Dừng tay bốc phân cho giun ăn Tuấn kể: “Sau khi ra trường, bố mẹ tích cóp được ít tiền với mong muốn tìm cho mình một công việc ổn định. Nghe theo gia đình, mình chạy ngược chạy xuôi đi xin việc khắp nơi, nhưng kết quả vẫn là con số không. Thất vọng với bản thân, tôi bỏ nhà xuống thủ đô Hà Nội đi làm bảo vệ theo gợi ý của những bạn bè có cùng cảnh ngộ. Làm được tháng, cảm thấy bản thân không phù hợp với nghề ngồi 1 chổ, ngắm xe ra vào. Mình lại bỏ về nhà..”.
Về quê làm nông, Tòng Văn Tuấn vì quá đam mê với giun quê nhỏ bé, nên mọi người thường gọi Tuấn với biệt hanh là "Tuấn giun".
Về nhà, sau nhiều đêm vắt óc suy nghĩ, Tòng Văn Tuấn chợt nhớ lại thời lớp 9, đã từng rất đam mê mô hình nuôi giun quế kết hợp với nuôi gà được phát trên truyền hình.
Tháng 6.2017, Tòng Văn Tuấn đặt mua qua mạng 1 tạ sinh khối trùn quế về nuôi thử. Được 1 tháng sau, Tuấn thấy loài sinh vật nhỏ bé này phát triển rất nhanh. Nhận thấy, nhu cầu thị trường đang cần các sản phẩm làm thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc tự nhiên, 9X Tòng Văn Tuấn liền mở rộng diện tích nuôi giun quế lên 50m2. Tháng 4.2017, Tuấn giun nhập thêm 4 tạ sinh khối giun về nuôi.
Tòng Văn Tuấn cho hay, những quả trứng giun quế to gần bằng hạt gạo phải bới thật kỹ và tinh mắt mới phát hiện được.
Theo Tòng Văn Tuấn, nuôi giun quế rất đơn giản. Thức ăn của chúng chủ yếu là phân gia súc, gia cầm và các phụ phẩm nông nghiệp. Giun quế phát triển rất nhanh, cứ 3 ngày Tuấn lại cho giún quế ăn một lần. "Nói chung, khi nào giun ăn hết thì lại múc phân bỏ vào. Sau 3 tháng nuôi, giun quế bắt đầu cho khai thác và nhân rộng ra các sàn nuôi khác...", Tuấn giun chia sẻ.
“Giun quế rất kỵ ánh sáng nên việc khai thác giun tinh rất dễ. Chỉ cần múc vài ba chậu ra để ngoài ánh sáng là chúng chui hết xuống đáy rồi trút bỏ sinh khối ở phần trên là thu được giun tinh. Giun quế ưa bóng tối và là "mồi ngon" nên các sàn nuôi phải được che đậy cẩn thận để ngăn cóc, dế, các loại côn trùng khác vào ăn giun và trứng” – Tuấn giun chia sẻ thêm.
Ngoài nuôi giun quế , Tòng Văn Tuấn cũng nuôi thêm giun Ấn Độ. Theo Tuấn, giun Ấn Độ có ưu điểm xử lý rác và phân gia súc, gia cầm nhanh hơn nhiều so với giun quế. Nhưng giống giun này cũng có nhược điểm là sinh sản chậm, ít dinh dưỡng hơn giun quế.
Cũng theo anh chàng người Thái-Tòng Văn Tuấn, phân giun quế chứa một hỗn hợp vi sinh có hoạt tính cao, dễ hòa tan trong nước, chứa hơn 50% chất mùn. Do đó phân giun không chỉ có tác dụng kích thích tăng trưởng cây trồng, mà còn tăng khả năng cải tạo đất. Phân giun còn chứa các khoáng chất được cây trồng hấp thụ một cách trực tiếp, không như các loại phân hữu cơ khác phải được phân hủy trong đất trước khi cây hấp thụ. Phân giun rất thích hợp với các loại cây ăn quả có múi.
Đến nay, Tòng Văn Tuấn có tổng diện tích hơn 100m2 nuôi giun, cứ 1m2 thu được 2 kg giun tinh, giá bán 70.000 nghìn đồng/kg. Tháng 10 vừa rồi, Tòng Văn Tuấn đã đút túi hơn 10 triệu đồng tiền lãi từ bán giun tinh và phân giun. Khách hàng chủ yếu của Tuấn là các hộ trồng cây ăn quả, hộ chăn nuôi gà, nuôi lươn, cá, ếch…trong và ngoài huyện. Giờ đây thì Tuấn giun tạm vững tin với quyết định về quê làm nông của mình.
Tất cả mọi sàn nhà, sàn chuồng trại đều được 9x Tòng Văn Tuấn làm ô để nuôi giun quế.