Lời hứa “tái sinh” đất hoang
Khoảng nửa cuối năm 2018, một trong những thông tin ngành ngân hàng được chú ý chính là việc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã đấu giá thành công “món hàng ế” Khu công nghiệp (KCN) Việt Hòa – Kenmark.
Đơn vị giúp KCN Việt Hòa - Kenmark “thoát ế” là Công ty TNHH KCN Kỹ thuật cao An Phát, công ty con của Công ty cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát (An Phát Plastic – Mã CK: AAA). Sau khi đổi chủ, dự án đổi tên thành KCN Kỹ thuật cao An Phát Complex.
Theo kế hoạch gửi cho UBND tỉnh Hải Dương, An Phát Plastic cho biết sẽ tập trung đầu tư sản xuất sản phẩm nhựa kỹ thuật cao, thân thiện với môi trường, như nhựa ép phun kỹ thuật cao phục vụ cho ngành sản xuất ô tô, điện thoại di động, linh kiện điện tử, bao bì nhựa tự hủy, vật liệu xây dựng PVC công nghệ cao... và các hoạt động nghiên cứu và phát triển khác liên quan đến ngành nhựa.
Các kế hoạch sản xuất trên của An Phát Plastic là dự kiến tạo việc làm cho 3.000 - 5.000 lao động địa phương và đóng góp cho ngân sách tỉnh 200 - 300 tỷ đồng/ năm. Có thể thấy, dự án này không chỉ mang lại nhiều đổi thay tích cực cho An Phát Plastic mà còn đóng góp rất nhiều cho xã hội, cụ thể ở đây là lao động Hải Dương.
Khu công nghiệp An Phát Complex.
Trong kỳ ĐHĐCĐ bất thường vào tháng 10/2018, ông Phạm Ánh Dương, Chủ tịch HĐQT An Phát Holdings, công ty mẹ của An Phát Plastic đã trình bày kế hoạch mở rộng sản xuất và ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn, trong đó có việc sẽ phát triển khu An Phát Complex.
Tại thời điểm đó, nhiều nhà đầu tư bày tỏ sự nghi ngại về sự thành công của dự án cũng như kế hoạch của ông Phạm Ánh Dương bởi cơ sở vật chất của An Phát Complex khi ấy hầu như chưa có gì. Thậm chí, mảnh đất của An Phát Complex đã bị bỏ hoang gần 10 năm qua.
Lời hứa đúng hẹn
Thế nhưng, chỉ sau đó 2 tháng, ông Phạm Ánh Dương và An Phát Holdings đã lặng lẽ chứng minh lời hứa ấy là thật bằng việc chính thức đưa vào sản xuất 2 nhà máy đồng thời An Phát Holdings cũng chính thức đặt viên gạch đầu tiên, tiến vào lĩnh vực sản xuất nhựa gia dụng, thân thiện với môi trường. Hai nhà máy đó là An Trung và An Vinh.
Nhà máy An Trung dự kiến đi vào sản xuất tháng 12/2018, chỉ 2 tháng sau khi ông Ánh Dương đưa ra lời hứa trước cổ đông. Có thể thấy, ông Dương và An Phát Holdings đã thực hiện lời hứa nhanh “thần tốc. Nhà máy An Trung có nhiệm vụ sản xuất dao, thìa, dĩa tự hủy để phục vụ thị trường trong nước cũng như xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ. Máy móc hầu hết đều được nhập khẩu từ Nhật và Hàn Quốc.
Đặc biệt hơn, bên cạnh việc sản xuất sản phẩm tự hủy, An Trung còn sản xuất các linh kiện nhựa kỹ thuật phục vụ các doanh nghiệp FDI lớn tại Việt Nam như Panasonic, Honda, Yamaha. Hiện nay, An Trung đang trong giai đoạn tăng tốc cải tiến để có thế trở thành nhà cung cấp cho 1 Tập đoàn sản xuất điện thoại di động lớn toàn cầu.
Nhiệm vụ này của AnTrung không chỉ có ý nghĩa với riêng An Phát Holdings mà còn có đóng góp rất lớn vào ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam. Suốt hàng thập kỷ qua, nền công nghiệp trong nước không thể “lớn” nổi vì thiếu công nghiệp phụ trợ. Các linh kiện, công cụ, dụng cụ dù đơn giản rất vẫn phải nhập ngoại, vừa gây áp lực lên chi phí đầu vào, vừa gây áp lực lên tỷ giá.
Bên cạnh An Trung, An Vinh cũng là nhà máy rất quan trọng của An Phát Holdings, chuyên về mảng sản xuất bao bì công nghiệp (jumbo). An Vinh có công suất thiết kế 1200 tấn sản phẩm bao bì jumbo/tháng, hệ thống máy sợi, dệt nhập khẩu từ Ấn Độ, máy may nhập từ Nhật Bản. Đặc biệt, nhà máy đạt được một loạt tiêu chuẩn ISO là ISO 9001, 14001 và 22000.
Chỉ 2 ví dụ trên đây thôi cũng đủ để cho thấy chiến lược lâu dài và bền bì của AAA và APH trong việc chinh phục thị trường và cũng như giữ “chữ tín” trong cam kết với cổ đông.