Thằn lằn cá sấu cũng thích bơi lặn và kiếm mồi dưới nước. Ảnh: Kienthuc.net.
Loài bò sát lưỡng cư quý hiếm
Ở Việt Nam, thằn lằn cá sấu chỉ được tìm thấy tại khu rừng nguyên sinh trên dãy núi Yên Tử. Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường và tình trạng săn bắt bừa bãi đang đe dọa đến sự tồn tại của loài loài sinh vật quý và kỳ lạ này.
Đặc điểm nhận dạng của thằn lằn cá sấu là màu da rực rỡ. Ảnh: Kienthuc.net.
Loài bò sát rực rỡ này không phải là một con cá sấu mà là một con thằn lằn, có vảy giống như cá sấu. Đặc điểm nhận dạng của thằn lằn cá sấu là màu da rực rỡ. Nó có thân màu nâu xám, bụng màu vàng nâu và vảy màu đỏ hoặc cam chạy dọc theo hai bên. Con đực thường lớn và màu sắc rực rỡ hơn.
Thằn lằn cá sấu thường sinh sống ở vùng núi đá. Chúng cũng thích bơi lội và săn mồi trong nước. Nguồn thức ăn chủ yếu của chúng là động vật không xương sống, như côn trùng, ốc sên và nòng nọc. Trong điều kiện nuôi nhốt, chúng cũng được cho ăn dế và giun.
Con non có thể tự kiếm ăn ngay từ lúc sinh ra.
Thằn lằn cá sấu có đuôi dài và lớp vảy như cá sấu. Ảnh: Kienthuc.net.
Đe dọa sinh tồn
Thằn lằn cá sấu là loài cuối cùng còn sống trong chi và họ Shinisauridae, xuất hiện từ hơn 100 triệu năm trước. Chúng hiện đang bị đe dọa chủ yếu là do hoạt động của con người và được liệt kê trong sách đỏ của Liên minh quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN), tình trạng có nguy cơ tuyệt chủng.
Mất môi trường sống do nạn phá rừng là nguyên nhân chính khiến dân số thằn lằn cá sấu đang suy giảm. Với ngoại hình rực rỡ, bắt mắt, thằn lằn cá sấu bị săn bắt, mua bán bất hợp pháp làm thú cưng.
Tại Việt Nam, khu vực phát hiện ra một phân loài vào năm 2003 hiện đang gặp nguy hiểm từ các hoạt động như khai thác than. Thomas Ziegler, nhà khoa học người Đức lần đầu tiên ghi lại phân loài này, ước tính Việt Nam chỉ còn 200 cá thể.
Các nhà nghiên cứu không ngừng làm việc để cải thiện các biện pháp bảo vệ thằn lằn cá sấu, bao gồm cả việc thành lập các chương trình nhân giống.