Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp thép sụt giảm mạnh vì “ôm” hàng tồn kho giá cao

02/08/2018 10:39
Trên thị trường, giá thép 6 tháng qua cho thấy một dấu hiệu khá lình xình so với đà tăng mạnh kể từ cuối năm 2016. Đi cùng với đó, rủi ro đến từ việc Chính phủ Mỹ quyết định áp thuế 25% đối với thép và 10% đối với tôn nhập khẩu từ hầu hết các quốc gia, bắt đầu từ tháng 3 năm nay dấy lên lo ngại về làn sóng bảo hộ toàn cầu.

Nếu những năm 2016-2017, doanh nghiệp thép thắng lớn với chênh lệch từ giá vốn và thực tế giá thép nguyên liệu bắt đầu tăng mạnh sau chuỗi ngày giảm sốc, thì đến nay câu chuyện đang hoàn toàn ngược lại.

Cụ thể, trong khi giá thị trường đi xuống, bài toán giá vốn trở thành vấn nạn cho những đơn vị trữ hàng tồn trước dự báo thị trường tăng.

Trên thị trường, giá thép 6 tháng qua cho thấy một dấu hiệu khá lình xình so với đà tăng mạnh kể từ cuối năm 2016. Đi cùng với đó, rủi ro đến từ việc Chính phủ Mỹ quyết định áp thuế 25% đối với thép và 10% đối với tôn nhập khẩu từ hầu hết các quốc gia, bắt đầu từ tháng 3 năm nay dấy lên lo ngại về làn sóng bảo hộ toàn cầu. Hiện, giá thép đang giao dịch dưới đường trung bình ngắn hạn, ghi nhận giảm 12% so với mức đỉnh đầu năm 2018.

Ôm hàng tồn, lợi nhuận nhiều đơn vị thép bị knock out bởi chi phí giá vốn nửa đầu năm - Ảnh 1.

Trở lại với hiệu ứng ngược từ ván cờ "tồn kho", 6 tháng đầu năm có Tisco (TIS) với 75% tài sản ngắn hạn là hàng tồn kho, Nam Kim Group (NKG) cũng ghi nhận hàng tồn lên đến 70% tài sản ngắn hạn, con số tại Thép Tiến Lên (TLH) tương đương 70%, thậm chí Thép Dana – Ý (DNY) "ôm" đến hơn 80%... đều bị ăn mòn lãi.

Hiệu ứng ngược

Cụ thể, Gang thép Thái Nguyên (Tisco, TIS) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 2/2018 với doanh thu thuần đạt 3.153,4 tỷ đồng, tăng trưởng 37% so với cùng kỳ, trong khi chi phí giá vốn bỏ ra tăng 38% nên lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 159,6 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu TIS đạt 5.802 tỷ đồng, tăng 34,6% so với cùng kỳ. Tuy nhiên do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm nên lợi nhuận gộp còn hơn 294 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ.

Lợi nhuận sau thuế ghi nhận về cho cổ đông công ty mẹ 41,2 tỷ đồng, giảm 43% đồng thời chỉ thực hiện được 29% chỉ tiêu.

Đáng chú ý, tính đến hết quý 2/2018 lượng hàng tồn kho của TIS tăng đột biến 800 tỷ đồng so với đầu năm, lên mức 2.826 tỷ đồng, trong đó riêng tồn kho nguyên vật liệu tăng gần 600 tỷ đồng, lên 1.748 tỷ đồng và tồn kho thành phẩm tăng 190 tỷ đồng, lên trên 1.040 tỷ đồng.

Bài ca muôn thở, Tập đoàn Hoa Sen (HSG) tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi hơn 8.337,5 tỷ đồng hàng tồn kho. Khi doanh thu thuần Tập đoàn đạt 10.325 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước, song giá vốn hàng bán tăng vọt 51% lên 9.294 tỷ đồng đã kéo lãi gộp xuống còn 1.031 tỷ đồng, giảm gần 6% cùng kỳ năm trước.

Sau khi trừ đi các chi phí phát sinh trong kỳ, Hoa Sen ghi nhận 82,85 tỷ đồng lợi nhuân sau thuế trong quý 3/2018, giảm 69% so với cùng kỳ năm trước.

Đây cũng là con số lợi nhuận thấp nhất của doanh nghiệp kể từ quý 3/2014 tới nay. Lũy kế 9 tháng, Hoa Sen đạt doanh thu 25.876 tỷ đồng, tăng 35% nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm mạnh 55% xuống còn 512 tỷ đồng.

Ngay cả "ông lớn" Nam Kim Group (NKG), mặc dù hưởng lợi từ chu trình sản xuất ngày càng khép kín, nhưng gánh nặng giá vốn tăng cao cũng khiến LNST 6 tháng đầu năm 2018 giảm 34% so với cùng kỳ.

Cụ thể, quý 2 Công ty đạt 4.291 tỷ doanh thu thuần, tăng 39% so với cùng kỳ. Tuy nhiên giá nguyên liệu đầu vào cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao, nên lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ còn gần 309 tỷ đồng, giảm sút 9% so với quý 2 năm ngoái.

Bên cạnh đó, do biến động tỷ giá ngoại tệ nên chi phí tài chính tăng dẫn tới lợi nhuận sau thuế thu về giảm sâu so với cùng kỳ, còn gần 109 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 44%. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2018 doanh thu thuần đạt 7.877 tỷ đồng, tăng 43,5% so với nửa đầu năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 230 tỷ đồng, giảm 34% so với lợi nhuận đạt được nửa đầu năm ngoái.

Chịu tác động mạnh từ giá vốn còn có Thép Dana – Ý (DNY) với tổng hàng tồn kho tính đến cuối quý 2 là 755,5 tỷ đồng, chiếm đến hơn 80% tài sản ngắn hạn. Hay Thép Tiến Lên (TLH) cũng cùng cảnh ngộ khi tỷ trọng hàng tồn ngất ngưỡng ở mức 70% tài sản ngắn hạn, tức 2.019 tỷ đồng, hiện Công ty đang trích lập khoảng 29 tỷ cho tổng tồn kho.

Ôm hàng tồn, lợi nhuận nhiều đơn vị thép bị knock out bởi chi phí giá vốn nửa đầu năm - Ảnh 2.

Toàn ngành nhìn chung vẫn tăng trưởng

Về toàn ngành thép 6 tháng đầu năm, theo báo cáo của Hiệp hội Thép (VSA), tình hình sản xuất và tiêu thụ của các thành viên khá tích cực. Cụ thể, sản xuất đạt 11,74 triệu tấn, tăng 24,8% so với cùng kỳ 2017; sản lượng bán hàng đạt 10,61 triệu tấn, tăng 36,2%.

Trong đó, xuất khẩu đạt 2,31 triệu tấn, tăng 41,6%. Đồng thời, giá bán thép xây dựng trong nước nửa đầu năm duy trì ổn định ở mức cao, khoảng 13,2-13,5 triệu đồng/tấn.

Đi cùng với đó, doanh thu của các đơn vị niêm yết trong quý 2 ghi nhận tăng trưởng, tương tự cho lũy kế 6 tháng đầu năm. Trong đó, lợi nhuận tăng chủ yếu đến từ nhóm ít tồn trữ hàng tồn kho với tỷ trọng chỉ khoảng 40-45% tài sản ngắn hạn, như SMC chỉ ghi nhận mức 43%, HMC chỉ đạt 46%...

Ôm hàng tồn, lợi nhuận nhiều đơn vị thép bị knock out bởi chi phí giá vốn nửa đầu năm - Ảnh 3.

Điểm qua, dẫn đầu có Tập đoàn Hòa Phát (HPG) với 14.430 tỷ doanh thu và 2.200 tỷ lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 34% và 43% so với quý 2/2017. Lũy kế 6 tháng, HPG đạt doanh thu 27.595 tỷ đồng, tăng 30%; lãi sau thuế 4.425 tỷ đồng, tăng 27%. Công ty cho biết đây là kết quả khả quan khi đặt trong bối cảnh dừng lò cao số 2 để bảo dưỡng, thay thế thiết bị suốt 2 tháng; nhóm ngành thép duy trì sản lượng bán hàng ở mức cao, ổn định chính là động lực tăng trưởng thời gian qua.

Lãi lớn còn có Thép Pomina (POM) với lợi nhuận sau thuế tăng 174% đạt 164 tỷ đồng. Được biết, kết quả kinh doanh tăng mạnh quý 2 là nhờ chi phí sản xuất ngày càng giảm góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty mẹ và công ty con, thị trường bất động sản tiếp tục tăng trưởng. Lũy kế nửa đầu năm, POM đạt doanh thu 6.635,8 tỷ đồng, tăng 30%; lãi sau thuế 373,8 tỷ đồng, tăng 41,2%.

Hay Đầu tư Thương mại SMC (SMC) cũng ghi nhận kết quả tăng tốt sau nhiều quý suy giảm. Cụ thể, quý 2 năm nay sản lượng bán hàng của SMC tăng 19%, giá thép ổn định và cao hơn bình quân cùng kỳ năm trước 35% đã đẩy doanh thu tăng 64%, đạt 4.892 tỷ đồng. Tương ứng, SMC ghi nhận lãi sau thuế 87,2 tỷ và lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ 85,7 tỷ đồng; lần lượt tăng 89,1% và 92,5% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu công ty tăng 40%, đạt 8.155 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 161,2 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng 3,4%.

Tổng hợp kết quả kinh doanh nhóm thép quý 2/2018

Ôm hàng tồn, lợi nhuận nhiều đơn vị thép bị knock out bởi chi phí giá vốn nửa đầu năm - Ảnh 4.

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
4 giờ trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
5 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
5 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
6 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.