Loài cây quý hiếm này chính là sâm Ngọc Linh (danh pháp hai phần: Panax vietnamensis). Loại sâm này không chỉ nổi tiếng với củ sâm quý giá mà còn với phần lá rất giá trị. Củ sâm Ngọc Linh , với trọng lượng lớn, thường được tìm thấy trong tự nhiên và được mua lại với giá hàng trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng.
Sâm Ngọc Linh là loại sâm có giá rất đắt đỏ, vì củ sâm chứa tới 52% chất saponin rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, lá sâm Ngọc Linh có lượng saponin bằng khoảng 80% lượng saponin có trong củ, do đó chũng được xem là dược liệu quý. Chính vì vậy, giá của sâm Ngọc Linh dao động từ 90 – 300 triệu đồng/kg.
Sáng 28/2, UBND huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) cho biết đã tiến hành chỉ đạo Công an huyện điều tra về các đối tượng lợi dụng dịp Tết Nguyên đán vừa qua để trộm hơn 800 cây sâm Ngọc Linh của người dân trên địa bàn. Cụ thể, kẻ gian đã đột nhập vào vườn trồng sâm của người dân tại các xã bao gồm Đăk Na, Đăk Sao, Tê Xăng, Ngọc Lây (huyện Tu Mơ Rông) để trộm cắp sâm quý. Sự việc này đã được người dân trình báo.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, UBND huyện Tu Mơ Rông đã thành lập đoàn liên ngành để kiểm tra hiện trường và thống kê thiệt hại của vụ mất trộm. Theo đó, lực lượng chức năng xác định có hơn 800 cây sâm Ngọc Linh (từ 4 – 10 năm tuổi) của người dân bị mất. Hiện đoàn liên ngành đang tiến hành kiểm đếm và tính toán giá trị thiệt hại của vụ mất trộm sâm Ngọc Linh này.
Ngoài ra, Công an huyện cũng đang ra soát các đối tượng, đồng thời phối hợp với các huyện ráp ranh để tiến hành khoanh vùng, truy tìm thủ phạm. Trên thực tế, UBND huyện Tu Mơ Rông cũng đa vận động người dân nên trực trên vườn 24/24 h và lắp đặt camera nhằm ngăn chặn tình trạng trộm cắp tái diễn.
Theo các chuyên gia, sâm Ngọc Linh được phát hiện ở dãy núi Ngọc Linh , thuộc địa phận tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Năm 1978, các nhà khoa học thống kê vùng núi Ngọc Linh có từ 6.000 – 7.000 cây sâm mọc dày đặc, với mật độ 1m2/1 cây. Trên thực tế, sâm Ngọc Linh mọc tự nhiên ở độ cao từ 1.200 m trở lên, cao nhất là 1.700 – 2.000 m, dưới tán rừng già ẩm và nhiều mùn. Cây sâm Ngọc Linh có thể sống rất lâu, thậm chí là trên 100 năm.
Theo các nhà nghiên cứu, trong lá và cọng lá của sâm Ngọc Linh có 19 saponin pamaran, 8 saponin có cấu trúc mới, 17 axit amin, 20 chất khoáng vi lượng và hàm lượng tinh dầu là 0,1 %. Sâm Ngọc Linh có tác dụng chống stress, phòng chống ung thư và bảo vệ tế bào gan. Bệnh nhân khi dùng sâm Ngọc Linh có thể ngủ ngon, tăng cường thị lực và gia tăng sức đề kháng. Với những người cao tuổi và người bị suy giảm miễn dịch, mắc nhiều bệnh lý nền, nếu dùng sâm Ngọc Linh thường xuyên sẽ giúp phục hồi sức khỏe và tăng cường sức đề kháng.
Hơn nữa, chỉ sâm Ngọc Linh của Việt Nam mới có hợp chất saponin dammaran chứa ocotillol với majonosid-R2 (MR2), chiếm hơn 50% hàm lượng saponin trong sâm . Chất này giúp sâm Ngọc Linh có thể được dùng bào chế thành các dược liệu, từ đó trị được nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, sâm Ngọc Linh được xem là loại sâm quý nhất thế giới.
Theo những người dân trồng sâm , sâm Ngọc Linh trồng từ 5 năm trở lên mới được thu hoạch. Cây sâm Ngọc Linh càng lâu năm thì sâm càng quý. Trên thực tế, với việc trồng cây sâm Ngọc Linh giúp nhiều nông dân tại các vùng núi của Quảng Nam, Kon Tum thu về tiền tỷ.
Vì sâm Ngọc Linh là loại dược liệu quý hiếm nên có một số người sẵn sàng bỏ ra cả tỷ đồng để mua được loại sâm này. Năm 2018, chia sẻ trên báo Dân Trí, một người sưu tập sâm Ngọc Linh ở Hà Nội chia sẻ, anh đã bỏ ra gần 2 tỷ đồng để sở hữu cử sâm Ngọc Linh nặng 2,7 kg và dài 1,2 m. Đây cũng là củ sâm Ngọc Linh tự nhiên lớn nhất từ trước đến thời điểm đó.
Đến năm 2019, một củ sâm Ngọc Linh hơn 100 năm tuổi, nặng 920 gram và dài khoảng 70 cm, được một người ở Kon Tum mua với giá gần 1 tỷ đồng. Gần đây nhất, vào đầu tháng 8/2023, một cây sâm Ngọc Linh hơn 20 năm tuổi, có 9 nhánh 9 hoa và nặng gần 1 kg, được bán với giá 868 triệu đồng trong phiên chợ sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam.
Kon Tum hiện là tỉnh có diện tích sâm Ngọc Linh lớn nhất ở Việt Nam, 1.800 ha, với mô hình đa dạng, trong đó điển hình là liên hết với người dân địa phương... Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum, mỗi năm, tỉnh này có khả năng cung ứng hơn 1 triệu cây giống cho bà con. Trong số đó, Tu Mơ Rông chính là địa phương có nhiều diện tích trồng sâm Ngọc Linh nhất ở Kon Tum. Cụ thể, toàn huyện trồng 1.700 ha sâm , trong đó người dân trồng 100 ha với khoảng 600 hộ dân tham gia.
Bài viết tham khảo nguồn: Sciencedirect, Vista, NIH