Loại năng lượng mang tiếng xấu nhiều năm bỗng dưng được bênh vực, trở thành ứng cử viên sáng giá nhất trong cuộc đua năng lượng sạch

08/07/2022 10:00
Với những thách thức trong việc đáp ứng các mục tiêu năng lượng sạch và nhu cầu điện, các chính trị gia Mỹ đang tìm cách "hồi sinh" loại năng lượng này.

Trở lại "đường đua"

Nhằm đáp ứng các mục tiêu năng lượng sạch và do nhu cầu điện tăng cao, ngày càng nhiều các nhà lãnh đạo đang thay đổi quan điểm về điện hạt nhân, bao gồm cả việc kéo dài tuổi thọ của các lò phản ứng hiện có và xây dựng các nhà máy mới. 

Tại Mỹ, ngay cả những người đã từng hoài nghi, phần lớn là đảng viên Đảng Dân chủ, cũng dần đồng tình với ý tưởng này - đặc biệt là ở California, nơi Diablo Canyon, nhà máy điện hạt nhân duy nhất còn hoạt động, dự kiến sẽ ​​đóng cửa vào năm 2025. 

Nhu cầu về năng lượng sạch đã mang lại cho năng lượng hạt nhân một tia hy vọng, thu hút sự ủng hộ của lưỡng đảng, tăng thêm hàng tỷ USD tài trợ cho các dự án trong hiện tại và tương lai.

Nhưng những người chỉ trích ngành công nghiệp hạt nhân cho rằng các lợi ích mà nó mang lại vẫn không thể thay thể đổi được những lo ngại về công nghệ này. Nhiều cơ sở cũ kỹ cần được cải tiến, cách xử lý chất thải hạt nhân và chi phí vượt mức cho các dự án đã chậm tiến độ nhiều năm sẽ là những khó khăn mà họ phải đối mặt. 

Tổng thống Biden muốn loại bỏ khí thải nhà kính khỏi ngành điện vào năm 2035. Tuần trước Tòa án Tối cao đã ra phán quyết cơ quan quản lý liên bang không được ngăn cản những nỗ lực này. Nhưng các vấn đề về chuỗi cung ứng đã làm ảnh hưởng đến việc phát triển điện gió và năng lượng mặt trời, gây trở ngại cho việc đạt được mục tiêu đó.

Loại năng lượng mang tiếng xấu nhiều năm bỗng dưng được bênh vực, trở thành ứng cử viên sáng giá nhất trong cuộc đua năng lượng sạch - Ảnh 1.

Thay vào đó, chính phủ Mỹ đã thành lập một quỹ trị giá 6 tỷ USD giúp các nhà máy hạt nhân gặp khó khăn duy trì hoạt động, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành với các nguồn tài nguyên rẻ hơn như năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Kathryn Huff, trợ lý thư ký về năng lượng hạt nhân tại Bộ Năng lượng, cho biết tại một hội nghị gần đây của Hiệp hội Hạt nhân Mỹ: "Mỹ đã thể hiện quyết tâm sẽ đạt được mục tiêu không phát thải. Điều này rất khó đạt được, nhưng hạt nhân có thể là một phần giúp hiện thực hóa mục tiêu này".

Ngoài quỹ 6 tỷ USD, Mỹ còn cung cấp 2,5 tỷ USD cho hai dự án công nghệ hạt nhân mới ở Bang Washington và Wyoming. Nhằm duy trì và mở rộng năng lượng hạt nhân ở Mỹ, lưỡng đảng đã đưa ra một dự luật vào năm ngoái, bao gồm cung cấp các biện pháp hỗ trợ tài chính như miễn thuế, theo Tax Foundation, một tổ chức giám sát chính sách thuế phi lợi nhuận. Dự luật này được rất nhiều người ủng hộ, điển hình như Thượng nghị sĩ Shelley Moore Capito thuộc Đảng Cộng hòa của bang Tây Virginia, và Cory Booker thuộc Đảng Dân chủ của bang New Jersey.

Bà Capito lập luận rằng các lò phản ứng hạt nhân có thể thế chỗ trống của những nhà máy nhiệt điện than đã đóng cửa. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho những nơi như quê hương của bà, nơi đã sản xuất và dùng than làm nhiên liệu cho các máy phát điện.

John Kotek, người điều hành Văn phòng Năng lượng Hạt nhân dưới thời Tổng thống Obama và hiện là phó chủ tịch phụ trách chính sách của Viện Năng lượng Hạt nhân, một hiệp hội thương mại cho biết: "Có rất nhiều ứng cử viên công nghệ cho việc thực hiện vai trò đó, nhưng nếu nhìn xa trông rộng, năng lượng hạt nhân vẫn sáng giá nhất".

Giảm bớt định kiến

Trong bối cảnh chi phí của các nguồn năng lượng khác gia tăng, năng lượng hạt nhân đang trở nên cạnh tranh hơn trên khắp thế giới, kể cả ở Mỹ, nước có nhiều nhà máy hạt nhân nhất thế giới. Họ sản xuất khoảng 20% ​​tổng điện năng và 50% năng lượng sạch.

Mỹ hiện duy trì 92 lò phản ứng sau khi đóng cửa hàng chục lò trong thập kỷ qua. Nhà máy điện hạt nhân Diablo Canyon cũng nằm trong danh sách ngừng hoạt động, nhưng Thống đốc Gavin Newsom đã đề xuất kéo dài tuổi thọ của nó. Nhà máy nằm trên bờ biển trung tâm của California, cung cấp gần 10% điện năng của tiểu bang. Pacific Gas & Electric, công ty sở hữu nhà máy, đã thông báo vào năm 2016 rằng họ có kế hoạch đóng cửa khi giấy phép hết hạn, đồng thời cho biết sẽ tập trung nhiều hơn vào năng lượng mặt trời và năng lượng gió.

Trong số những người ủng hộ năng lượng hạt nhân có Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein, một đảng viên Đảng Dân chủ California, trước đó bà đã tán thành việc đóng cửa nhà máy. Để đáp ứng các mục tiêu năng lượng sạch trong khi giải quyết nhu cầu điện phát sinh từ biến đổi khí hậu, "Diablo phải tiếp tục hoạt động, ít nhất là vào lúc này", bà tuyên bố trong một bài luận trên The Sacramento Bee với tiêu đề: "Tại sao tôi lại thay đổi quyết định".

Một nghiên cứu vào năm ngoái của Đại học Stanford và Viện Công nghệ Massachusetts đã phát hiện ra rằng việc giữ cho Diablo hoạt động trong 10 năm có thể giảm lượng khí thải carbon của ngành điện tại California xuống hơn 10% so với mức năm 2017 và giảm sự phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên. Việc này cũng có thể tiết kiệm 2,6 tỷ USD chi phí điện và giúp ngăn chặn tình trạng sụt áp.

Sự sụt giảm điện áp và mất điện là mối quan tâm ngày càng lớn, đặc biệt là khi các hiện tượng thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn. Tổng Công ty Vận hành lưới điện độc lập California, đơn vị vận hành lưới điện cung cấp năng lượng cho khoảng 80% tiểu bang, cho biết lượng điện tiêu thụ trong mùa hè này có thể đạt mức cao nhất trong lịch sử 24 năm của công ty.

Loại năng lượng mang tiếng xấu nhiều năm bỗng dưng được bênh vực, trở thành ứng cử viên sáng giá nhất trong cuộc đua năng lượng sạch - Ảnh 2.

Tuy nhiên, Arnie Gundersen, kỹ sư trưởng tại Fairewinds Energy Education, một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào các nguy cơ của năng lượng hạt nhân, lại không đồng tình việc Diablo Canyon mở cửa. Ông nghĩ Diablo Canyon sẽ cần những cải tiến đáng kể nếu muốn tiếp tục vận hành sau năm 2025. Ông Gundersen cho biết: "Các nhà máy hạt nhân sẽ tiêu tốn nhiều hơn 6 tỷ USD mà Tổng thống Biden đã đề xuất".

Đối với những người ủng hộ năng lượng hạt nhân, Diablo Canyon đại diện cho một thời điểm quan trọng. Họ nói rằng cùng với năng lượng mặt trời, gió và thủy điện, năng lượng hạt nhân sẽ tạo ra năng lượng sạch 100%. Steven Nesbit, một kỹ sư hạt nhân đã có nhiều thập kỷ làm việc tại Duke Energy và là chủ tịch trước đây của Hiệp hội Hạt nhân Mỹ, cho biết: "Tôi có thể dễ dàng nhận thấy sản lượng điện hạt nhân gia tăng gấp đôi ở đất nước này. Chúng tôi vẫn sử dụng năng lượng mặt trời và gió, nhưng năng lực của chúng có hạn".

Các nhà lãnh đạo nhận ra rằng thời đại của những nhà máy hạt nhân quy mô lớn ở Mỹ đã qua, chủ yếu là do đội giá. Hai đơn vị mới tại Nhà máy phát điện Vogtle ở Waynesboro, Ga., dự kiến ​​đi vào hoạt động vào năm 2023, có giá gấp đôi so với ước tính ban đầu là 14 tỷ USD. Một dự án hạt nhân khác ở Nam Carolina đã khiến công ty mẹ phá sản.

Tuy nhiên, nhiều người trong ngành cho biết các lò phản ứng nhỏ hơn hứa hẹn sẽ tránh được sự chậm trễ kéo dài và chi phí cao, đồng thời có thể được mở rộng theo thời gian. Những lò phản ứng này sẽ được xây dựng trong các nhà máy và chuyển đến các địa điểm đã được phê duyệt. Và hơi nước ở nhiệt độ cao của lò phản ứng cũng có thể tạo ra một lượng hydro đáng kể, đây là một loại nhiên liệu thay thế cho khí tự nhiên, không có carbon.

https://cafef.vn/loai-nang-luong-mang-tieng-xau-nhieu-nam-bong-dung-duoc-benh-vuc-tro-thanh-ung-cu-vien-sang-gia-nhat-trong-cuoc-dua-nang-luong-sach-20220706140219437.chn

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
6 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
6 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
5 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
8 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.