Loay hoay đào tạo phi công trong nước

08/07/2019 07:22
Mỗi khi có một hãng hàng không mới ra đời, câu chuyện tuyển dụng, lôi kéo phi công giữa các hãng lại “nóng”, thậm chí có cảnh cạnh tranh không lành mạnh. Nhân lực đang trở thành một trong những rào cản chính ảnh hưởng tới quá trình phát triển hàng không Việt Nam. Trong khi đó, đã ngót 25 năm, giấc mơ tự đào tạo phi công cơ bản trong nước phục vụ hàng không dân dụng vẫn chưa thành hiện thực.

Từ khi có hàng không dân dụng đã có phi công người Việt, nhưng phải tới năm 2012 mới có lứa phi công Việt đầu tiên được đào tạo một phần trong nước ra trường. Tuy nhiên, tới nay học viên phi công Việt Nam vẫn phải ra nước ngoài học thực hành bay. Điều này khiến việc tiếp cận với nghề phi công khó khăn, tăng chi phí, trong khi lại không đủ phi công đáp ứng nhu cầu phát triển.

Trường phi công Bay Việt (VFT) là đơn vị đầu tiên và duy nhất tới nay tham gia được vào một phần quá trình đào tạo phi công cơ bản. Ngôi trường với cơ sở vật chất khá khiêm tốn: một dãy nhà 4 tầng sơn xanh, đặt tại quận Tân Bình (TPHCM). Ngoài các phòng học và môn học lý thuyết, phối hợp tổ lái, năm 2015 trường trang bị thêm một buồng lái tàu bay mô phỏng (SIM) và triển khai dạy làm quen với tàu bay phản lực. Mỗi năm, trường Bay Việt tuyển sinh 4-5 khoá phi công cơ bản, mỗi khóa 25-30 học viên.

Mới dạy lý thuyết

“Để trở thành phi công ngồi được lên buồng lái máy bay thương mại, các học viên cần trải qua hai giai đoạn, đầu tiên phải lấy được bằng phi công cơ bản, sau đó học chuyển loại để lái một loại tàu bay cụ thể. Hiện Việt Nam mới dạy được phần lý thuyết và phối hợp tổ bay, phần thực hành phải ra nước ngoài học từ 10 - 14 tháng”, thầy Nguyễn Phúc Lân (50 tuổi), giáo viên lý thuyết trường Bay Việt nói.

Sau khi tốt nghiệp 14 môn lý thuyết cơ bản - ATP (nguyên lý bay, dẫn đường, khí tượng hàng không…), học viên sẽ chọn một trường bay thực hành ở nước ngoài (Mỹ, Úc, NewZealand, châu Âu). Bằng phi công cơ bản được cấp theo quy định tại quốc gia học viên theo học, về nước Cục Hàng không sẽ tổ chức thi đánh giá và công nhận.

Khi có bằng phi công cơ bản, học viên đủ điều kiện nộp hồ sơ xin việc ở các hãng hàng không dân dụng và hãng sẽ thực hiện huấn luyện chuyển loại. Tùy vào nhu cầu, hãng hàng không có thể đài thọ chi phí để phi công cơ bản học chuyển loại và phi công phải cam kết gắn bó trong thời gian nhất định. Từ năm 2010, Vietnam Airlines đã đầu tư các buồng lái mô phỏng và tự thực hiện đào tạo chuyển loại trong nước với phi công lái tàu bay A321, sau đó cuối năm 2018 thêm A350, B787 Vietjet có thể thực hiện chuyển loại với tàu bay A320 - A321.

Cần gì để theo nghề phi công?

Hiện nay, nhiều người vẫn quan niệm, để được học phi công phải rất “cao siêu”, phi công thường là con em trong ngành. Thực tế không hẳn vậy. Giảng viên Nguyễn Phúc Lân nói, có 3 điều quan trọng để thành phi công. Đầu tiên phải đam mê và có tình yêu với nghề phi công. Tiếp đó, có quá trình định hướng rèn luyện từ khi học phổ thông, tập trung một số môn tự nhiên, chủ yếu là toán, vật lý và tiếng Anh. Cuối cùng là điều kiện tài chính. Ngoài ra, còn một số điều kiện đầu vào như tốt nghiệp THPT (cấp 3) trở lên, tuổi từ 18-32, nam cao tối thiểu 1,65m, nữ 1,60m… Thể chất của thanh niên Việt hiện nay đều cơ bản đạt được những đòi hỏi này.

“Nhiều người đang đánh đồng tiêu chuẩn sức khỏe phi công dân sự với phi công quân sự. Tiêu chuẩn phi công quân sự rất cao do yêu cầu nhiệm vụ, nhưng với phi công dân sự, một đứa trẻ phát triển bình thường, không dị tật bẩm sinh sẽ cơ bản đáp ứng yêu cầu”, thầy Lân nói.

Về tiếng Anh, ứng viên phi công phải đạt trình độ TOEIC từ 550 điểm trở lên (hoặc tương đương). Vì toàn bộ quá trình học, tài liệu đều bằng tiếng Anh. Sau này ngồi trên buồng lái tàu bay kết nối thông tin với mặt đất cũng sử dụng tiếng Anh. Sau khi trải qua bước sàng lọc hồ sơ, khám sức khoẻ, các ứng viên sẽ trải qua phần kiểm tra tiếng Anh và trắc nghiệm năng khiếu, sự thích ứng với nghề, hai phần này đều thực hiện trên máy tính. Phần mềm sẽ đưa ra đánh giá sơ bộ về năng lực kiến thức, kỹ năng, tính cách học viên. Qua vòng này, các giáo viên nhiều kinh nghiệm sẽ phỏng vấn trực tiếp từng học viên để đánh giá lại lần nữa về việc học viên có phù hợp không và đưa ra lời khuyên.

Khi đã đạt các điều kiện cần này, để thực hiện giấc mơ phi công, học viên phải có điều kiện đủ là chi phí học tập. Tổng học phí một khóa phi công cơ bản trong thời gian khoảng 2 năm tốn 2 - 2,5 tỷ đồng. Trong đó, khóa học lý thuyết ATP trong nước hết 134 triệu đồng; chi phí học huấn luyện bay ở nước ngoài khoảng 1,8 - 2 tỷ đồng (học ở Mỹ khoảng 63.400 USD/khóa, New Zealand khoảng 70.000 USD/khóa…). Sau đó về Việt Nam học phối hợp tổ bay trên buồng lái, chi thêm khoảng 100 triệu đồng.

Để ngồi được lên buồng lái tàu bay, cần thêm khoảng 1,5 - 1,6 tỷ đồng học chuyển loại (đa phần hãng hàng không đài thọ chi phí chuyển loại). Tổng chi phí từ khi học tới khi ra làm việc khoảng 4 tỷ đồng, mức thu nhập khởi điểm của phi công thấp nhất hiện nay khoảng 70-75 triệu đồng/tháng.

25 năm giấc mơ trường phi công

Về việc đào tạo phi công dân dụng trong nước, dự án đầu tiên được triển khai từ những năm 1995-1997, khi chính phủ Pháp hỗ trợ hàng triệu Euro vốn ODA. Từ đó tới nay, dự án này vẫn chưa thành công, dù 3 tàu bay đã được chuyển giao cho phía Việt Nam. Từ năm 2012 về trước, phi công người Việt chủ yếu chuyển từ phi công quân sự sang, hoặc được Vietnam Airlines đài thọ chi phí đào tạo ở nước ngoài và về phục vụ cho hãng.

Năm 2008, đề án thứ hai với trường phi công Bay Việt ra đời và bắt đầu liên kết với trường đào tạo phi công của Pháp để thực hiện chuyển giao công nghệ đào tạo (do Pháp cấp bằng). Theo kế hoạch, trong 3 khóa huấn luyện đầu tiên, Việt Nam sẽ tiếp nhận chuyển giao toàn bộ chương trình đào tạo phi công cơ bản từ đối tác Pháp, học phí do Vietnam Airlines đài thọ.

Khóa đầu tiên tuyển sinh năm 2010, lần đầu tiên đào tạo lý thuyết trong nước, thực hành bay ở Pháp. Khóa 2 từ cuối năm 2011, với phần đào tạo lý thuyết và một phần thực hành trong nước (tại Khánh Hòa) - tới nay đây cũng là khóa phi công dân dụng duy nhất toàn bộ quá trình đào tạo thực hiện cơ bản trong nước. Khóa 3, theo kế hoạch sẽ hoàn tất chuyển giao đào tạo phi công cơ bản trong nước, do giáo viên Việt Nam thực hiện với sự giám sát của chuyên gia Pháp.

Tuy nhiên, vì một số lý do, Vietnam Airlines dừng đài thọ chi phí đào tạo phi công cơ bản nên việc chuyển giao bị gián đoạn. Thay vào đó, từ khóa 3 này, Bay Việt bắt đầu thực hiện tuyển sinh và đào tạo phi công theo hình thức xã hội hóa, học viên tự túc toàn bộ chi phí. Từ đó tới nay, các bước xúc tiến lập trường bay trong nước với phần huấn luyện bay thực hành đã diễn ra, nhưng chưa mang lại kết quả. Do đó, các lớp học phi công cơ bản hiện chỉ đào tạo phần lý thuyết và phối hợp tổ bay (khoảng 6 tháng) trong nước, còn phần học thực hành bay với thời gian dài nhất, chi phí tốn kém nhất vẫn phải ra nước ngoài.

Loay hoay đào tạo phi công trong nước - Ảnh 1.

Thầy Nguyễn Phúc Lân (50 tuổi), giáo viên lý thuyết trường Phi công Bay Việt trên buồng lái tàu bay mô phỏng (SIM) của trường Ảnh: Phạm Thanh

Tới nay, trường phi công Bay Việt đã và đang đào tạo trên 750 học viên phi công cơ bản, với 10 quốc tịch. Trong đó, gần 300 học viên đã tốt nghiệp và đang làm việc tại 5 hãng hàng không trong nước và khu vực. Riêng tại Vietnam Airlines, cứ 4 phi công người Việt có 1 người học tại Bay Việt.

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
10 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
10 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
3 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
4 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
4 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.