Lộ siêu dự án chậm 15 năm, đội vốn chục ngàn tỷ đồng

17/12/2019 08:30
Năm 2019, các dự án đường sắt đô thị đội vốn, chậm tiến độ tiếp tục "hâm nóng" sự chú ý của dư luận. Những khoản đội vốn chục ngàn tỷ, chậm tiến độ hàng chục năm trời khiến đồng tiền đi vay chưa phát huy hiệu quả.

Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 (metro số 1), Bến Thành - Suối Tiên 

Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án metro Bến Thành - Suối Tiên năm 2007 là hơn 17,3 nghìn tỷ đồng, đến năm 2011 được điều chỉnh lên hơn 47,3 nghìn tỷ đồng (tăng thêm 30 nghìn tỷ đồng). Trong đó, vốn vay Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) là hơn 41,8 nghìn tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách thành phố.

Lý do khiến tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng mạnh, báo cáo của Chính phủ giải thích là do sự biến động khách quan của giá nguyên liệu, nhiên liệu và việc tăng mức lương tối thiểu từ năm 2006 đến năm 2009.

Lộ siêu dự án chậm 15 năm, đội vốn chục ngàn tỷ đồng - Ảnh 1.

Tuyến metro số 1 Sài Gòn gặp nhiều khó khăn trong giải ngân.


Điều đáng nói, từ năm 2011, UBND TP.HCM đã phê duyệt điều chỉnh dự án tăng thêm 30 nghìn tỷ đồng “khi chưa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định”. Điều này đã khiến cho dự án “chưa chặt chẽ về cơ sở pháp lý” như đã nói ở trên. Đó cũng là lý do khiến có tiền mà chưa tiêu được cho dự án này.Ngoài ra, dự án được tăng khối lượng xây dựng nhằm đem lại hiệu quả đầu tư và khai thác cao hơn. Cụ thể, tăng đầu tư cho đầu máy, toa xe, trang thiết bị nhà ga nhằm đáp ứng nhu cầu tăng lưu lượng hành khách dự báo vào năm mục tiêu thiết kế là năm 2040 (thay vì năm 2020 như trong dự án đầu tư).

Mới đây, dự án đã được các bộ ngành tháo gỡ khó khăn để tiếp tục triển khai.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vay vốn Trung Quốc

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được Bộ GTVT phê duyệt năm 2009 với tổng mức đầu tư hơn 550 triệu USD (gần 8.800 tỷ đồng) từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước. Sau đó, tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng lên 868 triệu USD (18.000 tỷ đồng).

Đến nay qua 4 đời Bộ trưởng GTVT dự án vẫn chưa thể hoàn thành.

Kết luận của Kiểm toán Nhà nước từ cuối 2018 đã chỉ ra hàng loạt sai sót tại dự án này, như: đến hết tháng 6/2018, số vốn rót vào đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông theo báo cáo của chủ đầu tư khoảng 11.337 tỉ đồng, nhưng kết quả kiểm toán chỉ ghi nhận khoảng 8.679 tỷ đồng đã đầu tư vào dự án.

Số chênh lệch khoảng 2.656 tỷ đồng do chủ đầu tư tính sai khối lượng 360 triệu đồng, sai đơn giá 175 tỷ đồng, sai khác 698 tỷ đồng, chưa đủ điều kiện quyết toán hơn 1.600 tỷ đồng.

Lộ siêu dự án chậm 15 năm, đội vốn chục ngàn tỷ đồng - Ảnh 2.

Dự án Cát Linh - Hà Đông vay vốn Trung Quốc chậm tiến độ nhiều năm. Ảnh: Lương Bằng


Cụ thể, dự toán nhiều hạng mục xây lắp, mua sắm vật tư, thiết bị đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam về quản lý định mức đơn giá, quản lý hợp đồng EPC với số tiền khoảng 889 tỷ đồng, chưa xác nhận được số tiền 1.659 tỷ đồng chủ đầu tư đã rót vào dự án.


Dự án tàu điện ngầm số 2 TP.HCM: Chậm 8 năm

Tuyến tàu điện ngầm số 2 Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành - Tham Lương đi qua các quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình, Tân Phú của TP.HCM.

Tổng mức đầu tư của dự án đã được UBND TP.HCM phê duyệt năm 2010 là hơn 26,1 nghìn tỷ đồng. Tổng mức đầu tư Chính phủ trình Quốc hội tại Tờ trình năm 2018 là 47,89 nghìn tỷ đồng, tăng thêm hơn 20 nghìn tỷ đồng.

UBND TP.HCM đang đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn trước khi phê duyệt điều chỉnh dự án.

Vốn vay ODA từ các nhà tài trợ: Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và nguồn vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước.

Thời gian hoàn thành dự án theo dự án đầu tư được duyệt là năm 2018. Dự kiến điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến năm 2026. Cụ thể, sẽ tổ chức thi công từ năm 2021 đến năm 2026; kiểm tra, vận hành chạy thử và bàn giao khai thác cuối năm 2026.

Hiện dự án đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1: 15 năm vẫn bất động

Tổng mức đầu tư được phê duyệt là 19.460 tỷ. Trong đó, vốn vay ODA là gần 14 nghìn tỷ đồng của Chính phủ Nhật Bản thông qua JICA, vốn đối ứng là trên 5,4 nghìn đồng.

Dự án được khởi động từ 2004. Nhưng đến nay, sau 15 năm vẫn chưa chính thức khởi công.

Dự án đã được bố trí và giải ngân vốn ODA từ năm 2009 đến nay là 842 tỷ đồng để thực hiện thiết kế kỹ thuật (từ năm 2009 đến năm 2014). Hiện nay, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 được bố trí 2.500 tỷ đồng.

Lộ siêu dự án chậm 15 năm, đội vốn chục ngàn tỷ đồng - Ảnh 3.

Đường sắt đô thị số 1 Hà Nội đội vốn gấp đôi, lên 3,5 tỷ USD


Tại quyết định phê duyệt ban đầu, dự án dự kiến thực hiện từ 2007 đến năm 2017. Đến nay, sau khi phê duyệt điều chỉnh, dự án dự kiến thực hiện từ năm 2017 đến năm 2024.

Theo báo cáo của Chính phủ, Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 là dự án có quy mô lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp, được áp dụng công nghệ hiện đại và được đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA, thường bị ràng buộc bởi các điều kiện vay trong quá trình đàm phán, ký kết hiệp định nên công tác triển khai thường bị kéo dài hơn so với các dự án khác.

Chỉ xét riêng cho giai đoạn I điều chỉnh (Khu tổ hợp Ngọc Hồi) dự kiến đến 2024 hoàn thành, trong khi đó công tác giải phóng mặt bằng đã thực hiện từ 2012 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành do nguồn vốn đối ứng bố trí hàng năm không đáp ứng được so với nhu cầu.

Hiện còn một số ý kiến băn khoăn về chủ trương thực hiện, khả năng cân đối nguồn lực đầu tư của toàn dự án. Bởi ước tính tổng mức đầu tư toàn tuyến đường sắt đô thị số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi) khoảng 81.537 tỷ đồng mới đảm bảo mục tiêu của toàn dự án.

Gặp nhiều khó khăn với dự án tuyến metro số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi, Bộ GTVT đã kiến nghị Chính phủ chuyển dự án về TP. Hà Nội làm chủ đầu tư.

Tuyến đường sắt đô thị số 2 TP Hà Nội, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo

Dự án xây dựng đường sắt đô thị số 2 TP Hà Nội, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo do liên danh Công ty CP tư vấn thiết kế Giao thông vận tải phía Nam và Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập dự án đầu tư.

Chiều dài đoạn tuyến Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo khoảng 11,5km, trong đó 8,9km đi ngầm, 2,6km chạy trên cao, với 7 ga ngầm và 3 ga trên cao. Quy mô sử dụng đất dự án khoảng 92ha.

Điểm đầu tuyến là khu đô thị mới Ciputra - đường Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt - Hoàng Hoa Thám - Thụy Khuê - Phan Đình Phùng - Hàng Giấy - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài - điểm cuối giao phố Nguyễn Du.

Tuyến đường sắt dự kiến đưa vào vận hành vào năm 2015 nhưng đến nay chưa khởi công, thời gian hoàn thành xây dựng dự kiến vào năm 2027, chậm 12 năm so với kế hoạch.

Thời gian qua, TP Hà Nội đã điều chỉnh một số thông số kỹ thuật dự án so với thiết kế ban đầu được duyệt vào năm 2008 để bảo đảm an toàn chạy tàu.

Việc điều chỉnh các thông số kỹ thuật dự án và tình trạng chậm tiến độ dự án làm tổng vốn đầu tư dự án tăng thêm khoảng 16.000 tỉ đồng, tăng 82% vốn đầu tư.

Tổng mức đầu tư ban đầu dự án được TP Hà Nội phê duyệt năm 2008 khoảng 19.500 tỉ đồng, nay TP đề xuất Chính phủ tăng vốn lên 35.600 tỉ đồng. TP cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác trong điều chỉnh vốn đầu tư dự án.

Tin mới

Quang Linh Vlogs thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X
6 giờ trước
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành quyết định về việc thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X đối với Phạm Quang Linh.
Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục bị khởi tố tội danh gì?
8 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Asia Life và Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt.
Tiếc 50.000 đồng phí đặt hộ, nữ du khách "đi tong" cả chục triệu vì lỗi nhỏ khi tự mua vé máy bay
8 giờ trước
Chỉ vì muốn tiết kiệm vài chục nghìn đồng khi đặt vé máy bay, một nữ du khách đã phải đối mặt với lỗi sai nghiêm trọng khiến toàn bộ chuyến bay của gia đình 3 người đứng trước nguy cơ bị hủy.
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh, song bị can đã bỏ trốn
9 giờ trước
Công ty Cây xanh Công Minh đã thực hiện hơn 600 gói thầu trên cả nước, tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó thanh toán khoảng 3.000 tỉ đồng
'Honda Lead chạy điện' sắp lên kệ ở VN: Chi dưới 7 triệu đã có thể mang xe về, có pin đầy trong phút mốt
9 giờ trước
Mẫu xe điện Honda này có màn hình màu, kích thước lên tới 7 inch.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Công thương: Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng các nội dung sẽ trao đổi với phía Mỹ
11 giờ trước
Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ. Lãnh đạo Bộ Công thương đã trả lời về vấn đề Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng hoá Việt Nam với mức thuế 46%.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
15 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.
Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cảnh báo: Hãy mua vàng hay bất cứ thứ gì không in thêm được, hãy chuẩn bị tinh thần
15 giờ trước
"Tôi không muốn điều này xảy ra nhưng tốt hơn nên chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất thay vì ngồi đó mơ mộng, điều mà phần lớn nhà đầu tư hiện nay đang làm", tác giả Robert Kiyosaki lo ngại.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
1 ngày trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.