Lời khẩn cầu tuyệt vọng ở Ấn Độ: Bác sĩ có thể giúp cha tôi chết không đau đớn không?

28/04/2021 08:27
"Nếu không thể cho cha tôi vào điều trị, làm ơn, có bác sĩ nào có thể tiêm cho ông ấy một mũi không? Có thể giúp cha tôi chết mà không đau đớn không?", Naharshetivar cầu xin.

Lái xe cả tuần tìm bệnh viện cho cha

Sagar Kishore Naharshetivar đã lái xe chạy quanh miền nam Ấn Độ. Cha anh nằm ở phía băng ghế sau, cùng với một bình dưỡng khí. Cha Naharshetivar đã mắc COVID-19 và cần được điều trị. Suốt cả tuần qua, họ đã đến tất cả các bệnh viện ở 3 thị trấn khác nhau, thậm chí đi từ bang Maharashtra đến bang Telangana nhưng tất cả các bệnh viện đều kín chỗ.

"Tôi không thể tìm được giường bệnh cho cha, nhưng tôi cũng không thể đưa ông về nhà", Naharshetivar nói, một chiếc khăn quấn quanh mặt thay cho khẩu trang. Họ đã lái xe trong 24 giờ. Quay lại phía cha mình, Naharshetivar lo lắng: "Oxy của ông ấy sắp hết."

Vào năm ngoái, Thủ tướng Modi đã áp đặt lệnh giới nghiêm trên toàn quốc. Tuy nhiên, cái giá kinh tế phải trả là khá đau đớn: nền kinh tế Ấn Độ suy giảm gần 24%, và có nhiều công nhân nhập cư chết đói trên đường phố.

Tuần trước, mặc dù lệnh giới nghiêm mới ở Delhi được áp dụng, một trong những bến xe bus chính của thủ đô vẫn chật kín người lao động nhập cư, với mục đích cố gắng ra khỏi thành phố để về quê.

Trên xe, hầu như không hề có bất kỳ biện pháp giãn cách xã hội nào.

Cách thủ đô New Delhi khoảng 800 dặm, hàng loạt bệnh nhân COVID-19 tử vong ngay trước cửa bệnh viện. Họ thậm chí còn không kịp bước qua cánh cổng bệnh viện.

Ở Gujarat, miền tây Ấn Độ, một người đàn ông khóc nức nở bên thi thể người thân của mình, một bệnh nhân ung thư cũng dương tính với COVID-19 vừa qua đời trong bãi đậu xe của một bệnh viện đông đúc khác.

Các tòa nhà chung cư có cư dân dương tính với COVID-19 bị phong tỏa, không ai được phép ra vào. Cảnh sát liên tục tuần tra xung quanh. Tại hai thành phố lớn nhất của Ấn Độ, Mumbai và Delhi, các chốt kiểm soát tạm thời đã được dựng lên. Người dân muốn đi qua phải có giấy phép. Tất cả mọi công dân được yêu cầu làm việc tại nhà, trừ những người làm việc ở tuyến đầu.

Những cảnh tượng kinh hoàng đang diễn ra tại các bệnh viện và phòng khám trên khắp Ấn Độ khi hệ thống y tế của đất nước dường như tê liệt bởi số ca nhiễm COVID-19 tăng đột biến.

Tình trạng thiếu oxy điều trị trầm trọng đến mức các xe chở oxy phải có sự bảo vệ của cảnh sát để tránh bị cướp. Tuần trước, vaccine trong nhà kho bệnh viện ở Haryana đã bị lấy trộm nhưng sau đó thủ phạm đã trả lại sau vài giờ, kèm theo lời xin lỗi.

Mọi người đang cố gắng dự trữ bình dưỡng khí ở nhà.

"Tôi chưa bao giờ cảm thấy tuyệt vọng hay bất lực như thế này. Ở đây có rất nhiều người trẻ tuổi. Chúng tôi có một bệnh nhân 35 tuổi đang thở máy. Xin hãy cầu nguyện cho bệnh nhân của chúng tôi", bác sĩ Trupti Gilada nói trong một video trên Facebook, ngồi khóc co ro trong ô tô bên ngoài bệnh viện Mumbai nơi cô làm việc.

Nguyên nhân của làn sóng thứ 2

Trên biểu đồ, sự gia tăng đột ngột của các bệnh mới ở Ấn Độ dựng đứng thẳng lên như một bức tường. Sự gia tăng đột biến này khiến người dân Ấn Độ hoang mang, nhất là ngay sau khi số ca mắc mới giảm mạnh xuống mức thấp kỷ lục hồi tháng Hai.

Tiến sĩ K. Srinath Reddy, nhà dịch tễ học và chuyên gia sức khỏe cộng đồng cho rằng, việc mở cửa xã hội bao gồm các hoạt động du lịch, bầu cử, tụ họp tôn giáo... đã dẫn đến các sự kiện "siêu lây nhiễm".

Tháng trước, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo đã phát hiện 771 biến thể ở Ấn Độ, bao gồm cả những biến thể lần đầu tiên được phát hiện ở Anh, Nam Phi và Brazil cũng như biến thể mới.

Tâm trạng lo lắng càng leo thang khi các phương tiện truyền thông Ấn Độ đưa tin về những người được tiêm chủng đầy đủ vẫn bị tái nhiễm, trong đó có cả cựu Thủ tướng Manmohan Singh, 88 tuổi, đã phải nhập viện vì dương tính với COVID-19 sau khi tiêm liều vaccine thứ 2.

Trở lại miền nam Ấn Độ, sau 24 giờ chở bố từ bệnh viện này đến bệnh viện khác, Naharshetivar không biết mình có thể tiếp tục được bao lâu nữa.

"Nếu không thể cho cha tôi vào điều trị, làm ơn, có bác sĩ nào có thể tiêm cho ông ấy một mũi không? Có thể giúp cha tôi chết mà không đau đớn không?", Naharshetivar cầu xin.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
9 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
9 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
8 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
8 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
7 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
10 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
1 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
2 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
2 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.