Lợi nhuận dệt may phân hóa mạnh, hai doanh nghiệp sẽ hưởng lợi nhiều nhất trước bất ổn của Bangladesh

09/08/2024 15:43
Dù toàn ngành dệt may đón nhận nhiều tín hiệu tích cực nửa đầu năm 2024, nhưng bức tranh lợi nhuận dệt may vẫn phân hóa rõ rệt. Tuy nhiên, trong bối cảnh chính trị hỗn loạn tại Bangladesh, liệu đây có là "cơ hội" để doanh nghiệp Việt bứt phá?

Số liệu thống kê cho thấy, nửa đầu năm 2024, xuất khẩu hàng dệt may và nguyên liệu của Việt Nam ước đạt 19,9 tỷ USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2023. Mặc dù ngành dệt may vẫn còn bị ảnh hưởng bởi các biến động từ nền kinh tế thế giới (trong đó có các thị trường chủ lực như Mỹ, EU) nhưng xuất khẩu toàn ngành dệt may của Việt Nam vẫn có những tín hiệu tích cực.

Bức tranh lợi nhuận doanh nghiệp dệt may phân hóa rõ rệt

Dữ liệu Dân Việt thống kê kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 cho thấy, tổng lợi nhuận trước thuế của 10 doanh nghiệp dệt may niêm yết đạt 976,2 tỷ đồng, tăng 26% so với trung bình cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, ghi nhận 5 doanh nghiệp tăng trưởng, 3 doanh nghiệp giảm lãi. Còn lại, 2 doanh nghiệp báo lỗ là Garmex Sài Gòn (HoSE: GMC) do không có đơn hàng và Everpia (HoSE: EVE) - doanh nghiệp sản xuất chăn, ga, gối, nệm.

Dẫn đầu về lợi nhuận là Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex; UPCoM: VGT) với kết quả lãi 283,5 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ và tăng 38% so với trung bình 10 doanh nghiệp thống kê.

Vinatex cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận tăng vọt là do ngành dệt may đã có dấu hiệu phục hồi; hiệu quả ngành may tương đối tốt do lượng đơn hàng nhiều. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những khó khăn như: đơn giá thấp, nhiều đơn hàng nhỏ lẻ, thời gian giao hàng gấp và yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng.

Bên cạnh đó, Dệt may Thành Công (HoSE: TCM) đứng đầu đà tăng trưởng khi lợi nhuận tăng 95% so với cùng kỳ, đạt gần 170 tỷ đồng. Tại báo cáo tháng 7/2024, Dệt may Thành Công cho biết, bên cạnh những sản phẩm truyền thống, doanh nghiệp đã đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường mới để gia tăng doanh thu xuất khẩu.

Dệt may Thành Công cho hay, hiện, đơn vị đã và đang nhận khoảng 90% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý III/2024 và 86% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý IV/2024.

Còn Tổng Công ty May Việt Thắng (HoSE: TVT) ghi nhận kết quả lãi tăng 12% lên 5,8 tỷ đồng. Dù vậy, hồi cuối tháng 7, "ông lớn" dệt may này đã thông báo tuyển dụng 45 lao động cho nhà máy sợi, dệt. Tính đến hết quý II/2024, May Việt Thắng ghi nhận 1.487 nhân sự, giảm khoảng 4% so với cuối năm 2023.

Trong khi đó, ở thái cực còn lại, do "trắng đơn hàng", doanh thu chủ yếu đếm từ mua bán máy móc, Garmex Sài Gòn (HoSE: GMC) phải cắt giảm nhân sự nhằm tiết kiệm chi phí. Tính đến ngày 30/6, số lượng nhân viên của doanh nghiệp là 33 người, tương ứng đã giảm 1.949 người so với đầu năm 2023.

Ngành dệt may Bangladesh "gặp khó", cơ hội cho doanh nghiệp Việt?

Các cuộc biểu tình liên quan đến hạn ngạch việc làm gần đây ở Dhaka khiến làn sóng biểu tình lan ra cả nước Bangladesh cũng như bạo động lật đổ cựu Thủ tướng Hasina trong thời gian này, đã làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động kinh doanh của Bangladesh trong những ngày gần đây.

Giới chuyên gia nhận định, tình hình này kéo dài sẽ tác động trực tiếp đến ngành dệt may - ngành chiếm 90% kim ngạch xuất khẩu của Bangladesh vào năm 2023.

Nhóm chuyên gia CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) lưu ý rằng, các thương hiệu thời trang hàng đầu từ Châu Âu (H&M, Zara...) đều là những mặt hàng xuất khẩu chính của Bangladesh . Nhiều nhà máy đã phải đóng cửa, do đó, nhiều khách hàng đã cân nhắc chuyển các đơn đặt hàng sang các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.

"Là một quốc gia láng giềng cung cấp bông cho Bangladesh , chúng tôi cho rằng Ấn Độ là nước được hưởng lợi lớn nhất trong biến động ngắn hạn này", nhóm chuyên gia cho biết.

Còn đối với Việt Nam, SSI Research cho rằng, các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc trong nước có tỷ trọng đóng góp cao nhất từ thị trường Châu Âu và tỷ lệ đơn đặt hàng CMT ở mức cao (đây là lợi thế cạnh tranh của Bangladesh ) có thể được hưởng lợi từ sự thay đổi này.

Bên cạnh đó, SSI nhấn mạnh, thị phần xuất khẩu hàng may mặc của Bangladesh sang Hoa Kỳ vẫn giữ ổn định ở mức 7,1% từ năm 2023 đến nửa đầu năm 2024 và Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam (thị phần của Việt Nam tại Hoa Kỳ là 15%).

Do đó, trong số các cổ phiếu dệt may mà nhóm chuyên gia nghiên cứu, ngoài mức tăng gần đây của cổ phiếu dệt may trong những ngày gần đây, SSI Research cho rằng TNG sẽ được hưởng lợi nhiều nhất do có tỷ trọng đóng góp cao từ thị trường Châu Âu và tỷ lệ đơn đặt hàng CMT cao hơn so với các công ty cùng ngành như TCM và MSH.

Tin mới

Lần đầu tiên Việt Nam có "Nhà máy Livestream" hoạt động 24/7
32 phút trước
Nhà máy Livestream này được trang bị công nghệ và khả năng phát sóng hiện đại nhất, sẽ nâng cao trải nghiệm mua sắm sản phẩm ngành làm đẹp
Loạt iPhone cũ liên tục 'cháy hàng', giá giảm sâu chưa từng có
15 phút trước
Nhu cầu mua sắm iPhone cũ ngày càng tăng, cộng thêm các ưu đãi độc quyền từ các nhà bán lẻ giúp người dùng sở hữu máy với giá tiết kiệm hàng triệu đồng.
Giá vàng lập đỉnh rồi quay đầu, nhà đầu tư nên mua hay bán?
26 phút trước
Trong phiên giao dịch chiều nay (1/4), giá vàng quay đầu giảm sau phiên sáng tăng mạnh lên gần mốc 103 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, giá vàng vẫn neo quanh mốc 102 triệu đồng/lượng. Nhiều dự báo cho thấy, sau nhịp tăng mạnh, giá vàng trong nước sẽ quay đầu giảm trong tháng 4 và tháng 5, có khả năng về quanh mốc 90 triệu đồng/lượng.
Giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh
45 phút trước
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký ban hành Quyết định số 07 quy định về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.
Là người từng thử đến 40 điện thoại/năm, đây là mẫu máy tôi muốn gắn bó nhất thay vì iPhone hay Samsung
2 giờ trước
Đây là lựa chọn hoàn hảo đến từ sự hoài niệm về thương hiệu, cùng những tính năng đáng khen trên một mẫu điện thoại màn hình gập.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.