá thấp. Điều quan trọng là chọn DN nào, giá ra sao và thời điểm nào.

TS Lê Đạt Chí, Phó trưởng Khoa Tài chính DN Trường ĐH Kinh tế TP HCM, cho rằng khủng hoảng là cơ hội cho phía muốn thâu tóm. "Thời gian qua, nhiều cổ phiếu giảm mạnh đến 70%-80% thì không có lý gì những DN, quỹ đầu tư có tiền lại không mua vào" - ông Chí phân tích.

Điều này lý giải vì sao thời gian qua, hàng loạt DN trên sàn đăng ký mua cổ phiếu quỹ; các thành viên HĐQT, ban điều hành, cổ đông nội bộ... cũng đua nhau mua hàng triệu cổ phiếu vừa để đầu tư vừa để chống hoạt động mua gom, thâu tóm của DN đối thủ và các quỹ đầu tư "cá mập". Thống kê sơ bộ từ các sở giao dịch chứng khoán cho thấy tính đến ngày 10-4, các thành viên HĐQT, ban điều hành, cổ đông nội bộ các công ty niêm yết đã đăng ký mua lượng cổ phiếu trị giá lên tới 750 triệu USD, trong đó mua thành công 455 triệu USD. Các DN cũng đăng ký mua lượng cổ phiếu quỹ lên tới hàng ngàn tỉ đồng.

Chủ tịch HĐQT một DN niêm yết đã mua cổ phiếu công ty mình trong lúc thị giá giảm quá sâu thừa nhận: "Nói mua vào là để bình ổn giá cổ phiếu nhưng phần lớn là để không bị các nhà đầu tư lớn gom với mục đích nâng tỉ lệ sở hữu, thay đổi thành viên HĐQT - điều mà không lãnh đạo công ty nào mong muốn".

Giám đốc một quỹ đầu tư lớn cho rằng họ biết bản thân lãnh đạo, cổ đông nội bộ các DN niêm yết rất sợ bị thâu tóm, bị thay đổi cơ cấu cổ đông. Bởi lẽ, giai đoạn này là cơ hội tốt để các nhà đầu tư lớn thực hiện vì giá cổ phiếu DN đã giảm khá sâu. Theo đó, khả năng thâu tóm cao thường xảy ra ở các DN mà chủ sở hữu ban đầu nắm cổ phiếu ít. Các quỹ hay nhà đầu tư lớn chỉ cần mua vài chục phần trăm để trở thành cổ đông chiến lược là có thể chi phối hoạt động DN. Còn với DN có vốn nhà nước sẽ khó thâu tóm vì phải nắm trên 51% cổ phần.

Riêng với các DN mà chủ sở hữu nắm 40%-50%, nhà đầu tư thường tăng tỉ lệ sở hữu với mong muốn có được tiếng nói trong DN hoặc để tham gia HĐQT. Đây là mục đích chính mà các quỹ và nhà đầu tư lớn hướng tới trong giai đoạn hiện nay.

Quản trị cổ đông rất quan trọng

Bàn về vấn đề chống thâu tóm, TS Lê Đạt Chí cho rằng bản thân lãnh đạo DN phải hiểu được cấu trúc sở hữu của DN mình như thế nào. Theo đó, nếu cổ phiếu trôi nổi nhiều mà không quản trị được thì sẽ rất dễ bị thâu tóm, Sacombank trước đây là một điển hình. Vì vậy, khi DN muốn phát hành cổ phiếu cho một quỹ đầu tư, một tổ chức hay phát hành ra bên ngoài thì phải hiểu đối tác của mình là ai, chứ không chỉ quan tâm thu hút tiền về mà quên đi những rủi ro. Như trong đại dịch Covid-19, giá cổ phiếu sụt giảm, nhà đầu tư lớn có hỗ trợ không hay nhân cơ hội thâu tóm luôn DN.

"Trên thị trường cũng từng xảy ra chuyện cổ đông mới tham gia đã phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến sinh mệnh DN, dẫn đến truy tố lãnh đạo như Gỗ Trường Thành là bài học cho công tác quản trị, điều hành DN" - TS Lê Đạt Chí dẫn chứng.

Lo mất doanh nghiệp vì cổ phiếu giảm mạnh - Ảnh 3.

Tin mới

Yamaha Fazzio Blue Core Hybrid ra mắt: 'Cứu tinh' cho dân văn phòng mùa xăng tăng giá!
4 giờ trước
Mẫu xe tay ga cỡ nhỏ, vốn đã quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á này nay đã được trang bị công nghệ hybrid tiên tiến, hứa hẹn mang đến hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn, đáp ứng xu hướng ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường.
Mẫu di động gập 'tốt nhất thị trường' đang cho đặt trước, nhận quà đặc quyền trị giá 15 triệu tại TGDĐ
3 giờ trước
Đến 11/4, khách hàng đặt trước OPPO Find N5 tại Thế Giới Di Động vừa có cơ hội sở hữu sớm siêu phẩm này, vừa được tặng thêm bảo hành mở rộng, bảo hiểm rơi vỡ màn hình, hỗ trợ lên đời và loạt dịch vụ riêng biệt, tổng trị giá 15 triệu đồng.
G7 hợp tác công ty của ông Phạm Nhật Vượng mua 899 xe điện VinFast, dự kiến 'xanh hóa' toàn bộ đội xe 4.000 chiếc
2 giờ trước
G7 ký kết hợp tác với Xanh SM để chuyển đổi gần 4.000 xe sang xe điện với lô xe đầu tiên là 899 xe điện VinFast.
Vingroup muốn làm dự án điện gió 4,5 tỷ USD ở Trà Vinh
2 giờ trước
Sau khi hoàn thành, dự án mang lại nguồn thu khoảng 700 – 800 triệu USD/năm.
Giá xăng giảm mạnh gần 2.000 đồng/lít, xuống mức thấp nhất gần 4 năm
2 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (10/4), giá xăng giảm mạnh 1.490 - 1.710 đồng/lít.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.