3 yếu tố thúc đẩy nhu cầu BĐS nhà ở năm 2022
Theo báo cáo của VNDirect, thị trường BĐS nhà ở phục hồi từ 2022, dựa trên ba yếu tố: nguồn cầu được thúc đẩy mạnh mẽ; lãi suất vay mua nhà thấp và nguồn cung mới hồi phục ấn tượng.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 4,9% so với cùng kỳ trong năm tới. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu đạt trung bình khoảng 2,8%/năm trong giai đoạn 2016 -2019 (trước đại dịch COVID-19).
Báo cáo nhấn mạnh, là nền kinh tế có độ mở lớn, Việt Nam có nhiều dư địa để tận dụng cơ hội khi sức mua toàn cầu phục hồi. Bên cạnh đó, với kỳ vọng Việt Nam sẽ đạt được tỷ lệ tiêm chủng cao 70-75% dân số trong nửa đầu 2022, VNDirect dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng 7,5% vào năm 2022, với tốc độ tăng trưởng cao trong tất cả các ngành.
Liên quan đến yếu tố lạm phát, báo cáo cho hay, trong 2 quý tới, rủi ro lạm phát là không đáng lo ngại. Lạm phát Việt Nam đã giảm xuống 2,1% so với cùng kỳ trong tháng 9 (so với 2,8% so với cùng kỳ trong tháng trước). Trong 9 tháng đầu năm 2021, CPI trung bình đạt 1,8%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu của Chính phủ là 4
Theo đó, áp lực lạm phát sẽ duy trì ở mức thấp trong 2 quý tới, trước khi tăng lên kể từ quý 2/2022 với các lý do sau:
Thứ nhất, nhu cầu trong nước phục hồi.
Tiếp theo, Chính phủ không còn giảm giá điện, nước và viễn thông như trong nửa cuối năm 2021.
Cuối cùng, dự kiến giá năng lượng cao trong năm 2022.
Lãi suất vay mua nhà sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp ít nhất tới cuối Q2/22. Nguồn: VNDirect, Ngân hàng nội địa.
Về lãi suất, báo cáo chỉ rõ, lãi suất vay mua nhà ở các ngân hàng nội địa tương đối ổn định ở mức 9,2-9,5% trong 9 tháng năm 2021, vẫn là mức thấp nhất trong 10 năm. VNDirect kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì chính sách tiền tệ thích ứng vào năm 2022 nhờ lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát. Cùng với đó, VNDirect duy trì quan điểm lãi suất cho vay thế vay mua nhà sẽ vẫn được duy trì ở mức thấp ít nhất tới cuối quý 2/2022, từ đó sẽ hỗ trợ kích cầu bất động sản.
Lãi suất huy động kỳ hạn 6T/trên 6T đang được duy trì ở mức thấp
Cơ sở hạ tầng tác động ra sao đến thị trường bất động sản trong tương lai?
Các biện pháp giãn cách xã hội, cùng với giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao đã làm ảnh hưởng tiến độ thực hiện vốn đầu tư công trong quý 3/2021. Tuy nhiên, đầu tư công đã phục hồi ổn định trong tháng 10, sau khi Chính phủ nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội trên toàn quốc kể từ cuối tháng 9.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện trong tháng 10/2021 (đầu tư công) tăng 20,4% so với tháng trước lên 41,7 nghìn tỷ đồng (-13,9% so với cùng kỳ). Trong 10 tháng đầu năm 2021, vốn đầu tư công thực hiện giảm 8,3% so với cùng kỳ xuống 318,6 nghìn tỷ đồng (cùng kỳ năm trước tăng trên 31,6% so với cùng kỳ), tương đương 64,7% kế hoạch cả năm.
Chính phủ đặt mục tiêu giải ngân 95% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2021. Do lãi suất trái phiếu chính phủ đang ở mức thấp lịch sử và lạm phát được kiểm soát tốt, VNDirect tin rằng chính phủ có thể tung thêm các gói kích thích kinh tế mới để hỗ trợ phục hồi kinh tế, tập trung vào tăng chi tiêu đầu tư công vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và nhà ở xã hội.
Trong dài hạn, việc thúc đẩy đầu tư công, đặc biết phát triển cơ sở hạ tầng có tác động trực tiếp tới thị trường BĐS, sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính của BĐS trong các năm tới.
Các dự án cơ sở hạ tầng đáng chú ý giai đoạn 2021-26. Nguồn: VNDirect, Bộ GTVT
Theo báo cáo, một số dự án có tác động tích cực tới thị trường BĐS đã, hoặc dự kiến khởi công trong 2021 như: sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1 (khởi công đầu năm 2021), 6/11 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam đang được thi công và 5 dự án còn lại được kỳ vọng sẽ khởi công trong 2021.
Ngoài ra, có một số dự án đáng chú ý dự kiến sẽ hoàn thành trong nửa cuối 2021 và năm 2022 như tuyến metro Nhổn – ga Hà Nội, cầu Thủ Thiêm 2 và tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên). Thêm vào đó, một số phê duyệt quy hoạch sắp tới cũng sẽ hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng và giá đất.
Trong đó, việc đề xuất thành lập thành phố Tây Bắc gồm Củ Chi và Hóc Môn, cùng với thông tin chuyển các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ lên quận đã thúc đẩy giá nhà ở tại các khu vực này tăng mạnh trong nửa đầu 2021.
Đề xuất quy hoạch | Những điểm chính |
---|---|
Hà Nội công bố quy hoạch phân khu nội đô lịch sử | Quy hoạch phân khu nội đô thuộc địa bàn 4 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng sẽ là cơ sở pháp lý cho thành phố, giúp chỉnh trang đô thị và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. |
Dự thảo quy hoạch sông Hồng | Quy hoạch được thực hiện trải dài 40 km sông Hồng từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, diện tích khoảng 11.000 ha gồm 55 phường, xã và 13 quận, huyện. Hà Nội dự kiến sẽ phê duyệt và ban hành quy hoạch phân khu sông Hồng vào tháng 6/2021. |
Hà Nội đặt mục tiêu đưa 8 huyện lên quận giai đoạn 2021-2030 | Hà Nội đề xuất đưa 5 huyện Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì và Đan Phượng lên quận giai đoạn 2021-2025 và 3 huyện Thanh Oai, Thường Tín and Mê Linh giai đoạn 2026-2030. |
TP HCM đề xuất đưa 5 huyện lên quận giai đoạn 2021-2030 | TP HCM đề xuất đưa 5 huyện lên quận trong giai đoạn 2021-2030, gồm Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn và Nhà Bè. |
TP HCM đề xuất thành lập thành phố Tây Bắc | TP HCM đề xuất thành lập thành phố Tây Bắc gồm Củ Chi và Hóc Môn. |