Năm 2018, VCSC dự báo doanh thu của CTI ở mức 1.239 tỷ đồng, tăng 13% và lợi nhuận sau thuế đạt 167 tỷ đồng, tăng 11%. Trong đó, doanh thu từ hợp đồng xây dựng khoảng 480 tỷ đồng, thu từ BOT hơn 430 tỷ đồng và bán vật liệu xây dựng mang về khoảng 285 tỷ đồng.
Các dự án thu phí mới bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2018-2019
Dù có sự phản đối của tài xế năm 2017 và đồng ý giảm phí 20%, các dự án BOT sẽ vẫn tạo ra dòng lợi nhuận ổn định trong những năm tới khi Chính phủ kéo dài thời gian thu phí nhằm bù đắp cho mức thu phí thấp hơn. Lấy ví dụ, CTI ước tính thời gian thu phí của dự án QL91 sẽ được kéo dài từ 23 năm lên 31 năm và thời gian thu phí tại QL1 sẽ tăng lên 16 năm từ 13 năm. Tuy nhiên, vẫn có những rủi ro ngắn hạn nếu tình hình căng thẳng gia tăng.
Ngoài vấn đề này, CTI sẽ vẫn thực hiện 3 dự án khác tại tỉnh Đồng Nai (Đường chuyên dụng cho vận chuyển Vật liệu, Đường 319 kéo dài và nút giao với Cao tốc TP, HCM-Long Thành-Dầu Giây và đường Trảng Bom-Cây Gáo) vốn có thể bắt đầu thu phí trong năm 2018 và 2019.
Tuy nhiên, do sự phản ứng lớn trong năm 2017, tỉnh Đồng Nai và CTI có thể điều chỉnh dự án cuối cùng thành loại hình BT, trong đó CTI sẽ nhận được khoản thanh toán 1 lần hoặc quyền sử dụng đất, thay vì quyền thu phí ở các dự án trước với chi phí đầu tư dự kiến 500 tỷ đồng.
Công ty dự kiến hai dự án đầu tiên sẽ đóng góp thêm khoảng 15 tỷ đồng và 5 tỷ đồng mỗi quý lần lượt trong các năm 2018 và 2019.
Mỏ đá thương mại sẽ được hưởng lợi từ các dự án cơ sở hạ tầng lớn sắp tới
Dù có 3 mỏ đá với tổng trữ lượng 58 triệu tấn, mảng đá đã không tạo ra nhiều doanh thu trước năm 2017 khi công ty tập trung vào nhu cầu nội bộ.
Từ nhiên, từ năm 2017, mảng này đã tái tập trung lại vào nhu cầu bên ngoài nhằm giành thị phần và chuẩn bị cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn tại Đồng Nai, như Dầu Giây – Phan Thiết, sân bay quốc tế Long Thành,… Công ty có kế hoạch tăng doanh thu của mảng này với tốc độ tăng trưởng kép CAGR 50% trong giai đoạn 2018-2019. Do các chính sách chặt chẽ hơn về khai thác cát và gia tăng nhu cầu xây dựng, công ty cũng đang thực hiện dự án cát nhân tạo, sử dụng đá để tạo ra vật liệu thay thế cát tự nhiên khai thác ở các sông.
So với các công ty đá niêm yết khác tại miền Nam, CTI có ít kinh nghiệm nhất trong vận hành thương mại và công suất khai thác hơn. Tuy nhiên, với giấy phép kéo dài đến năm 2033-2035 và mức cơ sở thấp, công ty có tiềm năng cho tăng trưởng trong những năm tới so với các đối thủ cạnh tranh.
Các dự án BĐS bắt đầu chuyện động
Dù được lên kế hoạch trong thời gian dài, yếu tố cuối cùng trong chuỗi giá trị của CTI đã bắt đầu được phát triển và năm 2018 sẽ là điểm mấu chốt khi công ty sẽ bán nhà ở xã hội đầu tiên. Dự án này nhắm đến các khách hàng có thu nhập thấp và trung bình với trợ giá của Chính phủ, như giảm chi phí đất và hỗ trợ lãi suất cho vay, tại phường Tam Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Dự án này bắt đầu được xây dựng và bán hàng trong quý 1/2018, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2019. Các dự án khác, như nhà ở xã hội Phước Tân, khu dân cư Phước Tân và KCN Phước Bình, đang chờ phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.
Trong năm 2016, công ty cũng đã thâu tóm dự án Đảo Ó – Đồng Trường tại Đồng Nai, được thiết kế làm điểm thu hút du lịch trong tương lai. Trước đây, dự án này được sở hữu và vận hành bởi DN nhà nước và ít khi được đầu tư.
Khi đầu tư các công trình BT xung quanh dự án này, CTI có quyền để thâu tóm và phát triển dự án du lịch này, công ty kỳ vọng nhận được giấy phép phê duyệt từ cơ quan nhà nước năm 2018 và bắt đầu xây dựng năm 2019-2020.
Các dự án tương tự khác nằm gần dự án bao gồm Khu du lịch (KDL) Thác Giang Điền, Bò Cạp Vàng và Tre Việt. Xây dựng được thực hiện chung với các dự án khác. Với CTI triển khai thêm các dự án cơ sở hạ tầng và nhà ở xã hội, mảng xây dựng dự kiến tăng trưởng phù hợp với các mảng khác trong các năm tiếp theo, với tăng trưởng dự kiện 20% năm 2018 và 10% sau đó. Mức tăng trưởng cao hơn trong năm 2018 đến từ việc chuyển nhượng backlog từ năm 2017 sang.