Nằm cách Sân bay Quốc tế Nội Bài chỉ khoảng 50km, tỉnh Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với vùng Đồng bằng Bắc bộ và từng được mệnh danh là Thủ đô gió ngàn, trung tâm của khu vực Đông Bắc đất nước. Giao thông thuận lợi với đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, gần sân bay Nội Bài, Đại lộ Đông Tây, đường vành đai 5… Thái Nguyên có đầy đủ yếu tố thiên thời địa lợi nhân hòa để trở thành một trong những vùng kinh tế phát triển.
Trong những năm qua, Thái Nguyên ghi nhân tốc độ tăng trưởng bình quân đạt hơn 14%, vốn đăng ký FDI lên đến 7,64 tỷ USD. Với những con số này, Thái Nguyên đang phát huy vai trò là một trong những điểm đến hấp dẫn, tin cậy cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiện Thái Nguyên đã có 132 dự án FDI đang hoạt động, trở thành một trong những địa phương thu hút FDI lớn và hiệu quả nhất các tỉnh miền núi phía Bắc.
Hàng loạt các khu công nghiệp lớn tại Thái Nguyên có thể kể đến như: khu công nghiệp Sông Công I (195 ha), khu công nghiệp Sông Công II (250 ha), khu công nghiệp Nam Phổ Yên (120 ha), khu công nghiệp Yên Bình (400 ha), khu công nghiệp Điềm Thụy (350 ha), khu công nghiệp Quyết Thắng (105 ha). Trong đó, có 4 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động là Sông Công I, Nam Phổ Yên, Yên Bình và Điềm Thụy…
Đặc biệt, trong thời gian tới ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và những nỗ lực thu hút vốn FDI của tỉnh, Thái Nguyên dự kiến sẽ còn đón rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài đến hợp tác và phát triển hơn nữa.
Ghi nhận thực tế cho thấy, với lượng cầu từ hàng ngàn chuyên gia, kỹ sư đến từ các quốc gia lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore… đang làm việc tại các khu công nghiệp hiện nay, Thái Nguyên sẽ cần một lượng rất lớn các căn hộ chất lượng cao,với đầy đủ tiện ích sử dụng cho lưu trú dài ngày, đáp ứng nhu cầu an cư của các nhân sự cao cấp đến từ nước ngoài này.
Thống kê mới nhất của liên đoàn lao động tỉnh Thái Nguyên cho thấy, số lao động của khối doanh nghiệp FDI tại Thái Nguyên đã đạt trên 121.000 người, cả trong và ngoài tỉnh, riêng lao động nước ngoài khoảng trên dưới 5000 người và phần lớn đều có nhu cầu tìm nơi ở gần nơi làm việc.
Theo khảo sát, một chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam thường chi từ 1500 – 2800 USD/tháng cho việc thuê căn hộ. Với mức giá thuê này, nếu làm một phép tính đơn giản thì tổng ngân sách từ việc thuê nhà của các chuyên gia nước ngoài tại Thái Nguyên hàng tháng lên tới cả chục triệu USD.
Đây là một nguồn doanh thu khổng lồ nhưng lại chưa được khai thác đúng mức khi nguồn cung các dự án cho người nước ngoài thuê nhà tại Thái Nguyên nhỏ giọt và manh mún. Toàn tỉnh không có khách sạn 5 sao, chỉ có 9 khách sạn 3-4 sao, còn lại là các chung cư mini, chất lượng căn hộ và dịch vụ thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhóm khách nước ngoài khiến phần lớn chuyên gia ngoại quốc tại đây vẫn đang phải đi về Hà Nội thuê căn hộ.
Hàng loạt ông lớn BĐS đang đổ về Thái Nguyên triển khai các dự án quy mô.
Nắm đắt được cơ hội này, thời gian gần đây nhiều "ông lớn" ngành bất động sản rót vốn vào Thái Nguyên để đầu tư phát triển các dự án quy mô. Có thể kể đến một số cái tên tiêu biểu như: Sông Đà 2, Đầu tư APEC, DetechLand, TNG, Tập đoàn Tiến Bộ, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Thiên Lộc, Danko Group, Tập đoàn TMS, FLC, Phúc Lộc, Xuân Trường… So với khoảng những năm 2005 – 2006, khu đô thị mới tại Thái Nguyên chỉ là 2 con số thì nay đã vượt lên 3 con số với rất nhiều dự án "khủng".
Có thể kể đến, hàng loạt dự án như Khu đô thị Mia Forest của Công ty cổ phần MiA, dự án Phổ Yên Residence của Vinaconex 3, Khu đô thị mới Diamond City Thái Nguyên của Công ty Tuấn Nghĩa, Dự án Kosy - Sông Công của Kosy Group, TBCO Riverside Của Tập đoàn Tiến Bộ, dự án Crown Villas do Công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng làm chủ đầu tư, Dự án Khu đô thị TMS Bắc Sơn do Công ty Cổ phần Tập đoàn TMS làm chủ đầu tư,
Ngoài ra còn có 1 số doanh nghiệp lớn như Dự án sân Golf Hồ Núi Cốc, tổng vốn đầu tư 1.214 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Trường An, Khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc - quần thể khách sạn 5 sao, sân golf 36 lỗ, bến du thuyền, tháp Phật giáo cao nhất thế giới (150m) do Tập đường Xuân Trường làm chủ đầu tư. Cùng với Xuân Trường, Tập đoàn FLC cũng công bố đầu tư 2 dự án BĐS khủng dọc cung đường nối hai phía Đông - Tây thành phố Thái Nguyên này.
Đặc biệt, mới đây Tập đoàn Danko cũng hé lộ về dự án Danko City nằm tại trung tâm thành phố Thái Nguyên quy mô 50 ha với gần 1600 sản phẩm gồm liền kề, biệt thự, shophouse. Dự án được xây dựng theo phong cách Châu Âu, sau khi hoàn thành sẽ là biểu tượng hiện đại của Thái Nguyên với quảng trường ánh sáng The Light cùng cổng chào rộng 5000m2, sân khấu nhạc nước The Harmony, quảng trường rộng nhất Việt Nam Victoria 3,5ha, Trung tâm thương mại và dịch vụ Danko Plaza 5000m2, bến du thuyền Monaco và phố đi bộ The Rome là "trái tim" của khu đô thị. Ngoài ra, Danko City còn mang đến hàng trăm dịch vụ và tiện ích văn minh, thời thượng như nhà hàng, phòng khám, trường mầm non, siêu thị, gym, yoga, bể bơi, sân thể thao đa năng, khu đỗ xe...
Có thể nói sự bứt phá mạnh mẽ về tình hình kinh tế xã hội, hạ tầng tỉnh Thái Nguyên nói chung đã tạo sức đột phá trong phát triển hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng. Điều này cũng lý giải lý do vì sao các tập đoàn hàng đầu trong nước như đã chọn Thái Nguyên đầu tư nhiều dự án quy mô lớn. Đây cũng là nguyên nhân khiến thị trường bất động sản Thái Nguyên sôi động sau thời gian trầm lắng, giá theo đó cũng không ngừng tăng cao. Đặc biệt, phân khúc đất nền đang là kênh đầu tư thu hút được sự quan tâm, bởi lợi nhuận cao và được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong vòng 3 - 5 năm tới.