Loạt ông lớn Trung Quốc ra tuyến đầu ngoại giao khẩu trang tại lục địa đen

09/06/2020 19:21
Trong khi những nhà tài trợ truyền thống vẫn đang vật lộn với đại dịch trong nước thì các công ty Trung Quốc đang lấp đầy khoảng trống này bằng cách trao tặng các thiết bị bảo vệ thiết yếu và bộ dụng cụ xét nghiệm virus corona.

Khi một chiếc máy bay chở hàng hạ cánh xuống sân bay quốc tế Bole ở thủ đô Addis Ababa của Ethiopia vào đầu tuần trước, nó mang theo nhiều thứ hơn là chỉ vận chuyển hàng hóa.

Chuyến bay từ Trung Quốc này đã mang đến hơn nửa triệu khẩu trang và nhiều vật tư y tế khác cho đất nước này, tất cả đều do các công ty xây dựng và công nghệ Trung Quốc trao tặng.

Lô hàng này chỉ là một trong nhiều sự đóng góp của các công ty đang giúp lấp đầy khoảng trống ở những quốc gia có hệ thống y tế nguy ngập trước đại dịch virus corona. Các nhà quan sát cho biết hoạt động cũng là một phần trong sự thúc đẩy quyền lực mềm của các công ty Trung Quốc, mở rộng dấu ấn thương mại và hồ sơ trách nhiệm xã hội của họ tại lục địa này.

Các ông lớn Trung Quốc nhanh chóng phản ứng

Đại dịch virus corona đã lan đến châu Phi vào khoảng tháng 3 và khiến hệ thống y tế ở đây rơi vào tình trạng ngày càng thiếu hụt nghiêm trọng, có rất ít bộ xét nghiệm tìm mầm bệnh và nguồn cung cấp thiết bị bảo vệ y tế cá nhân còn ít ỏi.

Jack Ma, người sáng lập công ty thương mại điện tử khổng lồ Trung Quốc Alibaba, đã nhanh chóng hành động, quyên tặng hàng triệu bộ dụng cụ xét nghiệm virus corona và khẩu trang cho các quốc gia bị cắt đứt khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.

Kể từ đó, đã có một loạt các đóng góp từ các công ty Trung Quốc khác cho các quốc gia trên khắp lục địa châu Phi.

Ở miền Nam, tại Zimbabwe, các công ty công nghệ Huawei, Sichuan PD Times cũng như công ty kỹ thuật Sinohydro đã hỗ trợ cung cấp thiết bị y tế và tiền mặt.

Ở phía bắc, ở Nigeria, Tổng công ty xây dựng Kỹ công trình Trung Quốc CCECC , một chi nhánh của Tập đoàn Xây dựng Đường sắt Trung Quốc, tháng trước đã hỗ trợ một bệnh viện tạm thời có quy mô 283 giường, bao gồm sáu giường chăm sóc đặc biệt, tại thủ đô Abuja.

Một vài tuần trước đó, cũng chính công ty Trung Quốc này đã đưa vào đây một đội ngũ chuyên gia y tế gồm 15 thành viên và vận chuyển 2 triệu USD các vật tư y tế, bao gồm bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19, máy thở và khẩu trang.

CCECC đã cam kết sẽ xây dựng một bệnh viện tương tự ở Algeria.

Các cam kết hỗ trợ từ Trung Quốc này đến từ cả cấp chính phủ. Trong ba tháng qua, Bắc Kinh đã cử các chuyên gia y tế tới khoảng 10 quốc gia châu Phi để giúp họ chống lại virus corona, bao gồm Algeria, Nigeria, Ethiopia, Djibouti, Zimbabwe, Cộng hòa Dân chủ Congo, Guinea Xích đạo, Bờ biển Ngà và Burkina Faso.

Trong nhiều trường hợp, các đội y tế đến châu Phi với vật tư và thiết bị y tế, được tài trợ bởi các công ty đa quốc gia hoạt động ở lục địa này.

Ngoài ra, các bác sĩ Trung Quốc cũng đã tổ chức các cuộc hội thảo qua video với nhiều đối tác châu Phi để chia sẻ kinh nghiệm của họ trong việc phòng ngừa và điều trị virus corona.

Huawei, nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất lục địa này, đã và đang giúp tạo ra những kết nối đó.

Stone He, giám đốc điều hành của Huawei tại Kenya, nói: "Chúng tôi đã hỗ trợ ứng phó với Covid-19 bằng cách tặng thiết bị hội nghị họp qua truyền hình cho các tổ chức có liên quan".

Cơ hội tiếp thị và ghi điểm danh tiếng

Huawei chỉ là một trong số hơn 10.000 công ty thuộc sở hữu của Trung Quốc có mặt ở châu Phi, hầu hết đều tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn như đường sắt và cảng, theo báo cáo năm 2017 của McKinsey.

Trong khi các nhà tài trợ truyền thống như Hoa Kỳ và các quốc gia châu Âu vẫn đang vật lộn để kiềm chế dịch virus corona trong nước thì Trung Quốc đã bước vào để lấp đầy khoảng trống ở châu Phi, nổi lên như một nhà cung cấp viện trợ nhân đạo quan trọng tại lục địa này.

Lina Benabdallah, trợ lý giáo sư chính trị chuyên về quan hệ Trung Quốc - Châu Phi tại Đại học Wake Forest ở Bắc Carolina, cho biết sự giúp đỡ của các công ty đối với dịch virus corona là cơ hội để các công ty Trung Quốc cải thiện nhận thức chung về họ đối với người dân châu Phi.

"Tôi cho là cơ hội mang lại viện trợ và hỗ trợ cho các nước châu Phi mang tới cho các công ty này một cơ hội PR độc đáo cũng như cơ hội tiếp thị và ghi điểm danh tiếng là các công ty nghiêm túc và có trách nhiệm với xã hội", chuyên gia Benabdallah nói.

David Shinn, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Ethiopia và Burkina Faso, cũng cho biết đây là lần đầu tiên ông thấy rất nhiều công ty nhà nước và tư nhân Trung Quốc quyên góp lớn cho các nước châu Phi.

"Quy mô quyên góp Covid-19 của các công ty Trung Quốc ở châu Phi lớn hơn bất cứ điều gì tôi từng thấy trước đây", ông Shinn, giáo sư hỗ trợ tại Trường Quan hệ Quốc tế Elliott thuộc Đại học Quốc tế George Washington nói.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
9 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
30 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
6 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
54 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
5 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
8 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
22 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.