Lợn tươi, gà héo: Khi gà, vịt "ăn" dần vào sổ đỏ (bài 1)

20/04/2020 16:05
(Dân Việt) LTS: Trong khi cả xã hội đang "đau đầu" vì giá lợn hơi và giá thịt lợn liên tục tăng, thì ngược lại thời điểm này, giá các loại gia cầm (chủ yếu là gà, vịt) lại đang rớt giá thê thảm. Nhiều hộ chăn nuôi gà, vịt đã xót xa ví: Gà, vịt sắp "ăn" vào sổ đỏ rồi. Chuyện gì đang diễn ra với người chăn nuôi gà, vịt? Từ hôm nay, Báo điện tử Dân Việt xin khởi đăng loạt bài về vấn đề này.

Theo thống kê của Bộ NNPTNT, tính đến quý I/2020, Việt Nam có khoảng gần 500 triệu con gia cầm tương đương với khoảng hơn 1 triệu tấn sản phẩm (tăng trên 10% so với năm 2019). Chính mức tăng trưởng kỷ lục về số lượng gia cầm khiến cho nguồn cung bị ứ thừa, cộng hưởng với dịch bệnh đã làm cho giá mặt hàng này liên tục giảm sâu, có thời điểm giá mặt giá gà, vịt xuống đáy, gây ra nhiều hệ lụy khôn lường.

Bài 1: Gà, vịt không thay thế được thịt lợn

Sau khi bị thiệt hại nặng vì dịch tả lợn châu Phi, nhiều nông hộ lại vay nợ đầu tư vào nuôi gia cầm như một hướng đi cứu cánh. Nhưng nào ngờ đến khi đàn vật nuôi được bán, giá gà, vịt lại "lao dốc", khó tiêu thụ đã đẩy nhiều hộ vào đường cùng. Gà, vịt không thể thay thế được thịt lợn...

lon tuoi, ga heo: khi ga, vit "an" dan vao so do (bai 1) hinh anh 1

Do khó bán buôn đàn, chị Phạm Thị Thu ở Xuân Mai (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) phải chở gà đi bán rong tại các khu dân cư ngoại thành của Hà Nội. 

Giá gia cầm thấp kỷ lục

Vào những ngày này, vợ chồng chị Phạm Thị Thu ở Xuân Mai (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đang thay nhau chở gà đi bán dạo tại các khu vực của Hà Nội. Ngày nào may mắn, anh chị bán được vài chục con, hôm ít chỉ được hơn 10 con.

Dù gà thả vườn của chị Thu nuôi dài ngày, thịt dai, thơm ngon và bán rẻ hơn giá chợ khoảng 65.000 đồng/kg nhưng vẫn vắng người mua. Nguyên nhân là do những con gà của chị nuôi có trọng lượng khá lớn, khoảng trên 3kg/con, lại bán trong những ngày có dịch Covid-19, thu nhập của người dân hạn hẹp hoặc không có nguồn thu nên các gia đình đã thắt chặt chi tiêu, ít nhà có điều kiện phóng khoáng mua gà to để tiêu dùng.

"Hôm đầu tôi cũng mang hàng ra chợ ngồi mổ bán nhưng do mình bán giá thấp, phá giá thị trường nên nhiều lái buôn ở chợ đến gây khó khăn và dọa đánh, tôi đành phải bỏ chợ đi bán rong", chị Thu tâm sự.

Hơn 10 năm chăn nuôi, chưa bao giờ chị Thu thấy giá mặt hàng này lại xuống thấp kỷ lục như đầu năm nay. Giá gà rẻ đã đành, các trại còn không có người mua, nhiều gia đình phải chở hàng đi bán lẻ hoặc mổ rao bán qua mạng xã hội.

Mỗi lần chúng tôi hỏi chuyện chăn nuôi của gia đình, chị Thu lại rơm rớm nước mắt, chị bảo: "Gần nửa tỷ đồng vay ngân hàng đầu tư vào chăn nuôi lợn, gà mà đến giờ này gia đình chưa thu lại được đồng nào mà tiền "cứ đội nón ra đi", hết dịch tả lợn châu Phi giờ gà lại mất giá, "nợ chồng nợ", chúng tôi sắp hết khả năng trả nợ rồi!".

Sau khi đàn lợn của gia đình bị dịch tả lợn châu Phi, vợ chồng chị Thu lại xoay nợ ngoài đầu tư vào nuôi 5.000 gà, nào giờ đến ngày đàn vật nuôi được tuổi xuất chuồng, giá sản phẩm lao dốc không phanh khiến cho vợ chồng chị suy sụp. Sau nhiều ngày chở đi bán lẻ, đến nay, vợ chồng chị Thu mới giải quyết được hơn 1.000 con, còn hơn 3.000 gà vẫn nằm trại ngốn cám chờ khách.  

lon tuoi, ga heo: khi ga, vit "an" dan vao so do (bai 1) hinh anh 2

Do thiếu vắng khách mua, một tiểu thương ở chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ (Hà Nội) tranh thủ chợp mắt. 

"Gà đầy vườn mà bán ra không có mấy người mua, giữ lại thêm ngày nào thì càng thua lỗ nặng hơn ngày đó, chúng tôi đang bế tắc quá", chị Thu than thở.

Sau nhiều ngày cầm cự, mới đây, gia đình ông Phạm Trọng An ở Triệu Sơn (Thanh Hóa) phải "cắn răng" xuất bán gần 1.000 con vịt bơ (vịt super) của gia đình với giá 25.000 đồng/kg, tình ra vợ chồng ông chịu thua lỗ trên 20 triệu đồng.

Theo tính toán của ông An, với giá giống 8.000 đồng/con, 1.000 con = 8 triệu đồng; lượng thức ăn tiêu tốn tương đương khoảng 300 bao cám x 240.000 đồng/bao (tùy loại cám)= 72 triệu đồng; tiền thuốc và các khoản phát sinh khoảng 10 triệu đồng; trừ mức hao hụt 5% - 10%.

Khi bán đàn vịt còn khoảng trên dưới 900 con x 3,1kg/con (tính trung bình) = 2,8 tấn x 25.000 đồng/kg = 70 triệu đồng. Như vậy,  lứa vịt này gia đình ông An chịu khoảng trên 20 triệu đồng.

"Với giá gà, vịt như hiện tại thì người nuôi càng nuôi nhiều thì càng thua lỗ nặng. Ở quê tôi có hộ thua lỗ hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng là chuyện bình thường", ông An khẳng định.

Là tỉnh có đàn gia cầm lớn nhất cả nước, tính đến thời điểm này, đàn gia cầm của Đồng Nai đạt mức cao nhất từ trước đến nay, khoảng 32,6 triệu con. Trong đó, tổng đàn gà đạt khoảng 23,8 triệu con; đàn cút đạt 6,8 triệu con; đàn vịt, ngan, ngỗng khoảng 2 triệu con.

Ông Nguyễn Kim Đoán - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, kể từ sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 đến nay, giá gà, vịt liên tục giảm, có thời điểm giá gà trắng (gà công nghiệp) chỉ còn 8.000-10.000 đồng/kg, bằng 50% giá trước Tết, thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây; gà quá lứa (gà quá trọng lượng chuẩn) có giá bán chưa đến 7.000 đồng/kg... rẻ hơn rau xanh.

"Hiện, người nuôi gia cầm đang lỗ nặng, do giá bán ra thấp, bằng khoảng một nửa chi phí chăn nuôi", ông Đoán khẳng định. Theo ông Đoán, nguyên nhân dẫn đến giá gà, vịt giảm sâu là do học sinh nghỉ học dài ngày, nhiều nhà máy xí nghiệp cũng chưa hoạt động bình thường trở lại, nên các bếp ăn tập thể đồng loạt cắt giảm nhiều loại thực phẩm.

Chăn nuôi khép kín, hiện đại cũng thua đau

Được biết đến là mô hình chăn nuôi vịt đẻ trứng khép kín hiện đại nhất, nhì ở Việt Nam, hiện giờ trung bình mỗi ngày anh Lê Văn Trẻo - Chủ tịch Hội sản xuất và tiêu thụ trứng vịt Liên Châu thuộc xã Liên Châu, huyện Thanh Oai (Hà Nội) chỉ còn bán ra thị trường 4.000 đến 5.000 quả trứng.

lon tuoi, ga heo: khi ga, vit "an" dan vao so do (bai 1) hinh anh 3

Anh Lê Văn Trẻo chủ trang trại nuôi vịt đẻ hiện đại ở Thanh Oai (Hà Nội) đang chịu thua lỗ nặng vì dịch Covid-19

 Do ảnh hưởng của dịch bệnh, giá trứng vịt trên thị trường nhiều ngày sau Tết Nguyên đán đã giảm còn khoảng 1.000 đồng/quả khiến gia đình anh Trẻo và hàng chục hộ chăn nuôi vịt đẻ VietGAP tại Liên Châu chịu lỗ nặng, khoảng trên dưới 1.000 đồng/quả. 

"Dù giá trứng quá thấp nhiều ngày nay nhưng chúng tôi vẫn phải cố cầm cự để giữ chân khách hàng và cũng là để duy trì chăn nuôi, phát triển thương hiệu của mình. Mong rằng, sắp tới các dịch bệnh qua đi, người dân tiêu dùng sẽ ăn nhiều trứng hơn để giá mặt hàng này tăng trở lại giúp bà con thu hồi được vốn và có lãi", anh Trẻo nói.

Là mô hình được địa phương đánh giá là điển hình tiêu biểu ở Thủ đô nên trung bình mỗi năm trang trại của anh Trẻo tiếp hàng chục đoàn lãnh đạo, cán bộ của TP.Hà Nội về thăm quan, ghi hình. Nắm bắt cơ hội này, vợ chồng anh cũng đã liên tục kiến nghị, xin hỗ trợ về vay vốn, mặt bằng để mở rộng sản xuất, chăn nuôi nhưng đến giờ gia đình anh vẫn chưa nhận được hồi âm.

"Lúc bà con sản xuất, chăn nuôi gặp thua lỗ không ai đứng ra giúp đỡ, hỗ trợ gì nhưng khi một mô hình làm ăn được, có chút lãi thì các hội, nhóm, lại đua nhau đến nhận để báo cáo thành tích. Thử hỏi như thế có công bằng với nông dân chúng tôi không?", anh Trẻo tâm tư.

Đã nhiều năm chăn nuôi nhưng trang trại của gia đình chưa từng nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ hay định hướng chăn nuôi từ phía chính quyền địa phương. Đến giờ, toàn bộ tài sản gồm chuồng trại, thiết bị chăn nuôi, con giống..hiện có của gia đình trị giá nhiều tỷ đồng đều do vợ chồng anh vay ngân hàng, lãi ngoài đầu tư.

Một trong những doanh nghiệp đang đứng bên bờ vực phá sản vì dịch Covid-19, bà Đinh Thị Xuân - Giám đốc Công ty Cổ phần Gà giống Châu Thành (Nam Định), cho biết, hiện tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang rất cấp bách và thê thảm. Do ảnh hưởng dịch bệnh, công ty không bán được con giống nên quy mô đàn đã giảm đi một nửa, hiện chỉ còn khoảng 7.000 con vịt, 8.000 con gà. 

"Nếu dịch Covid-19 còn kéo dài, có thể chúng tôi phải bán trứng hoặc hủy sản phẩm, giảm đàn vì không còn chi phí duy trì, tồn tại" - bà Xuân nói.

Mỗi ngày mất hàng tỷ đồng

Ông Trương Văn Minh, lãnh đạo một công ty chuyên cung cấp gia cầm cho các bếp ăn, doanh nghiệp ở khu vực miền Nam cho biết, tư khi xảy ra dịch bệnh đến giờ, hầu hết các đầu mối đã "cắt hàng" hoặc tạm dừng sử dụng sản phẩm gia cầm. Tính ra Trung bình mỗi ngày đơn vị của ông bị thiệt hại ước tính lên đến hàng tỷ đồng.

"Ngoài thiệt hại về kinh tế, chúng tôi còn bị mất nhiều đầu mối làm ăn tiềm năng. Nếu dịch bệnh còn tiếp tục kéo dài, e rằng chúng tôi không thể cầm cự được", ông Minh chia sẻ.

Đề xuất hỗ trợ với Nhà nước, ông Minh cho hay: Hiện, Chính phủ đang chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đây là một chính sách cần thiết và rất ý nghĩa, mong rằng, các góp cứu trợ này sẽ được triển khai nhanh chóng và đến đúng đối tượng giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, sớm khôi phục lại sản xuất.

Còn nữa.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
6 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
7 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
8 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
8 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
9 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

42.214.236 VNĐ / tấn

192.90 JPY / kg

-0.15 %

- -0.30

Đường

SUGAR

12.387.957 VNĐ / tấn

22.82 UScents / lb

4.06 %

+ 0.89

Cacao

COCOA

191.336.909 VNĐ / tấn

7,770.50 USD / mt

0.32 %

+ 24.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

142.374.648 VNĐ / tấn

262.27 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.205.013 VNĐ / tấn

1,017.40 UScents / bu

0.40 %

+ 4.10

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.803.756 VNĐ / tấn

324.35 USD / ust

0.86 %

+ 2.75

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

22.246.208 VNĐ / tấn

40.98 UScents / lb

0.12 %

+ 0.05

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thực hư thông tin chỉ được xuất sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc 3 năm
11 giờ trước
Về thông tin Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc chỉ có thời hạn 3 năm, đại diện Cục Bảo vệ thực vật khẳng định đây là thông tin không chính xác.
Trồng loại cây lấy củ ‘tỷ đô’, Việt Nam vươn lên trở thành ông trùm đứng thứ 2 thế giới: Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu, nước ta có sản lượng 10 triệu tấn mỗi năm
15 giờ trước
Đây là mặt hàng luôn được Trung Quốc săn đón với giá đắt đỏ.
6 quốc gia chất vấn Ấn Độ về việc hạn chế xuất khẩu gạo, lúa mỳ
15 giờ trước
6 quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh và Nhật Bản mới đây đã yêu cầu Ấn Độ giải thích về kế hoạch dỡ bỏ hoặc nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng phi basmati của nước này, cũng như có thay thế lệnh cấm bằng việc ban hành thuế xuất khẩu hay không.
Miền Bắc vẫn khan hiếm rau xanh ở chợ
1 ngày trước
Giá rau xanh ở nhiều chợ hiện cao gấp 2-3 lần so với trước bão số 3, điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết sớm khôi phục vùng sản xuất