Số liệu thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho biết, tính đến giữa tháng 7/2024, nước ta đã xuất khẩu gần 1,5 triệu tấn sắn, giảm nhẹ so với con số 1,59 triệu tấn củ a cùng kỳ năm ngoái. Chiều ngược lại, giá trị xuất khẩu củ a mặt hàng này ghi nhận mức tăng mạnh với gần 684 triệu USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương ), từ đầu tháng 7/2024 đến nay, giá xuất khẩu sắt lát củ a Việt Nam ổn định so với cuối tháng trước. Hiện giá xuất khẩu sắt lát sang thị trường Trung Quốc ở mức 250 USD/tấn; giá xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc khoảng 300 USD/tấn.
Hiện giá tinh bột sắn xuất khẩu được các nhà máy Việt Nam chào bán ở mức 495-520 USD/tấn. Trong khi đó, giá tinh bột sắn xuất khẩu qua các cửa khẩu Lạng Sơn và Móng Cái tăng, dao động ở mức 3.600-3.700 CNY/tấn, tăng 50 CNY/tấn so với cuối tháng trước. Bên cạnh đó, do nguồn sắn lát tồn kho củ a Việt Nam vụ 2023-2024 không nhiều, nên các đơn vị xuất khẩu vẫn chờ giá tăng thêm mới bán.
Xét về thị trường xuất khẩu , trong tháng 6/2024, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất củ a Việt Nam, chiếm 87,88% về lượng và chiếm 88,52% về trị giá trong tổng xuất khẩu sắn và các sản từ sắn củ a cả nước. Cụ thể, vị khách sộp này đã nhập khẩu 124,11 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 60,4 triệu USD, tăng 49,5% về lượng và tăng 56,7% về trị giá so với tháng 5/2024, tăng 3,5% về lượng và tăng 9,3% về trị giá so với tháng 6/2023.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 1,26 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 569,05 triệu USD, giảm 6,1% về lượng nhưng tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Đáng chú ý, trong tháng 6/2024, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang Malaysia tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2023, đạt 1,27 nghìn tấn, trị giá 656,25 nghìn USD, tăng 1.643% về lượng và tăng 2.049% về trị giá so với tháng 6/2023.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia 10,92 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 5,74 triệu USD, tăng 69,6% về lượng và tăng 79,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Các chuyên gia trong ngành dự báo Trung Quốc sẽ còn nhập khẩu nhiều hơn sắn và các sản phẩm từ sắn củ a Việt Nam do điều kiện địa lý thuận lợi. Tuy nhiên, các nhà máy sản xuất cần tăng cường quan tâm đến vấn đề ổn định chất lượng và sản phẩm có tính nổi bật.
Được biết, sắn dây là loài cây dây leo thuộc họ đậu, được trồng ở nhiều nơi ở nước ta để làm thực phẩm và làm thuốc.
Hầu hết các bộ phận củ a cây sắn dây đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Song bộ phận dùng tốt nhất là rễ (hoặc củ sắn dây). Củ sắn dây được đào lên và rửa sạch đất cát, bỏ lớp vỏ ngoài, cắt khúc hoặc thái lát, sau đó phơi hoặc sấy khô, trong Đông y gọi là cát căn.
Theo Đông y, sắn dây vị ngọt, tính mát, có công dụng giải cơ thoái nhiệt, phát biểu thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng dương chỉ tả, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt do ngoại cảm, đau cổ gáy, đau đầu, sởi, sốt cao khát nước, đái tháo đường, tiêu chảy, kiết lỵ, cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, chảy máu cam, nôn ra máu, trĩ xuất huyết và tai ù tai điếc...
Ngoài ra, sắn là cây trồng có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, tinh bột sắn có những ứng dụng hết sức rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm, dược liệu, công nghiệp lên men.
Củ, thân và lá sắn đều có nhiều công dụng thiết thực, củ sắn được dùng để chế biến tinh bột, sắn lát khô, bột sắn nghiền, từ sắn củ tươi hoặc từ các sản phẩm sắn sơ chế tạo thành hàng loạt các sản phẩm công nghiệp như bột ngọt, rượu cồn, mì ăn liền, gluco, xiro, bánh kẹo, mạch nha, kỹ nghệ chất dính (hồ vải, dán gỗ), phụ gia thực phẩm, phụ gia dược phẩm… là những hướng chính trong chế biến sắn công nghiệp.
Thân sắn dùng để làm giống, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulô, làm nấm..., bột sắn thô phối trộn với cám ngô, cám gạo, bánh dầu, bột cá, … để làm thức ăn tổng hợp.