Lo sợ sập "bẫy nợ", một quốc gia khác dự định rút lại thoả thuận cho Trung Quốc thuê cảng 99 năm

30/11/2019 09:30
Chính phủ mới của Sri Lanka, do Tổng thống Gotabaya Rajapaksa lãnh đạo, muốn rút lại thoả thuận trước đây, đó là cho một doanh nghiệp Trung Quốc thuê khu vực phía nam cảng Hambantota, với mục đích được chỉ ra là vì lợi ích quốc gia.

Năm 2017, cựu Thủ tướng Ranil Wickremesinghe đã thay đổi các điều khoản trong đó. Ông nói rằng sẽ rất khó để trả khoản nợ cho dự án xây dựng cảng này. Do đó, ông đã đồng ý cho Công ty Cảng giao thương Trung Quốc (CMP) - một công ty liên doanh của Trung Quốc, thuê cảng trong 99 năm với giá 1,1 tỷ USD. Động thái này đã giảm bớt khoản nợ quốc gia này vay Trung Quốc để xây dựng, ông Wickremesinghe cho biết trong một cuộc phỏng vấn năm 2018.

Ajith Nivard Cabraal - cựu Thống đốc Ngân hàng trung ương, và Thủ tướng Mahinda Rajapaksa, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn: "Chúng tôi muốn họ trả lại khu cảng. Tốt hơn hết là mọi thứ nên trở về nguyên trạng. Chúng tôi hoàn trả khoản vay đúng thời hạn, theo như những gì đã đồng ý ban đầu mà không có bất kỳ sự xáo trộn nào."

Khu cảng này hiện đang là bức tranh gây tranh cãi về Sáng kiến Vành đai và Con đường của Chủ tịch Tập Cận, kéo dài từ Kenya cho đến Myanmar. Chính quyền ông Tập bị cáo buộc cố tình đẩy các quốc gia nghèo vào bẫy nợ. Tại Sri Lanka, Mahinda đã vay tiền của Trung Quốc trong suốt 10 năm cầm quyền với tư cách là Tổng thống để xây dựng dự án cảng ở một quận thuộc quê của ông.

Smruti Pattanaik - một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng tại New Delhi, cho hay: "Đây là một thoả thuận liên quan đến chủ quyền. Trung Quốc có thể sẽ xem xét lại một số điều khoản, nếu điều đó được coi là quan trọng đối với chính quyền ông Rajapaksa."

Lo sợ sập bẫy nợ, một quốc gia khác dự định rút lại thoả thuận cho Trung Quốc thuê cảng 99 năm - Ảnh 1.

Vị trí của cảng Hambantota.

Nỗ lực lấy lại cảng biển lần này sẽ giúp chính phủ mới của Sri Lanka thể hiện quyết tâm xoay chuyển thoả thuận được cho là gây tổn hại đến an ninh quốc gia. Đây cũng là nền tảng chiến dịch quan trọng trong chiến dịch tranh cử của ông Gotabaya - cựu Bộ trưởng Quốc phòng, vừa nhậm chức Tổng thống hồi tháng 11.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng phát biểu về vấn đề này: "Sự hợp tác giữa Trung Quốc và Sri Lanka, bao gồm cả dự án cảng Hambantota, được xây dựng dựa trên cơ sở bình đẳng và có sự tham vấn. Trung Quốc mong muốn hợp tác với Sri Lanka để đưa Hambantota trở thành một trung tâm vận chuyển mới ở Ấn Độ Dương và phát triển nền kinh tế địa phương."

Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tại Sri Lanka đã trở thành một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường. Điều này làm dấy lên mối lo ngại cho Ấn Độ rằng đối thủ về địa chính trị của họ sẽ sử dụng một khu cảng gần với bờ biển phía nam cho mục đích chiến lược hoặc quan sự trong tương lai.

Trung Quốc đã loại bỏ những mối lo ngại liên quan đến bất kỳ khía cạnh về quân sự nào đối với khoản đầu tư vào cảng Hambantota. Khu cảng này nằm trên các tuyến vận chuyển chính giữa châu Á và châu Âu, họ cho biết cả 2 bên cùng gặt hát được lợi ích - điều sẽ thúc đẩy nền kinh tế Sri Lanka.

Theo Brahma Chellaney - một giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách tại New Delhi: "Sri Lanka sẽ phải đưa ra một điều kiện hợp lý, ngang bằng để trao đổi. Sau khi anh em nhà Rajapaksa lên nắm quyền, Trung Quốc kỳ vọng sẽ mở rộng tầm ảnh hưởng ở quốc gia này."

Một thoả thuận thuê cảng tương tự thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường tại Myanmar cũng bị cắt giảm quy mô từ 7,5 tỷ USD xuống chỉ còn 1,3 tỷ USD. Trong khi đó, chính phủ Malaysia cũng huỷ bỏ dự án xây dựng các đường ống trị giá 3 tỷ USD và tái đàm phán về một dự án đường sắt vào năm 2019, cắt giảm 1/3 khoản vay xuống còn 11 tỷ USD.

Ông Cabraal cho biết: "Khi bạn ký các thoả thuận song phương đó, thì đó là những thoả thuận rất nghiêm túc. Đồng thời, chúng tôi cần phải quan tâm đến lợi ích quốc gia. Nếu một chính phủ đã loại bỏ nó, thì chính phủ mới cần phải tìm nhiều cách thức giải quyết trên tinh thần hoà giải." 

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
9 phút trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
20 phút trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
56 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
2 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
2 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
4 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
5 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
8 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
11 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.